Xin Chào! Blog Hoàn Mỹ cập nhật kiến thức sức khoẻ A - Z
737 lượt xem

Thai 8 tuần bị đau bụng lâm râm có sao không?

Đau bụng khi mang thai 8 tuần là hiện tượng có thể gặp ở một số mẹ bầu. Thai 8 tuần bị đau bụng lâm râm có sao không? Trên thực tế, có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, nhiều trong số đó có thể là dấu hiệu của các tình trạng nguy hiểm cần được bác sĩ can thiệp kịp thời.

Thai 8 tuần bị đau bụng lâm râm có sao không?

Trả lời câu hỏi thai 8 tuần bị đau bụng lâm râm có sao không, theo các bác sĩ, tình trạng đau bụng khi mang thai khi 8 tuần tuổi có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Một số nguyên nhân không gây hại nhưng cũng có những nguyên nhân là dấu hiệu thai nhi bất thường, cần có sự thăm khám, chỉ định của bác sĩ.

Một số nguyên nhân thường gặp dẫn đến tình trạng đau bụng khi mang thai ở tuần thứ 8 có thể kể đến như:

  1. Do thai nhi đạp trong bụng mẹ: Tình trạng đau bụng khi mang thai có thể do thai nhi đạp trong bụng mẹ. Theo các bác sĩ, đây là hiện tượng rất bình thường, là minh chứng cho thấy thai nhi đang trên đà phát triển rất tốt. Khi thai nhi bắt đầu đạp mạnh, đây cũng là lúc thành bụng của mẹ sẽ dần trở nên căng cứng hơn bình thường. Lúc này, cảm giác đau vùng bụng dưới, mẹ bầu có thể cảm nhận rất rõ rệt. Tình trạng này thường sẽ không kéo dài quá lâu nên mẹ bầu không cần phải lo lắng gì nhé.
  2. Do thai phát triển bên ngoài tử cung: Trường hợp đau bụng khi thai được 8 tuần tuổi có thể do mẹ mang thai ngoài tử cung-một tình trạng thai phát triển ở bên ngoài tử cung có thể đe dọa tới tính mạng của người mẹ nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời.
  3. Do mẹ bầu ăn uống thiếu dinh dưỡng: Tình trạng đau bụng dưới khi mang thai mà mẹ bầu gặp phải có thể do mẹ bầu chưa xây dựng được chế độ ăn uống phù hợp. Trên thực tế, tử cung của mẹ bầu thường chịu nhiều áp lực do tác động của thai nhi. Điều này có thể vô tình khiến cho bà bầu gặp nhiều khó khăn trong vấn đề tiêu hóa. Hơn nữa là, lượng progesterone có trong thời kỳ mang thai sẽ tăng cao hơn so với bình thường. Điều này có thể gây ra hiện tượng mẹ bầu tiêu hóa kém hơn dẫn đến chứng đau bụng khi mang thai. Có thể đi kèm với đó là hiện tượng táo bón.
  4. Mẹ đau bụng có thể do bong nhau thai: Một số trường hợp mẹ bầu bị đau bụng có thể do gặp phải tình trạng bong nhau thai khiến cho tử cung dần trở nên căng cứng. Cùng với hiện tượng đau bụng, bà bầu có thể xuất hiện thêm các triệu chứng như dịch âm đạo tiết ra nhiều, đôi khi có thể xuất hiện lẫn máu đỏ hoặc màu đen.

Khi nào mẹ bầu cần đi khám?

Trong trường hợp mẹ bầu gặp phải tình trạng đau bụng khi mang thai ở tuần thứ 8, đi kèm với đó là sự xuất hiện của những triệu chứng sau đây, hãy nhanh chóng tới cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám.

  1. Cảm giác đau bụng ngày một tăng lên, đau theo từng cơn, đau quặn một cách khó chịu.
  2. Đi kèm theo là hiện tượng xuất huyết, ra máu ở âm đạo.
  3. Triệu chứng đau không có dấu hiệu thuyên giảm.
  4. Buồn nôn và nôn.
  5. Cơ thể có cảm giác mệt mỏi, thường xuyên thấy choáng váng, thậm chí ngất xỉu.

