Xin Chào! Blog Hoàn Mỹ cập nhật kiến thức sức khoẻ A - Z
449 lượt xem

Thai 8 tuần siêu âm bụng hay đầu dò?

Thai 8 tuần siêu âm bụng hay đầu dò là thắc mắc của nhiều người, đặc biệt là đối với chị em lần đầu mang thai. Đây là một dấu mốc quan trọng giúp mẹ có thể nắm bắt được sự phát triển của thai nhi và tính tuổi thai chính xác. Cùng chuyên gia Blog sức khoẻ Hoàn Mỹ Breast Care giải đáp chi tiết những thắc mắc này qua nội dung bài viết sau đây.

Sự phát triển của thai 8 tuần tuổi

Giai đoạn thai 8 tuần, thai nhi có tốc độ phát triển nhanh chóng, mỗi phút bé có thể tăng thêm 1mm chiều dài cơ thể và hơn 100 tế bào não được hình thành.

Lúc này, thai nặng khoảng 1g có chiều dài 1.6cm. Khi siêu âm thai 8 tuần, mẹ sẽ thấy rõ phần đuôi của thai nhi đã biến mất. Thay vào đó là các cơ quan, bộ phận quan trọng gồm mắt, cầm, tay,… Cũng trong tuần thai này bé đã biết bài tiết chất thải ra nước ối thuần thục.

Thai nhi 8 tuần tuổi, cơ quan sinh dục của bé đang bắt đầu hình thành nhưng vẫn chưa đủ phát triển để xác định giới tính của thai nhi.

Tim thai 8 tuần đã được phân chia thành 4 ngăn và các vách tim. Đồng thời, nhịp tim thai khoảng 100- 160 nhịp/phút, nhanh hơn gấp đôi so với người trưởng thành.

Sự thay đổi của mẹ mang thai 8 tuần

Sự thay đổi hormone trong cơ thể mẹ khứu giác và dạ dày trở nên nhạy cảm hơn. Một số thay đổi của mẹ khi thai 8 tuần bao gồm:

  1. Căng tức vòng 1: Chị em sẽ cảm thấy ngực to và nặng hơn, căng tức do các tiểu thùy sản xuất sữa trong tuyến vú đang phát triển để chuẩn bị cho giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ.
  2. Mệt mỏi: Khi nội tiết tố thai kỳ thay đổi, cơ thể sản xuất nhiều tế bào máu hơn để đảm bảo cung cấp đủ oxy cho mẹ và thai nhi. Đồng thời, huyết áp và đường huyết có thể thấp hơn so với trước khi mang thai và cơ thể mẹ cũng cần sử dụng năng lượng cho sự phát triển của trẻ. Chính những điều này sẽ khiếp phụ nữ mang thai 8 tuần cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng. Để khắc phục tình trạng này, mẹ cần dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, bổ sung các chất dinh dưỡng và vận động nhẹ nhàng.
  3. Ốm nghén: Thai 8 tuần các cơn ốm nghén sẽ nặng nề hơn do hormone thai kỳ bắt đầu tăng dần. Nên uống đủ nước và chia nhỏ bữa ăn trong ngày, lựa chọn các thực phẩm dễ tiêu hóa giúp giảm ốm nghén, buồn nôn. Nếu mẹ bầu mang thai đôi được 8 tuần, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi và buồn nôn hơn vì có nồng độ hormone thai kỳ cao hơn so với mẹ bầu chỉ có một em bé.
  4. Khứu giác nhạy: Những mùi khó chịu có thể gây cảm giác buồn nôn cho mẹ bầu vì lúc này khứu giác của mẹ trở nên cực kỳ nhạy cảm. Vì vậy, tốt nhất mẹ bầu nên cố gắng tránh xa những thứ nặng mùi để tránh ốm nghén nặng hơn.
  5. Chuột rút: Thai 8 tuần xuất hiện triệu chứng chuột rút nhiều hơn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chuột rút như thiếu nước hoặc thiếu canxi. Nếu tình trạng này nghiêm trọng hơn, chị em hãy trao đổi với bác sĩ để tìm ra biện pháp giải quyết phù hợp.
  6. Táo bón: Có đến hơn 50% phụ nữ gặp tình trạng táo bón khi mang thai. Mẹ bầu cần chú ý uống nhiều nước, ăn hoa quả và rau xanh giàu chất xơ, tránh thực phẩm gây táo bón như ngũ cốc và gạo trắng để giảm táo bón. Nếu như thấy tình trạng này vẫn không cải thiện, hãy đến gặp bác sĩ để có biện pháp khắc phục.
  7. Đi tiểu thường xuyên: Do thể tích mái của mẹ tăng lên trong giai đoạn mang thai khiến thận lọc thành nước tiểu nhiều hơn. Ngoài ra, có thể do tử cung lớn dần lên chèn ép vào bàng quang nên bàng quang không thể trữ nhiều nước tiểu như bình thường.
  8. Ngủ mơ: Thỉnh thoảng mẹ bầu có thể gặp những giấc mơ sống động, kỳ lạ. Đây là điều bình thường trong suốt thai kỳ, do mẹ bầu có nhiều suy nghĩ và lo lắng khi mang thai.
  9. Chảy máu âm đạo: Bầu 8 tuần có ít máu dính ở quần lót khiến nhiều chị em lo lắng vì đôi khi nó lại là dấu hiệu sảy thai sớm. Nhưng cũng có một số nguyên nhân khác gây ra hiện tượng chảy máu âm đạo trong tam cá nguyệt đầu tiên, bao gồm cả việc quan hệ tình dục. Hãy trao đổi với bác sĩ để loại trừ các nguyên nhân bình thường hoặc nguy hiểm, từ đó có phương pháp điều trị kịp thời.

