Xin Chào! Blog Hoàn Mỹ cập nhật kiến thức sức khoẻ A - Z
319 lượt xem

Thai 5 tuần ra máu nâu có sao không?

Âm đạo ra máu nâu là một triệu chứng khá phổ biến trong thai kỳ, đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng đầu. Theo các chuyên gia, hiện tượng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có cả nguyên nhân sinh lý cho đến các bệnh lý nguy hiểm. Vậy mang thai 5 tuần ra máu nâu có sao không ? Cách khắc phục tình trạng này như thế nào ? Bài viết dưới đây Blog sức khoẻ Hoàn Mỹ Breast Care sẽ giúp các chị em giải đáp những băn khoăn này !

MANG THAI 5 TUẦN RA MÁU NÂU CÓ SAO KHÔNG?

Trong những tuần đầu của thai kỳ, phôi thai sau khi di chuyển đến tử cung sẽ bám vào lớp niêm mạc tử cung để làm tổ. Quá trình này có thể khiến lớp niêm mạc bị tổn thương, bong tróc và gây chảy một chút máu ra ngoài âm đạo. Đây được gọi là máu báo thai. Lượng máu báo thai thường sẽ chảy ra rất ít, chỉ vài giọt, có màu nâu hoặc hồng nhạt. Tình trạng ra máu báo thai sẽ chỉ kéo dài trong 1 – 2 ngày. Đây là hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường, không gây nguy hiểm và cũng không cần phải điều trị.

Tuy nhiên, nếu tình trạng ra máu nâu kéo dài nhiều ngày, lượng máu chảy ra nhiều, có lẫn các cục máu đi kèm với các biểu hiện bất thường khác như: Đau bụng dữ dội, chuột rút, cơ thể mệt mỏi, sốt cao, chóng mặt,…thì rất có thể đã xảy ra những biến chứng thai kỳ nguy hiểm. Trong trường hợp này, các thai phụ cần đi thăm khám ngay tại cơ sở y tế để được chẩn đoán nguyên nhân và có hướng xử trí kịp thời.

RA MÁU NÂU KÉO DÀI KHI MANG THAI 5 TUẦN – DẤU HIỆU CẢNH BÁO NHỮNG BỆNH LÝ NGUY HIỂM

Tình trạng ra máu nâu nhiều, liên tục đi kèm cùng với các biểu hiện bất thường khác như: Đau bụng, đau mỏi lưng, chuột rút, …có thể là dấu hiệu cảnh báo những tai biến sản khoa nguy hiểm như:

  • Mang thai ngoài tử cung

Ra máu nâu khi mang thai 5 tuần có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng mang thai ngoài tử cung. Đây là một tai biến sản khoa nguy hiểm, xảy ra khi trứng được thụ tinh không làm tổ trong buồng tử cung mà lại phát triển ở nhiều vị trí khác như: Vòi trứng, buồng trứng, cổ tử cung,…Các dấu hiệu mang thai ngoài tử cung bao gồm: Ra máu âm đạo kéo dài nhiều ngày, lượng máu chảy ra ít, máu có màu nâu, đen; đau bụng dưới, cơn đau thường âm ỉ, đôi khi dữ dội từng cơn. Mức độ đau tăng dần theo sự phát triển của thai ngoài tử cung.

Nếu khối thai tiếp tục phát triển, nó có thể bị vỡ ra và gây chảy máu ồ ạt tràn vào trong ổ bụng. Lúc này, thai phụ sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng: Đau bụng đột ngột, dữ dội, hoa mắt, chóng mặt, da dẻ xanh xao, tụt huyết áp, vã mồ hôi,…, thậm chí có thể bị ngất xỉu. Đây là tình trạng khẩn cấp, nếu không được cấp cứu kịp thời thì sẽ có thể đe dọa đến tính mạng của thai phụ.

  • Dọa sảy thai

Tình trạng ra máu nâu xảy ra từ tuần thứ 4 – 12 của thai kỳ có thể là dấu hiệu dọa sảy thai mà các mẹ bầu cần cảnh giác. Đây là hiện tượng bánh nhau bị tổn thương, bóc tách nhưng thai nhi vẫn còn sống, chưa bị bong ra khỏi niêm mạc tử cung và vẫn phát triển trong buồng tử cung. Khi bị dọa sảy thai, thai phụ sẽ thấy có hiện tượng máu âm đạo bất thường, máu có màu hồng nhạt, đỏ sẫm, nâu đen lẫn với dịch nhầy. Đi kèm với các biểu hiện bất thường như: Đau tức hoặc đau âm ỉ ở vùng bụng dưới, đau mỏi thắt lưng,…

Tình trạng dọa sảy thai nếu được phát hiện sớm và can thiệp y tế kịp thời thì sẽ có thể giữ lại được thai nhi.

  • Sảy thai

Đây là hiện tượng mất thai một cách tự nhiên trước tuần thứ 20 của thai kỳ. Phần lớn các trường hợp bị sảy thai trong thời kỳ tam cá nguyệt đầu tiên đều có liên quan đến những bất thường về nhiễm sắc thể của phôi thai. Dấu hiệu phổ biến nhất của tình trạng này đó là chảy máu âm đạo, máu có màu đỏ tươi hoặc nâu mận chín đi kèm cùng với các biểu hiện khác như: Đau lưng, đau bụng dưới, chuột rút, xuất hiện các cơn gò tử cung, mất các triệu chứng thai nghén thông thường (như: ngực căng tức, buồn nôn, nôn mửa,…).

