Xin Chào! Chào mừng bạn đến với Hoàn Mỹ Breast Care chuyên trang dinh dưỡng tư vấn ăn uống đúng cách an toàn.
205 lượt xem

Sau sinh vùng kín có mùi hôi nguyên nhân do đâu?

Sau khi sinh em bé, vùng kín của các chị em bỗng dưng có mùi khó chịu. Điều này khiến cho các mẹ bỉm cảm thấy lo lắng, mất tự tin trong sinh hoạt, giao tiếp hàng ngày và ảnh hưởng đến đời sống vợ sống. Vậy sau sinh vùng kín có mùi hôi nguyên nhân do đâu? Cách khắc phục tình trạng này như thế nào ? Hãy cùng Blog sức khoẻ Hoàn Mỹ Breast Care tham khảo bài viết dưới đây để có lời giải đáp về vấn đề này!

SAU SINH VÙNG KÍN CÓ MÙI HÔI NGUYÊN NHÂN DO ĐÂU?

Sau khi trải qua quá trình sinh nở, cơ thể mẹ bỉm thường sẽ “nặng mùi” hơn so với trước, đặc biệt là vùng kín. Điều này sẽ khiến các mẹ bị ngại ngùng, mất tự tin khi giao tiếp với mọi người xung quanh, đặc biệt là khi “gần gũi” chồng. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng này ?

Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng vùng kín có mùi hôi sau sinh mà các mẹ cần phải lưu ý:

  • Sản dịch sau sinh

Tình trạng vùng kín có mùi hôi sau sinh có thể do sự xuất hiện của sản dịch. Đây là chất dịch tiết ra từ âm đạo của phụ nữ sau sinh bao gồm: Máu, phần nước ối còn sót lại, các mô nội mạc tử cung và các chất dịch tiết. Sản dịch sau sinh thường có mùi tanh giống như máu kinh nguyệt. Thông thường, hiện tượng ra sản dịch sẽ kéo dài khoảng từ 20 ngày đến 1 tháng.

Trong thời gian này, các mẹ cần chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ. Việc thay băng vệ sinh trễ, sản dịch bị tràn ra ngoài quần lót sẽ khiến vùng kín của các mẹ trở nên “ nặng mùi” hơn.

  • Nước tiểu đọng lại

Nước tiểu có thành phần ure tạo nên mùi khai. Sau khi đi vệ sinh, nếu các mẹ không chú ý vệ sinh sạch sẽ thì nước tiểu có thể đọng lại trên đáy quần lót và xung quanh vùng âm hộ tạo nên mùi khai nồng.

  • Mặc quần lót quá chật chội

Việc mẹ mặc quần lót quá chật, bó sát sẽ khiến sản dịch khó đào thải ra ngoài. Ngoài ra, thói quen này còn khiến cho vùng kín bị nóng, bí bách, đổ mồ hôi mà không thoát được hơi ra ngoài. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại nấm, vi khuẩn sinh sôi và gây bệnh. Đây chính là nguyên nhân khiến vùng kín xuất hiện mùi hôi dai dẳng.

  • Viêm âm đạo

Nếu các mẹ thấy vùng âm đạo của mình có mùi hôi tanh, chua đi kèm cùng với các biểu hiện như: Ngứa ngáy, châm chích, khí hư ra nhiều, có màu lạ, tiểu buốt, tiểu rắt,…thì rất có thể các mẹ đã bị viêm âm đạo.

Sau khi sinh, âm đạo sẽ tiết sản dịch liên tục khiến cho vùng kín luôn ở trạng thái ẩm ướt. Nếu các chị em không chú ý vệ sinh sạch sẽ thì sẽ khiến cho các loại vi khuẩn phát triển và gây viêm ngứa âm đạo. Bệnh viêm âm đạo nếu không được điều trị kịp thời thì sẽ có khả năng biến chứng thành viêm cổ tử cung, viêm vùng chậu, viêm đường tiết niệu,…

  • Viêm lộ tuyến cổ tử cung

Căn bệnh này xảy ra khi các tuyến nằm trong ống cổ tử cung phát triển, xâm lấn ra mặt bên ngoài và bị viêm nhiễm. Các triệu chứng viêm lộ tuyến cổ tử cung thường không điển hình, rất dễ nhầm lẫn với bệnh viêm âm đạo. Sản phụ bị viêm lộ tuyến sẽ thấy khí hư tiết ra nhiều, có màu trắng đục, vàng, xanh đi kèm với mùi hôi tanh khó chịu. Ngoài ra, người bệnh còn thấy xuất hiện thêm một số biểu hiện khác như: Ngứa rát âm đạo, đau bụng dưới, ra máu khi quan hệ, rối loạn kinh nguyệt,…

