Xin Chào! Blog Hoàn Mỹ cập nhật kiến thức sức khoẻ A - Z
1489 lượt xem

Có thai 11 tuần bị đau bụng dưới có sao không?

Có thai 11 tuần bị đau bụng dưới khiến không ít bà bầu hoang mang, lo lắng. Không biết có thai 11 tuần mà bị đau tức bụng dưới thì có nguy hiểm không, có phải là dấu hiệu động thai, sảy thai không? Cùng tìm hiểu cùng các bác sĩ Blog sức khoẻ Hoàn Mỹ Breast Care để tìm hiểu tổng quan về vấn đề đau tức bụng trong những tháng đầu mang thai. Từ đó có thêm kiến thức để chăm sóc sức khoẻ của mình cũng như để thai nhi có điều kiện phát triển an toàn nhất nhé.

CÓ THAI 11 TUẦN BỊ ĐAU BỤNG DƯỚI CÓ SAO KHÔNG?

Tình trạng đau tức bụng có thể sẽ xuất hiện ở bất cứ thời gian nào trong hành trình 9 tháng 10 ngày của thai kỳ. Bà bầu có thể cảm nhận những mức độ đau khác nhau như: đau râm ran, nặng bụng, đau bụng dưới, đau quanh rốn,…

Tình trạng đau bụng dưới có thể chỉ hơi đau, đau vừa phải nhưng cũng có thể là những cơn đau quặn khiến bà mẹ lo lắng, liệu mang thai 11 tuần bị đau bụng dưới có sao không? có ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi hay không?

  • Những trường hợp đau bụng dưới bình thường, không nên quá lo lắng:

+ Hình thành phôi thai

Ở tuần thai thứ 11 bà bầu có thể xuất hiện những cơn đau ở vùng bụng dưới. Những cơn đau này được coi là bình thường, bởi sau khi thụ tinh thì trứng sẽ di chuyển về tử cung để làm tổ, bám vào niêm mạc thành tử cung.

Trong quá trình làm tổ, bám vào thành tử cung này thì trứng sẽ khiến niêm mạc tử cung bị tổn thương và bong chóc một chút. Bạn hãy tưởng tượng đến hình ảnh một hạt giống cây, khi đủ điều kiện nó sẽ nảy mần và đâm những chiếc rễ xuống đất để bắt đầu lớn lên.

Quá trình trứng làm tổ cũng tương tư như vậy. Khi trứng là tổ, niêm mạc bị tổn thương và bạn cũng sẽ cảm nhận thấy những cơn đau ở phần bụng dưới và có thể kèm theo một chút máu.

Như vậy tình trạng đau bụng dưới ở tuần thai thứ 11 cũng có thể chỉ là hiện tượng bình thường. Nếu không có thêm những dấu hiệu bất thường nào khác, thì bà bầu không nên lo lắng quá sẽ ảnh hưởng đến thai nhi.

+ Thai lớn hơn và tăng kích thước

Đến tuần thai thứ 11 của thai kỳ thì lúc này thai nhi cũng đã lớn hơn. Một số bộ phận và cơ quan nội tạng, tuần hoàn về cơ bản cũng đã xuất hiện và ngày càng phát triển, hoàn thiện hơn.

Khi phôi thai ngày càng phát triển, kích thước ngày càng tăng lên thì thai có thể gây ra những chèn ép, gây áp lực lên tử cung, bàng quang, mạch máu vùng tử cung và khiến bạn có cảm giác căng tức và đặc biệt đau nhiều hơn khi ho, ngồi xổm, cúi người…

Như vậy thì có thai 11 tuần bị đau bụng dưới có sao không? trong trường hợp này là bình thường. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, thì bà bầu nên thông báo với bác sĩ để được tư vấn, ngoài ra cũng cần theo dõi để kịp thời phát hiện nếu cơ thể xuất hiện thêm những dấu hiệu bất thường.