Tìm hiểu triệu chứng đau bụng khi mang thai theo các giai đoạn của tuổi thai

+ Triệu chứng đau bụng dưới khi mang thai vào những tuần đầu

Các bác sĩ cho biết mang thai tuần đầu được tính kể từ ngày bạn thụ thai, thực chất tuổi thai đã được tính 3 tuần, khái niệm về tuần thứ nhất của thai kỳ chỉ là giai đoạn của tiền thụ thai. Bởi vậy mà tất cả các triệu chứng mà bà bầu trải qua đều sẽ giống với triệu chứng trong chu kỳ kinh nguyệt, bao gồm cả dấu hiệu đau bụng dưới khi đang mang thai.

Đau bụng dưới khi mang thai vào những tuần đầu trên thực tế là hiện tượng phổ biến nhưng các bà bầu cũng cần phải hết sức lưu ý. Đặc biệt đối với những chị em nào đang mang thai lần đầu cần hết sức cẩn thận. Phần lớn trường hợp các chị em khi bị đau bụng dưới, triệu chứng sẽ tự hết sau ít ngày. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp có thể vẫn gây nguy hiểm cho mẹ và em bé nên cần được theo dõi biểu hiện trong ngày và tốt nhất là đi khám bác sĩ khi mang thai lần đầu.

+ Triệu chứng đau bụng khi mang thai trong gian đoạn 3 tháng đầu

Hiện tượng đau bụng khi mang thai vào 3 tháng đầu thai kỳ thường được cho là hiện tượng bình thường. Điều này liên quan tới quá trình làm tổ của phôi thai, lúc này phôi thai sẽ bắt đầu bám vào lớp niêm mạc tử cung để làm tổ khiến cho mẹ có hiện tượng đau bụng lâm râm, tương tự như biểu hiện khi đến kỳ kinh nguyệt. Tình trạng này có thể kéo dài từ 2 đến 3 ngày và giảm nhẹ dần khi tử cung và xương chậu của bà bầu mở ra đủ rộng.

+ Triệu chứng đau bụng khi mang thai vào giai đoạn 3 tháng giữa

Tình trạng đau bụng khi mang thai từ tháng thứ 4 trở đi thường xảy ra do tử cung phát triển và dây chằng bị căng ra nhằm mục đích nâng đỡ thai nhi. Đây là biểu hiện thường xảy ra ở nhiều mẹ bầu và bạn không có gì phải quá lo lắng nếu như cơn đau nhẹ, thoáng qua, biến mất ngay sau khi mẹ nghỉ ngơi hoặc linh hoạt thay đổi tư thế. Tuy nhiên, trong trường hợp nếu mẹ bầu đau bụng với mức độ nặng thì cần đi khám sớm.

+ Triệu chứng đau bụng khi mang thai vào giai đoạn 3 tháng cuối

Trên thực tế, bà bầu có thể bị đau ở phía trên vùng thượng vị hoặc hạ vị trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ. Mức độ nặng hay nhẹ của các cơn đau có thể khác nhau ở mỗi bà bầu. Nó có thể chia theo từng đợt hoặc cơn đau diễn ra âm ỉ. Tình trạng đau bụng dưới khi mang thai 3 tháng cuối có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, mẹ bầu nên dành thời gian để được bác sĩ thăm khám, xác định nguyên nhân, từ đó có phương hướng một cách cụ thể.

Phân loại nguyên nhân dựa trên các vị trí đau ở bụng khi mang thai

+ Trường hợp đau vùng bụng dưới khi mang thai

Vào khoảng thời gian đầu khi mang thai, mẹ bầu có thể sẽ có cảm giác đau bụng lâm râm ở khu vực vùng bụng dưới. Nguyên nhân lúc này thường là thai đang làm tổ trong bụng mẹ. Thường tình trạng đau râm ran sẽ xuất hiện trong khoảng thời gian từ 2 – 3 ngày rồi hết.