  • Viêm vùng chậu

Bệnh viêm vùng chậu là một bệnh lý nhiễm trùng ở cơ quan sinh sản của nữ giới. Căn bệnh này thường xảy ra khi vi khuẩn di chuyển từ âm đạo lên tử cung, ống dẫn trứng hoặc buồng trứng và gây viêm nhiễm. Các biểu hiện của bệnh viêm vùng chậu là: Đau bụng dưới, khí hư có màu bất thường và mùi hôi khó chịu, tiểu buốt, tiểu rắt, rối loạn kinh nguyệt, đau khi quan hệ,…

VÙNG KÍN CÓ MÙI HÔI SAU SINH CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Vùng kín có mùi hôi là tình trạng khá phổ biến ở phụ nữ sau sinh. Hiện tượng này nếu do các nguyên nhân sinh lý thì không đáng lo ngại. Các mẹ chỉ cần chú ý vệ sinh, chăm sóc “ cô bé” cẩn thận, mặc quần lót rộng rãi, thấm hút tốt, thay băng vệ sinh thường xuyên,…là tình trạng vùng kín bốc mùi sẽ nhanh chóng biến mất.

Đối với các trường hợp vùng kín có mùi hôi do mắc các bệnh lý viêm nhiễm thì các mẹ cần hết sức cảnh giác và chủ động đi thăm khám bác sĩ sớm. Các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa nếu không được điều trị kịp thời thì sẽ có thể gây bội nhiễm các bộ phận lân cận, khiến quá trình thụ tinh gặp nhiều khó khăn và dẫn tới nguy cơ vô sinh ở nữ giới. Nghiêm trọng hơn, tình trạng viêm nhiễm mãn tính, kéo dài dai dẳng tại âm đạo và cổ tử cung của nữ giới sẽ có thể tạo điều kiện cho các tế bào ung thư hình thành, phát triển, gây nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng của người bệnh.

GỢI Ý 4 CÁCH KHẮC PHỤC HIỆU QUẢ TÌNH TRẠNG VÙNG KÍN CÓ MÙI HÔI SAU SINH

Tùy vào từng nguyên nhân mà sẽ có những cách khắc phục tình trạng vùng kín có mùi khác nhau. Nếu xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý thì các chị em nên chủ động đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán bệnh và có hướng điều trị kịp thời. Nếu nguyên nhân do chế độ ăn uống, sinh hoạt hay vấn đề vệ sinh thì các chị em cần chú ý những việc dưới đây:

  • Điều chỉnh chế độ ăn để giảm mùi hôi vùng kín

Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, bao gồm cả sức khỏe âm đạo. Khi vùng kín có mùi hôi, các mẹ nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm chứa nhiều đường vì chúng có thể thúc đẩy sự phát triển của nấm men và vi khuẩn. Từ đó, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm và gây nên mùi hôi khó chịu ở âm đạo. Ngoài ra, các mẹ cũng nên tránh ăn những loại thực phẩm gây mùi như: Hành, tỏi, măng, các loại đồ uống chứa chất kích thích như: Rượu, bia, cà phê,… Bởi chúng có thể khiến “ cô bé” trở nên nặng mùi hơn.

Đồng thời, các mẹ nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu estrogen như: Đậu nành, trứng gà, đu đủ,… Bởi chúng có tác dụng điều hòa nội tiết tố nữ, giúp duy trì sự cân bằng độ pH trong môi trường âm đạo. Từ đó, ngăn ngừa các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa.

Ngoài ra, các mẹ cũng nên ăn nhiều các loại thực phẩm chứa lợi khuẩn probiotic giúp cung cấp các lợi khuẩn cho cơ thể và âm đạo. Chúng sẽ có tác dụng điều hòa hệ vi sinh tại âm đạo, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm, nấm ngứa. Ngoài ra, việc uống trà bạc hà cũng sẽ giúp cải thiện tình trạng vùng kín có mùi, giúp “cô bé” thơm tho hơn.