+ Tình trạng táo bón trong thai kỳ

Trong thời gian mang thai, cơ thể nữ giới có sự thay đổi rất lớn về hàm lượng của các hormone, nội tiết tố. Chính những thay đổi này cũng sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động của những cơ quan khác trong cơ thể. Vì vậy mà bà bầu cũng thường xuyên phải đối mặt với trạng rối loạn tiêu hoá, táo bón và suy giảm hệ miễn dịch…

Như vậy tình trạng táo bón cũng sẽ khiến bà bầu cảm thấy đau bụng. Để khắc phục tình trạng táo bón này bà bầu nên tăng cường chất xơ, uống nhiều nước.

  • Những trường hợp đau bụng dưới nguy hiểm cần thăm khám và can thiệp kịp thời:

+ Mang thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung hay còn được gọi là chửa ngoài dạ con. Tình trạng mang thai này là khi trong quá tình di chuyển về tử cung và làm tổ, thì vì một nguyên nhân tác động nào đó đã khiến trứng không về làm tổ trong tử cung, mà làm tổ ở những vị trí khác như: cổ tử cung, ổ bụng…

Tình trạng này rất nguy hiểm, cần tiến hành chấm dứt thai kỳ và đưa phôi thai ra ngoài cơ thể ngay. Bởi thai ngoài tử cung sẽ không thể phát triển được, mà ngược lại còn đe doạ gây nguy hiểm đến tính mạng của người phụ nữ.

Biểu hiện của tình trạng mang thai ngoài tử cung rất đặc trưng như sau: đau bụng dưới, đau nhói hoặc tình trạng đau quặn và đau dữ dội. Cơ thể mệt mỏi, buồn nôn, chảy máu bất thường, máu đen…

Những trường hợp như thế này thường rất khẩn cấp và cần được cấp cứu, nhanh chóng lấy thai ra ngoài để đảm bảo an toàn.

+ Dấu hiệu sảy thai, thai chết lưu

Khi bạn mang thai đến tuần thứ 11 và xuất hiện những cơn đau quặn, cơn đau xuất hiện lặp lại cứ 5-15 phút một lần. Tình trạng đau kéo dài không thuyên giảm mà thậm chí còn tăng nhiều hơn.

Tình trạng đau quặn kéo dài và có thể xuất hiện tình trạng chảy máu âm đạo. Như vậy đây là tình trạng đau bụng rất nguy hiểm, bà bầu cần nhanh chóng đến ngay bệnh viện để được cấp cứu và có hướng xử lý kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản về sau.

+ Viêm đường tiết niệu

Tình trạng đau bụng dưới khi mang thai 11 tuần cũng có thể xuất phát do bà bầu bị viêm đường tiết niệu.

Tình trạng đau giống như đau bụng kinh kèm với đó là tình trạng tiểu nhiều lần, tiểu buốt, nóng rát hoặc thậm chí là tiểu ra máu…

Tình trạng đau bụng dưới do viêm đường tiết niệu cần nhanh chóng được khắc phục, nếu không sẽ khiến thai nhi có nguy cơ bị nhiễm trùng rất cao, có thể khiến thai bị dị tật, sinh non.

+ Tiền sản giật

Có thai 11 tuần bị đau bụng dưới có sao không? Tình trạng đau bụng dưới trong thai kỳ có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ, tình trạng tiền sản giật.

Nếu bà bầu bị đau liên tục vùng bụng trên hoặc cả vùng bụng dưới, buồn nôn, nôn mửa, hoa mắt, đau đầu… thì nên nhanh chóng đến ngay bệnh viện để được thăm khám và có hướng xử lý kịp thời.

NHỮNG LƯU Ý CHO MẸ BẦU KHI MANG THAI 11 TUẦN

Mang thai tuần thứ 11 nghĩ là thai nhi vẫn đang trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất. Như vậy thời gian này thai nhi vẫn đang còn rất nhạy cảm, sự liên kết với cơ thể người mẹ còn chưa thực sự chắc chắn, dẽ bị tác động và tổn thương. Vì vậy bà cần chú ý rất nhiều để có một thai kỳ khoẻ mạnh, an toàn.