Trong trường hợp các cơn đau xuất hiện ở một bên bụng dưới (có thể xảy ra ở bên trái hoặc là ở bên phải), thường xảy ra nhiều lần, mức độ đau có thể tự giảm dần nhưng có lúc lại trở nên dữ dội hơn, đau quặn thắt một cách kéo dài thì có thể là tình trạng u xơ tử cung, u nang buồng trứng.

Ngoài ra, rối loạn tiêu hóa, tiền sản giật hay tình trạng dọa sảy thai, mang thai ngoài dạ con cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng đau quặn vùng bụng dưới.

+ Trường hợp bị đau bụng trên khi mang thai

Theo các bác sĩ, tình trạng bà bầu đau bụng trên khi mang thai, ở khu vực gần ức cũng có thể do nguyên nhân tử cung bị chèn ép khi thai nhi ngày càng lớn, do mẹ bầu ăn quá nhiều, da và cơ bắp bị căng ra,…

+ Với hiện tượng đau bụng dưới ở bên trái

Bụng dưới ở bên trái là vùng bộ phận ở bên trái từ vùng rốn cho đến xương chậu. Theo các bác sĩ thì tử cung của mẹ bầu bị kéo dài cùng với đó là những áp lực lên dây chằng có thể là nguyên nhân khiến cho bà bầu bị đau bụng dưới bên trái.

Với sự phát triển của thai nhi theo thời gian, phần dây chằng ở phía bên trái sẽ chịu tác động và bị kéo căng ra. Điều này có thể gây ra những cơn đau ở vùng bụng dưới trái và có thể lan tới tận háng.

Mẹ bầu cần làm gì khi có hiện tượng đau bụng ở tuần thai thứ 8?

Trong một số trường hợp, tình trạng đau bụng sẽ không chỉ diễn ra trong những tuần đầu mà có thể kéo dài đến hết tam cá nguyệt thứ nhất. Có một số biện pháp mà mẹ bầu có thể áp dụng để làm xoa dịu đi triệu chứng khó chịu này.

  1. Hãy thường xuyên thay đổi tư thế của bản thân khi ngồi, nằm hay đi đứng để quá trình tuần hoàn máu của cơ thể diễn ra một cách thuận lợi hơn. Lưu ý là khi thay đổi các tư thế này, mẹ bầu nhớ thực hiện một cách chậm rãi, nhẹ nhàng, tuyệt đối là không nên đứng dậy đột ngột bởi vì việc làm này có thể gây áp lực lên vùng bụng và từ đó ảnh hưởng tới thai nhi.
  2. Mẹ bầu lưu ý sinh hoạt một cách điều độ, nhẹ nhàng, tránh tham gia vào những hoạt động, công việc nặng nề.
  3. Nên kiêng quan hệ tình dục trong khoagnr thời gian này.
  4. Mẹ bầu nên uống nhiều nước ấm, bổ sung nhiều các loại rau xanh cùng với hoa quả giàu vitamin C. Mẹ bầu nên tránh các đồ ăn cay nóng vì đây là nguyên nhân trực tiếp có thể gây ra tình trạng khó tiêu ở mẹ bầu, gây đau nhức nhiều hơn, ảnh hưởng không tốt tới vùng bụng dưới. Cần xây dựng một chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng.
  5. Trong trường hợp nếu như mẹ bầu đau bụng khi mang thai 8 tuần với tần suất thường xuyên, mỗi lần đau đều lâu, cơn đau không có xu hướng hay dấu hiệu thuyên giảm, thậm chí là lại ngày một trở nên dữ dội và đồng thời kèm theo một số triệu chứng bất thường tại vùng kín thì mẹ bầu nên chủ động thăm khám càng sớm càng tốt.

Tóm lại, thai 8 tuần đau bụng lâm râm có thể là triệu chứng sinh lý bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu bất thường cảnh báo các vấn đề sức khỏe ở cả mẹ lẫn bé. Do đó, tuyệt đối không chủ quan khi có triệu chứng này. Trên đây là giải đáp của bác sĩ thai 8 tuần bị đau bụng lâm râm có sao không. Nếu mẹ bầu có thắc mắc về sức khỏe trong thai kỳ cần được bác sĩ tư vấn, vui lòng để lại bình luận

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!

Để lại một bình luận