  • Viêm nhiễm vùng kín

Khi mang thai, sự thay đổi nội tiết tố cùng sức đề kháng bị suy giảm sẽ khiến các chị em dễ mắc các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa. Các triệu chứng viêm nhiễm phụ khoa bao gồm: Khí hư tiết ra nhiều, có màu trắng đục, vàng, xanh, loãng hoặc đặc quánh đi kèm với mùi hôi; ngứa ngáy, đau rát âm đạo, đau khi giao hợp, tiểu buốt, tiểu rắt,…Khi tình trạng viêm nhiễm tiến triển nặng thì người bệnh sẽ có thể thấy có hiện tượng âm đạo ra máu nhẹ, có màu nâu.

Các bệnh viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách thì sẽ có thể dẫn tới các biến chứng thai kỳ nguy hiểm như: Vỡ màng ối sớm, nhiễm trùng nước ối, sảy thai, sinh non, trẻ sinh ra bị nhẹ cân, viêm màng tử cung sau sinh,….

  • Polyp cổ tử cung

Đây là những khối u hình thành ở trên bề mặt hoặc bên trong ống cổ tử cung. Các khối polyp khi phát triển lớn sẽ có thể gây chảy máu kéo dài hoặc quá nhiều trong thai kỳ, máu có đỏ thẫm hoặc nâu. Đi kèm với các biểu hiện bất thường khác như: Âm đạo tăng tiết dịch, có màu trắng đục hoặc vàng, đau bụng dưới,…

Tình trạng này nếu không được can thiệp y tế kịp thời thì các khối u sẽ phát triển ngày càng lớn, làm bịt kín cổ tử cung và gây khó khăn cho quá trình sinh thường. Đặc biệt, những trường hợp bị polyp cổ tử cung khi đang mang thai sẽ có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng như: Sảy thai, sinh non,…

BỊ RA MÁU NÂU KHI MANG THAI 5 TUẦN – MẸ BẦU CẦN PHẢI LÀM GÌ?

Bất kỳ vấn đề bất thường nào, đặc biệt là tình trạng âm đạo ra máu nâu đều có thể khiến cho các mẹ bầu cảm thấy lo lắng, bất an. Vậy trong tình huống này, các mẹ bầu nên làm gì ?

Cách xử lý tốt nhất khi gặp phải tình trạng ra máu nâu khi mang thai đó là các mẹ cần giữ bình tĩnh và chú ý theo dõi các đặc điểm như: Lượng máu chảy ra, màu sắc máu như thế nào, thời gian xuất hiện triệu chứng và có biểu hiện đi kèm hay không. Nếu thấy lượng máu chảy ra nhiều, liên tục, có màu đỏ thẫm, nâu đen đi kèm cùng với các biểu hiện bất thường khác thì thai phụ nên chủ động đi thăm khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán nguyên nhân chính xác và có hướng xử trí kịp thời.

Tùy vào từng nguyên nhân gây chảy máu, mức độ bệnh lý và tình trạng sức khỏe của thai phụ mà bác sĩ sẽ đưa ra cách khắc phục phù hợp như:

  1. Đối với những thai phụ bị chửa ngoài tử cung: Các bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ thai ngoài tử cung càng sớm càng tốt để bảo toàn sức khỏe của thai phụ. Nếu khối thai có kích thước nhỏ, chưa bị vỡ thì các bác sĩ sẽ tiêm thuốc để giúp khối thai tự tiêu. Nếu khối thai có kích thước lớn (thường trên 3 cm) thì sẽ được tiến phẫu thuật nội soi hoặc mổ mở để loại bỏ phôi thai.
  2. Đối với các trường hợp bị viêm nhiễm phụ khoa: Các bác sĩ sẽ kê toa cho thai phụ một số loại thuốc đặt âm đạo để giúp tiêu viêm, làm giảm nhanh các triệu chứng bệnh. Các loại thuốc này sẽ cho tác dụng tại chỗ, ít được hấp thu qua đường toàn thân nên sẽ không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi.
  3. Đối với những trường hợp bị sảy thai: Sau khi sảy thai, nếu không còn mô thai sót lại trong tử cung thì thai phụ sẽ không cần phải điều trị. Tuy nhiên, nếu trong tử cung vẫn còn một số mô thai sót lại, thì bác sĩ sẽ có thể đề nghị sử dụng thuốc hoặc thực hiện phẫu thuật để loại bỏ hoàn toàn các mô thai.
  4. Đối với các trường hợp bị polyp cổ tử cung: Các bác sĩ sẽ sử dụng các phương pháp can thiệp ngoại khoa để cắt bỏ khối polyp. Trong trường hợp xuất hiện chân cuống thì các bác sĩ sẽ tiến hành đốt điện để ngăn chặn nguy cơ khối polyp mọc lại. Việc sử dụng thuốc sẽ được hạn chế đối với phụ nữ mang thai nhằm để tránh những ảnh hưởng đối với sức khỏe của thai nhi.

CÁCH PHÒNG TRÁNH TÌNH TRẠNG RA MÁU NÂU KHI MANG THAI

Chủ động đi khám thai định kỳ thường xuyên là biện pháp hữu hiệu giúp phòng ngừa tình trạng ra máu khi mang thai cũng như các biến chứng thai kỳ. Thông qua việc thăm khám, các bác sĩ sẽ theo dõi tình trạng sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi cũng như phát hiện sớm những vấn đề bất thường. Từ đó, có thể đưa ra biện pháp xử lý kịp thời, ngăn chặn những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Ngoài ra, các mẹ bầu cũng cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày của mình. Tránh vận động mạnh, làm việc quá sức, mang vác vật nặng hoặc leo trèo nhiều,…để đảm bảo an toàn cho mình và thai nhi.

Trên đây là những thông tin về vấn đề mang thai 5 tuần ra máu nâu có sao không ? Nếu như còn bất cứ thắc mắc nào, các bạn vui lòng để lại bình luận.

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!

Để lại một bình luận