Xin Chào! Blog Hoàn Mỹ cập nhật kiến thức sức khoẻ A - Z
771 lượt xem

Sảy thai có ăn được thịt gà không?

Sảy thai có ăn được thịt gà không là băn khoăn của không ít chị em. Khi mới bị sảy thai, cơ thể của các chị em phụ nữ còn yếu nên việc ăn gì, kiêng gì cần phải hết sức cẩn thận.

Sảy thai là gì và các dấu hiệu của tình trạng sảy thai

Sảy thai hiểu đơn giản là tình trạng thai nhi ngừn phát triển, bị tống xuất ra khỏi tử cung trước 20 tuần tuổi. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sảy thai ở người phụ nữ là do bất thường liên quan tới nhiễm sắc thể. Ngoài ra, có một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, bao gồm:

  1. Mang thai khi người phụ nữ đã lớn tuổi: Nghiên cứu cho thấy, những phụ nữ mang thai khi tuổi trên 45 có tỷ lệ sảy thai lên tới 50%. Ở độ tuổi 35-45, nguy cơ này là 20-30%.
  2. Có tiền sử sảy thai trước đó.
  3. Thiếu cân hoặc thừa cân trong thời gian mang thai.
  4. Bà bầu được chẩn đoán có các bệnh lý mạn tính.
  5. Có bất thường trong tử cung.

Các dấu hiệu của tình trạng sảy thai gồm có:

  1. Hiện tượng chảy máu âm đạo: Chảy máu ở âm đạo có thể là dấu hiệu của tình trạng sảy thai ở bà bầu, đặc biệt nếu như nó đi kèm theo các triệu chứng khác như âm đạo co thắt mạnh tương tự như tới kỳ kinh nguyệt, đau bụng dữ dội, máu có màu nâu hoặc đỏ tươi, xuất huyết nhiều liên tục,…
  2. Hiện tượng chất nhầy âm đạo: Vào những tuần đầu khi mang thai, bà bầu có thể có triệu chứng những mảng huyết dày, kèm theo đó là sự xuất hiện của chất nhầy có màu hồng hoặc xám. Đây có thể là dấu hiệu của tình trạng dọa sảy thai đang hoặc là đã xảy ra.
  3. Hiện tượng đau bụng dưới kèm theo đau lưng: Khi bà bầu cảm thấy bị đau bụng dưới, kèm theo đó là đau lưng, tốt nhất cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám cụ thể. Trên thực tế, những cơn đau thường xuất hiện ở vùng thắt lưng, đau dai dẳng hoặc là đau từng cơn đều có thể là dấu hiệu người phụ nữ đã sảy thai.
  4. Không còn các triệu chứng của thai nghén: Trong trường hợp mất các triệu chứng thai nghén, thai có khả năng đã ngưng phát triển. Bao gồm: Mức hormone quay trở lại trạng thái ban đầu, ít hoặc không còn cảm giác buồn nôn, bầu vù bớt sưng và đau,…

Sảy thai có ăn được thịt gà không?

Trả lời câu hỏi sảy thai có ăn được thịt gà không, theo dân gian truyền miệng, khi bị sảy thai thì nên tránh ăn thịt gà. Tuy nhiên cho đến nay, vẫn chưa có một nghiên cứu nào chứng minh được rằng các chị em phụ nữ sau khi bị sảy thai cần phải kiêng thịt gà.

Mặt khác, việc kiêng kỵ quá mức lại có thể khiến cho sức khỏe của người phụ nữ lâu hồi phục, nguyên nhân do thiếu chất dinh dưỡng. Vì vậy, để bảo đảm sức khỏe cho các chị em sau khi sảy thai, các chị em hoàn toàn có thể thêm thịt gà vào đơn dinh dưỡng hàn ngày.

