Xin Chào! Blog Hoàn Mỹ cập nhật kiến thức sức khoẻ A - Z
355 lượt xem

Thai 10 tuần nhịp tim 170 có nằm trong ngưỡng an toàn hay không?

Siêu âm thai 10 tuần là một cột mốc rất quan trọng trong thai kỳ bởi đây là thời điểm thai nhi đã chính thức kết thúc giai đoạn phôi thai. Trong giai đoạn này, thai nhi đã bắt đầu phát triển nhanh chóng và vượt trội cũng như có thể nhìn thấy rõ hình dạng của một em bé hơn qua siêu âm. Nhiều người thắc mắc rằng thai 10 tuần nhịp tim 170 có nằm trong ngưỡng an toàn hay không? Hãy cùng các chuyên gia Blog sức khoẻ Hoàn Mỹ Breast Care giải đáp trong bài viết dưới đây.

THAI 10 TUẦN NHỊP TIM 170 CÓ NẰM TRONG NGƯỠNG AN TOÀN HAY KHÔNG?

Thông thường tim của thai nhi được hình thành vào khoảng ngày thứ 16 của thai kỳ. Khi đó, phôi thai đã xuất hiện 2 mạch máu và hình thành 2 ống dẫn vào tim thai của trẻ. Lúc này, tim thai đã có khả năng co bóp tốt và đập như quả tim người thực thụ. Bước sang tuần thứ 7, tim thai nhi bắt đầu phát triển và phân chia thành buồng trái và buồng phải với nhịp đập khoảng 90 -110 nhịp/ phút và tăng lên mỗi ngày.

Ở giai đoạn mang thai 10 tuần tuổi, tim thai của trẻ đập rất nhẹ và mẹ bầu hầu như không cảm nhận được nhịp đập này. Các mẹ chỉ có thể lắng nghe và biết được nhịp tim của bé khi tiến hành siêu âm thai.

Các chuyên gia, bác sĩ Sản khoa cho biết thai10 tuần tuổi sẽ thường có nhịp tim dao động ở mức trung bình khoảng từ 140 – 170 nhịp/phút. Chỉ số tim thai này đều được áp dụng cho cả bé trai và bé gái. Do đó, có thể nói thai 10 tuần nhịp tim 170 là hoàn toàn bình thường và nằm trong ngưỡng an toàn nên mẹ không cần quá lo lắng.

Trong trường hợp trẻ có tim thai dưới 90 nhịp/phút thì bác sĩ có thể xếp vào trường hợp thai nhi có tim thai yếu. Với những trường hợp này, thật không may mắn là tỷ lệ sảy thai có thể lên đến 86%. Còn trong trường hợp nhịp tim thai xuất hiện dưới 70 nhịp/phút thì tỷ lệ sẩy thai được khuyến cáo là tương đối cao. Ngược lại, có một số trường hợp tim thai đập quá nhanh – hơn 180 nhịp/phút thì lúc này bác sĩ khuyến cáo chị em cần đặc biệt chú ý bởi có thể thai nhi đang gặp vấn đề bất thường.

THAI 10 TUẦN PHÁT TRIỂN NHƯ THẾ NÀO?

Khi đi siêu âm thai 10 tuần tuổi, mẹ bầu có thể dễ dàng nhận thấy lúc này thai nhi đã có kích thước gần 4cm. Bên cạnh đó, các màng giữa các ngón tay và chân của thai nhi đã không nữa, đồng thời các móng tay của thai nhi đã được hình thành.

Đầu của thai nhi 10 tuần tuổi cũng đang dần to ra do não của trẻ đang phát triển nhanh chóng và vượt trội. Răng của thai nhi lúc này đã bắt đầu mọc ở dưới lợi, cứng dần lên và liên kết với phần xương hàm. Vào thời điểm này các khớp thần kinh phát triển mạnh mẽ trong tủy sống nên thai nhi đã có thể bắt đầu cử động chân tay cũng như các ngón chân, ngón tay. Mắt của thai nhi 10 tuần tuổi cũng gần như đã được hình thành đầy đủ bao gồm các bộ phận như: giác mạc, thủy tinh thể, mống mắt, đồng từ và võng mạc. Lúc này, mắt bé có thể nhìn thấy nhưng bé vẫn nhắm mắt do mí mắt che phủ. Đến tuần 27 bé mới mở mắt.