Dưới đây là một số những lưu ý mà bà bầu nên chú ý để có một thai kỳ an toàn và khoẻ mạnh:

  • Chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Trong những tháng đầu tiên của thai kỳ, do sự thay đổi của cơ thể mà bà bầu cần tránh một số loại thực phẩm để đảm bảo an toàn.

Ngoài ra cần bổ sung thêm những khoáng chất, vitamin cần thiết và quan trọng trong thời gian mang thai như: sắt, vitamin A, folate, canxi… để đảm bảo thai nhi có đủ điều kiện để phát triển khoẻ mạnh.

Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích như: cocain, thuốc lá, thuốc lá điện tử, bia, rượu, đồ uống có cồn… Bởi đây đều là những chất kích thích có hại cho cơ thể, đối với bà bầu các chất này có thể gây quái thai, dị tật bẩm sinh, sinh non hoặc thai lưu.

Đồng thời trong 3 tháng đầu thai kỳ, phần lớn các bà bấu sẽ rơi vào tình trạng ốm nghén. Vì vậy, nếu bị ốm nghén, chán ăn thì bà bầu nên chia nhỏ những bữa ăn và ăn thành nhiều lần để cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cho cơ thể cũng như thai nhi.

  • Nghỉ ngơi và vận động ở mức phù hợp

Trong những tháng đầu tiên, bà mẹ thường rất dễ bị một mỏi. Vì vậy nên tăng cường nghỉ ngơi, giảm bớt khối lượng công việc. Đặc biệt là nên tránh những hoạt động mạnh, làm việc quá sức hoặc những công việc nặng nhọc quá sức.

Tuy nhiên song với việc tăng cường nghỉ ngơi, thì bà bầu nên có những vận động thể chất với mức độ vừa phải để cơ thể thoải mái hơn. Những vận động nhẹ nhàng không chỉ giúp bà mẹ có tinh thần thoải mái hơn, mà còn giúp bà mẹ tăng cường sức đề kháng.

  • Thăm khám và siêu âm định kỳ

Trong suốt thời gian mang thai 9 tháng 10 ngày thì việc thăm khám và siêu âm là rất quan trọng và cần thiết. Thăm khám đúng với hướng dẫn của bác sĩ không chỉ giúp bà mẹ có thể ghi nhận được sự phát triển của thai nhi qua các tuần thai. Mà việc thăm khám, siêu âm đúng thời điểm còn có vai trò quan trọng trong việc phát hiện bất thường, dị tật…

Ngược lại, nếu bà bầu có thăm khám nhưng không đúng thời điểm sẽ bỏ lỡ thời gian vàng, và kết quả thăm khám phát hiện bất thường, dị tật cũng sẽ không còn chính xác cao nữa. Vì vậy bà bầu nên chú ý đến những mốc thời gian quan trọng để tiến hành thăm khám đúng lúc, hiệu quả.

  • Sinh hoạt lành mạnh

Trong thời gian mang thai những thói quen sinh hoạt lành mạnh là rất cần thiết và quan trọng. Cần giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ cũng như vệ sinh thân thể, răng miệng để hạn chế viêm nhiễm.

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, tốt nhất bà bầu nên hạn chế quan hệ tình dục. Ở những tháng tiếp theo, khi thai nhi đã ổn định hơn thì bà bầu có thể quan hệ tình dục bình thường.

Nhưng nên chú ý tần suất và tư thế quan hệ, tần suất nên vừa phải, nhẹ nhàng, không nên kích thích đầu ngực để tránh tử cung co bóp ảnh hưởng đến thai nhi. Đồng thời luôn nhớ sử dụng bao cao su để tránh viêm nhiễm cũng như gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Như vậy, có thai 11 tuần bị đau bụng dưới có sao không? Tình trạng đau bụng dưới có thể là hoàn toàn bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm. Vì vậy để đảm bảo an toàn thì bà bầu nên thông báo với bác sĩ hoặc đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra, thăm khám. Nếu bà mẹ có thêm những câu hỏi hay những thắc mắc liên quan đến hành trình mang thai, bà bầu có thể để lại bình luận.

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!

Để lại một bình luận