Theo các bác sĩ thì sau khi sảy thai, cơ thể của người phụ nữ còn rất yếu, do đó cần được bổ sung nhiều chất dinh dưỡng, năng lượng trong thực đơn ăn uống hàng ngày, chẳng hạn như đạm, sắt, chất xơ, khoáng chất, vitamin, nước,…

Nghiên cứu cho thấy, thịt gà là loại thịt có chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe của con người, có thể kể đến như protein, albumin, các vitamin (A, C, B1, E,…), chất béo, các khoáng chất (như sắt, ma giê, phốt pho,…). Nhờ đó, thịt gà có thể giúp phục hồi sức khỏe, tăng khả năng miễn dịch và giảm nguy cơ mắc phải các bệnh về đường ruột, tim mạch.

Ngoài ra theo các nhà nghiên cứu, phức hợp amino axit được tìm thấy trong thịt gà có tác động rất tích cực tới não bộ của con người, giúp gia tăng hưng phấn, giảm bớt căng thẳng đồng thời cũng giúp cải thiện mức huyết áp và nhịp tim. Bởi vậy, thịt gà thường là loại thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn bồi dưỡng sức khỏe cho người bệnh.

Sảy thai trên thực tế sẽ cần một lượng protein lớn nhằm hỗ trợ cơ thể nhanh chóng hồi phục và thịt gà được biết đến là thực phẩm giàu protein. Protein có trong thịt gà giúp cơ thể tăng cường quá trình trao đổi chất. Ăn thịt gà thường xuyên còn tốt cho hệ thống tim mạch, giúp giảm nguy cơ ung thư ruột, phòng ngừa trầm cảm. Ngoài ra thì loại thịt bổ dưỡng này cũng sẽ giúp làm giảm nguy cơ băng huyết ở nữ giới.

Sau khi sảy thai, người phụ nữ nên ăn gì?

Ngoài thịt gà, người phụ nữ cũng cần bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng khác để nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Sảy thai thường khiến cho sức khỏe của người phụ nữ bị giảm sút đáng kể. Do đó, khẩu phần ăn trong giai đoạn này có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của người phụ nữ về sau này. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, nhóm thực phẩm các chị em sau sảy thai nên ăn là:

  1. Nhóm thực phẩm giàu chất sắt: Trên thực tế sau khi bị sảy thai, hiện tượng chảy máu ở âm đạo có thể kéo dài, điều này có thể khiến cho cơ thể người phụ nữ bị mất khá nhiều máu dẫn tới lượng sắt bị giảm sút đáng kể. Ở mức độ nghiêm trọng hơn, các chị em có thể bị thiếu máu do thiếu sắt sau sảy thai. Người phụ nữ có thể sẽ cảm thấy mệt mỏi, cơ thể trở nên yếu ớt. Chính bởi vậy, việc tiêu thụ thực phẩm giàu sắt rất quan trọng, chẳng hạn thịt đỏ, các loại đậu, rau lá xanh,…
  2. Nhóm thực phẩm giàu canxi: Sau khi sảy thai, để đảm bảo sức khỏe được phục hồi, khoáng chất canxi đóng vai trò rất quan trọng. Nếu như bị thiếu canxi, các chị em có thể gặp phải các triệu chứng như đau nhức, mệt mỏi, mất ngủ,… Các thực phẩm giàu canxi mà chị em có thể bổ sung sau khi sảy thai bao gồm sữa cùng các chế phẩm từ sữa, các loại cá, nấm, rau lá canh,…
  3. Nhóm thực phẩm giàu ma giê: Sau sảy thai, các chị em ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng về tâm lý. Bổ sung các loại thực phẩm giàu ma giê có thể giúp chị em cảm thấy thoải mái, giải tỏa tâm trạng. Một số các loại thực phẩm giàu ma giê có thể kể đến như đậu, quả hạch, sô cô la,… Trên thực tế, ma giê không chỉ giúp làm giảm nguy cơ trầm cảm mà còn giúp cơ thể sản xuất năng lượng, hỗ trợ sửa chữa tế bào cũng như các chức năng thần kinh và sức mạnh cơ bắp.
  4. Các loại trái cây và rau củ quả: Theo khuyến cáo của các chuyên gia, để có thể bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, các chị em phụ nữ sau sảy thai cần ăn nhiều các loại trái cây và rau củ quả. Vitamin, đặc biệt là vitamin C có tác dụng rất tốt trong việc giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể để làm giảm nguy cơ viêm nhiễm. Trong các loại hoa quả tươi và rau xanh có chứa nhiều vitamin, chẳng hạn như vitamin C, B1, B2, vitamin E,… Chính bởi vậy, các chị em nên thường xuyên bổ sung trái cây và rau củ quả vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày. Hãy lựa chọn những loại trái cây và rau quả vào đúng mùa thu hoạch để đảm bảo nhận được dinh dưỡng tốt nhất. Ngoài ăn trực tiếp, các chị em phụ nữ có thể chế biến thay đổi như làm nước ép, làm sinh tố hoặc salad,…