10 tuần tuổi là thời điểm xương và sụn ở chân của thai nhi đang phát triển thành đầu gối và mắt cá chân, tay và khuỷu tay cũng đã được hình thành. Bên cạnh đó, dạ dày của thai nhi 10 tuần tuổi cũng đã bắt đầu tiết dịch vị và thận đang kích hoạt chức năng tạo ra nước tiểu nhiều hơn. Nếu thai nhi là bé trai thì hoocmon testosterone – hoocmon sinh dục nam cũng đang được sản xuất trong giai đoạn này.

Nhiều mẹ bầu luôn băn khoăn và thắc mắc là thai nhi 10 tuần tuổi đã biết đạp, biết máy hay chưa? Câu trả lời của các chuyên gia, bác sĩ là có. Vào thời điểm cuối của tam cá nguyệt đầu tiên, thai nhi 10 tuần tuổi đã có thể thực hiện một số hoạt động như: đá, đạp, trườn, xoay người… Mặc dù vậy, những chuyển động này của thai nhi còn quá nhỏ nên hầu như mẹ sẽ không thể cảm nhận được bất kỳ điều gì một cách rõ rệt ở tuần thai này. Mẹ bầu có thể đợi thai nhi bước vào tuần thai thứ 16 trở đi mới có thể cảm nhận rõ nét hơn về các hoạt động của con yêu trong bụng.

Một câu hỏi nữa cũng nhiều mẹ quan tâm khi mang thai 10 tuần là lúc này thai đã bám chắc và an toàn chưa? Các chuyên gia cho biết thai 10 tuần là cột mốc quan trọng trong thai kỳ và là lúc kết thúc giai đoạn hình thành phôi thai. Vì vậy có thể nói thai nhi lúc nãy đã khá an toàn rồi. Tuy nhiên, mẹ vẫn cần thật cẩn trọng trong vấn đề ăn uống và vận động vì mọi nguy cơ rủi ro vẫn có thể xảy ra nếu mẹ không biết cách bảo vệ sức khỏe cho cả mình và con yêu trong suốt thai kỳ.

CƠ THỂ MẸ BẦU THAY ĐỔI NHƯ THẾ NÀO KHI MANG THAI 10 TUẦN?

+ Những chuyển biến về mặt thể chất khi mẹ bầu mang thai 10 tuần

  1. Bên cạnh những băn khoăn về thai 10 tuần nhịp tim 170 có nằm trong ngưỡng an toàn hay không, sự thay đổi của mẹ cũng rất quan trọng. Bụng của mẹ bầu mang thai 10 tuần đã có sự nhô ra, vòng eo của mẹ đã to hơn trước nhưng vẫn chưa lộ dáng bụng bầu rõ rệt.
  2. Do ảnh hưởng của nội tiết tố khi mang thai mà vùng da quanh đầu núm vú của mẹ bầu 10 tuần sẽ đậm màu hơn. Bên cạnh đó, từ rốn đến vùng bụng dưới của mẹ bầu sẽ sẽ xuất hiện một đường sẫm màu kéo dài, đường sẫm màu này sẽ đậm dần trong suốt thời gian mang thai và mờ dần sau khi mẹ sinh em bé.
  3. Vào thời điểm này, sự phát triển nhanh chóng của thai nhi chắc chắn sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi và nặng nề hơn. Do đó, bác sĩ khuyên mẹ nên đi bộ nhẹ nhàng và các bài tập yoga dành cho mẹ bầu để giảm bớt cảm giác này.
  4. Trong suốt thời kỳ mang thai, chế độ ăn uống và hệ tiêu hoá của mẹ sẽ thay đổi dẫn đến hoạt động không được tốt như bình thường. Do đó, mẹ bầu dễ gặp phải tình trạng trào ngược, ợ nóng, ợ chua. Nếu mẹ mang thai đôi hoặc đa thai thì các triệu chứng này sẽ nặng hơn.
  5. Do lượng máu ở cơ thể mẹ bầu trong giai đoạn mang thai 10 tuần này đang tăng dần để cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi nên mẹ sẽ thường xuyên có cảm giác chóng mặt.