  • Xông hơi

Xông hơi là phương pháp đơn giản được rất nhiều phụ nữ sau sinh áp dụng để thúc đẩy quá trình đào thải sản dịch ra ngoài và ngăn ngừa các bệnh lý viêm nhiễm. Chính vì vậy, các mẹ đang gặp vấn đề vùng kín có mùi hôi hãy thử áp dụng phương pháp này để cải thiện tình hình.

Chỉ với một vài nguyên liệu tự nhiên, dễ kiếm, các mẹ có thể dễ dàng thực hiện xông hơi vùng kín ngay tại nhà. Dưới đây là hai phương pháp xông hơi vùng kín phổ biến đang được nhiều người áp dụng:

  • Xông hơi bằng lá trầu không

Lá trầu không là loại thảo dược nổi tiếng với tính kháng viêm, diệt khuẩn hiệu quả. Trong lá trầu có chứa các hợp chất diataza, axit amin có tác dụng ngăn ngừa viêm nhiễm nấm ngứa, giảm mùi hôi hiệu quả. Do đó, phương pháp xông hơi vùng kín bằng lá trầu không là sự lựa chọn tuyệt vời được nhiều mẹ áp dụng.

Cách thực hiện:

Bước 1: Rửa sạch khoảng từ 5 – 10 lá trầu không, vò nát rồi cho vào nồi đun cùng với 1.5 lít nước.

Bước 2: Cho một thìa muối vào khuấy đều.

Bước 3: Đun sôi trong khoảng 15 phút rồi tắt bếp. Đồ nước trầu không ra một chậu nhỏ. Sau khi chờ nước nguội thì dùng để xông hơi vùng kín trong vòng 10 phút. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, các mẹ nên kiên trì xông đều đặn từ 2 – 3 lần/ tuần.

  • Xông hơi vùng kín bằng nước muối

Muối có công dụng sát khuẩn vô cùng tốt, được sử dụng phổ biến trong y tế. Do đó, nếu các mẹ mắc bệnh nấm, viêm âm đạo, gây ra mùi hôi khó chịu thì hãy thử thực hiện phương pháp xông vùng kín bằng muối.

Cách thực hiện:

Các mẹ chỉ cần pha muối với nước theo tỉ lệ 1 phần muối và 10 phần nước. Đun hỗn hợp nước muối cho đến khi sôi nhẹ, chờ nguội bớt rồi sử dụng để xông vùng kín. Các mẹ nên xông hơi đều đặn khoảng từ 2 – 3 lần/ tuần để nhận được hiệu quả rõ rệt.

  • Vệ sinh vùng kín đúng cách

Để ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm, gây mùi ở vùng kín, các mẹ nên chú ý vệ sinh âm đạo sạch sẽ. Đặc biệt sau khi sinh, tình trạng ra sản dịch và tiểu són xảy ra, các mẹ càng cần chú ý đến vấn đề vệ sinh hơn.

Mỗi ngày, các mẹ nên vệ sinh vùng kín ít nhất 2 lần. Đặc biệt, cần rửa sạch và lau khô vùng kín sau mỗi lần đi vệ sinh, tránh để nước tiểu đọng lại trên quần lót gây mùi khai khó chịu.

Bên cạnh đó, các mẹ không nên thụt rửa sâu vào âm đạo bởi việc này sẽ làm mất cân bằng độ pH trong môi trường âm đạo, tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển và gây nên các bệnh viêm nhiễm.

  • Thay quần lót thường xuyên

Việc thay quần lót thường xuyên sẽ giúp vùng kín trở nên sạch sẽ, thơm tho hơn. Chính vì vậy, các mẹ hãy thay đồ lót ít nhất 2 lần/ ngày. Nếu lượng sản dịch tiết ra nhiều thì các mẹ nên thay 3 – 4 lần/ngày để đảm bảo vệ sinh. Đồng thời, các mẹ nên chọn mặc quần lót rộng rãi, thoáng mát, có chất liệu cotton thấm hút tốt để tạo cảm giác thoải mái khi mặc.

Tham khảo thêm:

Trên đây là những thông tin về vấn đề sau sinh vùng kín có mùi hôi nguyên nhân do đâu. Blog sức khoẻ Hoàn Mỹ Breast Care mong rằng đã giúp các chị em bổ sung thêm những kiến thức hữu ích. Mọi thắc mắc về vấn đề này, các bạn hãy vui lòng để lại bình luận.

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!