Các chị em sau sảy thai nên kiêng ăn gì?

Theo các bác sĩ, cơ thể của người phụ nữ sau khi bị sảy thai còn rất yếu, do đó cần tránh tiêu thụ một số loại thực phẩm để đảm bảo cơ thể phục hồi sức khỏe một cách nhanh nhất và tránh ảnh hưởng tới hệ lụy sau này. Nhóm thực phẩm được chuyên gia khuyến cáo nên kiêng là:

  1. Nhóm tinh bột ít chất xơ: Carbohydrates được biết đến là cung cấp nguồn năng lượng cần thiết và kiểm soát lượng đường trong máu. Tuy nhiên, các loại tinh bột ít chất xơ hay ngũ cốc tinh chế có thể tác động xấu đến cơ thể của các chị em phụ nữ sau sảy thai. Chúng có thể khiến cho lượng đường trong cơ thể bị biến động một cách nhanh chóng. Vì thế, việc hạn chế lượng tinh bột trong chế độ ăn uống sau sảy thai rất quan trọng. Các chị em phụ nữ nên hạn chế sử dụng bánh mì trắng, mì sợi.
  2. Các loại đồ ngọt: Ngoài tinh bột, các chị em sau sảy thai cũng nên tránh các loại đồ ngọt có chỉ số đường huyết cao. Nguyên nhân bởi chúng có thể làm cho lượng đường trong máu gia tăng gây ảnh hưởng tới sức khỏe, đặc biệt là tốc độ hồi phục của cơ thể. Tốt nhất, các chị em nên kiêng với các loại thực phẩm như kẹo và bánh ngọt, nước giải khát có gas,… Thay vào đó, hãy bổ sung lượng đường bằng những thực phẩm có lợi với sức khỏe như hoa quả, rau củ,… để đảm bảo cung cấp năng lượng, cải thiện sức khỏe cho cơ thể.
  3. Các loại sữa béo và thịt béo: Sau khi sảy thai, các bác sĩ khuyến cáo chị em cần tránh các loại thực phẩm có thể làm tăng tình trạng viêm nhiễm, cụ thể là chất béo các sản phẩm từ sữa và trong thịt.
  4. Các loại đồ ăn vặt: Đồ ăn vặt là loại thực phẩm được rất nhiều chị em ưa chuộng. Sau sảy thai, các chị em có thể ăn nếu như biết kiểm soát và không nên biến nó thành món chính. Các món ăn vặt thường chỉ nạp vào cơ thể lượng calo rỗng, nghèo nàn về dinh dưỡng nên không tốt cho sức khỏe.
  5. Các sản phẩm được làm từ đậu nành: Mặc dù đậu nành rất tốt cho sức khỏe của con người, đặc biệt đối với các chị em phụ nữ. Tuy nhiên, trong đậu nành cũng chứa một lượng phytate, chất này có thể gây cản trở tới việc cơ thể hấp thụ sắt. Vì vậy, sau sảy thai, các chị em phụ nữ nên hạn chế dùng nhiều đậu nành hàng ngày.

Tóm lại, với câu hỏi sảy thai có ăn được thịt gà không, câu trả lời là có. Trong thịt gà chứa nhiều dưỡng chất quan trọng giúp cơ thể của chị em nhanh chóng phục hồi sau khi bị sảy thai. Nếu các chị em có thắc mắc khác liên quan tới sức khỏe cần được bác sĩ tư vấn, hãy để lại bình luận.

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!

Để lại một bình luận