Xin Chào! Blog Hoàn Mỹ cập nhật kiến thức sức khoẻ A - Z
4187 lượt xem

Có kinh nguyệt có châm cứu được không?

Châm cứu là biện pháp truyền thống được lưu truyền từ xưa tới nay. Theo nhiều nghiên cứu, với một số loại bệnh đặc trưng thì châm cứu còn có hiệu quả hơn dùng thuốc tây y. Vậy, đối với chị em có kinh nguyệt có châm cứu được không? Cùng tìm hiểu tại bài viết để có kiến thức cho bạn nên hay không nên bảo vệ sức khỏe tốt trong ngày đèn đỏ mệt mỏi

Cơ chế tác dụng châm cứu

Châm cứu là một trong những biện pháp tác động vào các huyệt vị, điều trị không dùng thuốc. Theo đó, bác sĩ y học cổ truyền sẽ sử dụng những cây kim châm cứu châm vào các huyệt nằm dọc theo đường kinh mạch nhằm mục đích kích thích dòng năng lượng đi khắp cơ thể, tạo ra sự cân bằng, lưu thông khó huyết…Vậy nếu đang có kinh có châm cứu được không?

Có kinh nguyệt có châm cứu được không?

Hiện nay, chưa có một nghiên cứu khoa học nào chứng minh ra kinh nguyệt có ảnh hưởng tới châm cứu và ngược lại. Vì thế, nếu như bạn châm cứu thì cũng không ảnh hưởng tới chu kỳ kinh.

Một số chị em không châm cứu ngày đèn đỏ vì nghĩ rằng cảm giác khó chịu những ngày này không thích hợp để châm cứu (Đi ra ngoài là mệt mỏi rồi). Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ chị em châm cứu vào những ngày hành kinh đang dần tăng lên vì những ngày đèn đỏ hành kinh thường gây triệu chứng đau bụng và đau lưng rất khó chịu. Trong khi đó châm cứu lại có thể có tác dụng giảm đau mạnh mẽ, hiệu quả.

  1. + Thường thì các bệnh nhân đến gặp chuyên gia châm cứu nhận sự tư vấn hay tiến hành liệu trình châm cứu vì tình trạng đau lưng, đau cổ, đau đầu gối, hay vì người mệt mỏi. Qua một liệu trình chuyên gia châm cứu cho bạn sẽ giúp bạn giảm đau hữu hiệu kèm với đó là không gây tác dụng phụ
  2. + Và với việc mệt mỏi, đau bụng, … trong ngày đèn đỏ cũng vậy. Châm cứu sẽ cho bạn dễ chịu hơn
  3. + Với những trường hợp bạn bị đau dữ dội, các chuyên gia sẽ cho bạn liệu trình sử dụng phương pháp điện châm

Vì thế, chị em có thể hoàn toàn yên tâm.

Một lưu ý khác nữa, chị em chỉ nên châm cứu khi bác sĩ tư vấn và khuyên có thể thực hiện. Ngoài ra, hãy lựa chọn bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền có trình độ chuyên môn để việc thực hiện mang lại hiệu quả.

NGUỒN THAM KHẢO:

+ Những việc nên tránh trong kỳ “đèn đỏ” https://suckhoedoisong.vn/nhung-viec-nen-tranh-trong-ky-den-do-n110054.html Truy cập ngày 19/12/2019.

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!

Để lại một bình luận