+ Những chuyển biến về mặt cảm xúc khi mẹ bầu mang thai 10 tuần

  1. Ốm nghén: Lúc này, nhiều mẹ vẫn còn có cảm giác buồn nôn, ốm nghén thường xuyên. Để hạn chế tình trạng này, mẹ có thể uống trà gừng hoặc ăn kẹo gừng để làm giảm cảm giác buồn nôn, ốm nghén khó chịu.
  2. Nhạy cảm và dễ xúc động: Do sự thay đổi nội tiết mà cảm xúc của mẹ sẽ nhạy cảm hơn và dễ xúc động, tủi thân hơn. Tuy nhiên, một điều đặc biệt quan trọng là mẹ bầu cần tránh stress, căng thẳng và áp lực để không ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi.

MANG THAI 10 TUẦN MẸ NÊN CHĂM SÓC SỨC KHỎE NHƯ THẾ NÀO?

Để theo dõi kỹ hơn về sự phát triển của thai nhi cũng như kịp thời phát hiện bất thường để xử lý kịp thời nếu có, mẹ bầu có thể tham khảo thực hiện một số xét nghiệm sau đây khi đi khám thai:

– Kiểm tra huyết áp, chiều cao, cân nặng, khám da, niêm mạc.

– Kiểm tra tay chân của mẹ xem có bị sưng phù và kiểm tra tình trạng giãn tĩnh mạch ở chân.

– Đo nhịp tim của thai nhi.

– Kiểm tra kích thước tử cung để xem mức độ tương quan đối với ngày dự sinh.

– Đo chiều cao đỉnh tử cung.

Bên cạnh đó mẹ bầu nên chú ý những điều sau để có một thai kỳ khỏe mạnh:

– Tuân thủ đúng theo lịch khám thai của bác sĩ chuyên khoa để theo dõi sự phát triển của thai nhi và những vấn đề sức khỏe của thai phụ nhằm điều chỉnh và xử trí kịp thời những bất thường nếu có và để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn nhất có thể.

– Mẹ bầu nên mặc quần áo thoáng rộng hơn hoặc đồ dành cho bà bầu để cảm thấy thoải mái, dễ chịu.

– Ăn uống đủ bữa và mẹ bầu có thể chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để hạn chế tình trạng nghén.

– Giữ tâm lý thoải mái, hạn chế cảm giác stress, lo âu, buồn phiền, tức giận.

– Mẹ bầu nên thường xuyên vận động nhẹ nhàng bằng các bài tập dành cho bà bầu.

– Những thực phẩm mà mẹ bầu được khuyên nên bổ sung:

+ Thực phẩm chứa hàm lượng lớn vitamin B6 như: cam quýt, khoai tây, các loại rau màu xanh,… để cải thiện triệu chứng ốm nghén buồn nôn.

+ Thực phẩm giàu axit folic như đậu đỏ, đậu đen súp lơ xanh, cam, gan động vật,… để giảm thiểu nguy cơ sinh non, sảy thai và đặc biệt là ngăn ngừa nguy cơ mắc dị tật ống thần kinh ở thai nhi.

+ Thực phẩm chứa hàm lượng protein dồi dào như cá, trứng, sữa, thịt,… giúp phát triển tế bào mô của thai và tế bào mô tuyến vú, tử cung của mẹ bầu. Tuy nhiên, mẹ lưu ý chỉ nên bổ sung ở mức vừa phải, không nên lạm dụng ăn quá nhiều.

+ Thực phẩm giàu sắt giúp để giúp hạn chế tình trạng thiếu máu. Cụ thể mẹ bầu nên bổ sung một số thực phẩm chứa nhiều sắt như thịt bò, gan, tim cật, các loại hạt, rau màu xanh đậm,…

+ Thực phẩm chứa hàm lượng canxi lớn cũng rất cần thiết cho xương khớp, quá trình đông máu, hoạt động hệ thần kinh ở mẹ và sự phát triển hệ thống xương khớp, răng của thai nhi. Những mẹ bầu thiếu canxi sẽ thường xuyên bị đau nhức xương và dẫn tới tình trạng còi xương ở thai nhi.

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc thai 10 tuần nhịp tim 170 có nằm trong ngưỡng an toàn hay không? cùng những thông tin xoay quanh vấn đề này. Blog sức khoẻ Hoàn Mỹ Breast Care hy vọng hữu ích với bạn đọc. Mọi thắc mắc về vấn đề này, các bạn hãy vui lòng để lại bình luận.

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!

Để lại một bình luận