Ngoài ra, nếu không có bất kỳ triệu chứng nào kể trên trong giai đoạn mang thai ở tuần thứ 8 thì mẹ bầu đừng quá lo lắng vì điều này là hoàn toàn bình thường.

Mang bầu 8 tuần có thể khiến mẹ kiệt sức và buồn nôn liên tục, bụng đau nhức và cảm xúc liên tục thay đổi. Mọi thứ sẽ bắt đầu tốt hơn trong khoảng một tháng tiếp theo, khi tam cá nguyệt thứ hai bắt đầu.

Thai 8 tuần siêu âm bụng hay đầu dò?

Hiện nay, có 2 hình thức siêu âm thai 8  tuần:

  • Siêu âm thành bụng

Đây là phương pháp phổ biến nhất khi mang thai. Để thực hiện mẹ phải để cho bàng quang căng lên. Điều này giúp tử cung được nâng cao hơn, giúp dễ dàng nhìn thấy thai nhi, nhất là khi thai còn quá nhỏ. Còn khi thai đã lớn thì không cần làm căng bằng quang nữa.

  • Siêu âm đầu dò

Phương pháp này tuy không phổ biến như siêu âm thành bụng nhưng kết quả sẽ chính xác hơn.

Siêu âm đầu dò là loại siêu âm vùng chậu được bác sĩ chuyên khoa thực hiện để thăm khám, chẩn đoán và phát hiện các bệnh lý ở tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng, cổ tử cung và âm đạo của phụ nữ.

Trong quá trình siêu âm, bác sĩ sẽ đưa một đầu dò siêu âm chuyên dụng vào bên trong ống âm đạo, sử dụng sóng âm tần cao tiếp xúc qua ngõ âm đạo để hiển thị hình ảnh chuyên sâu, có độ chính xác cao.

Với phụ nữ mang thai giai đoạn đầu, siêu âm thai bằng đầu dò sẽ giúp bác sĩ xác định vị trí chính xác của thai nhi nhằm phát hiện trường hợp thai ngoài tử cung. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc ngăn ngừa những biến chứng nếu thai ngoài tử cung vỡ ra như nhiễm trùng ổ bụng, vỡ ống dẫn trứng,.. mà siêu âm ổ bụng không thể hiển thị hình ảnh phôi thai.

Phương pháp siêu âm đầu dò thường được chỉ định khi nghi ngờ thai nhi từ tuần thai thứ 6- 8 không có tim thai hoặc có những bất thường về nhau thai.

Bác sĩ Hà Thị Huệ cho biết, thai 8 tuần có thể siêu âm bụng hay đầu dò đều được. Tùy theo tình trạng sức khỏe và nhu cầu của thai phụ mà bác sĩ sẽ chỉ định hình thức siêu âm phù hợp.

Thai 8 tuần siêu âm có nguy hiểm không?

Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh siêu âm thai 8 tuần có thể gây hại cho thai nhi. Do việc siêu âm là sử dụng các sóng âm thanh có tần số cao nhưng vẫn ở mức cho phép, không gây nguy hiểm hay ảnh hưởng đến thai nhi trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên, thai 8 tuần vẫn còn rất bé và đang trong quá trình phát triển ở giai đoạn đầu của thai kỳ, dễ bị ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài. Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo mẹ không nên lạm dụng siêu âm quá nhiều. Tốt nhất chỉ nên thực hiện siêu âm định kỳ dưới yêu cầu và sự chỉ định của các bác sĩ.

Lời khuyên của bác sĩ cho mẹ bầu 8 tuần

Bước sang tuần thứ 8, cơ thể mẹ có những thay đổi và xuất hiện biểu hiện ốm nghén nặng nề hơn, gây mệt mỏi. Vì vậy, mẹ bầu nên lưu ý một số vấn đề sau đây để giúp cho cơ thể khỏe mạnh và tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của thai nhi:

  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết

Giai đoạn này mẹ bầu cần bổ đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như sắt, canxi, kẽm, magie,… để cả bé và mẹ có thể phát triển khỏe mạnh nhất. Chị em nên bổ sung qua thực phẩm ăn uống hàng ngày là tốt nhất hoặc sử dụng thuốc bổ theo sự kê đơn và hướng dẫn của bác sĩ.

  • Giữ tâm lý thoải mái

Sự thay đổi thất thường của cơ thể do hormone thai kỳ hoặc các cơn ốm nghén khiến mẹ bầu 8 tuần cảm thấy mệt mỏi, gặp nhiều áp lực. Điều này có thể gây ra các tác động tiêu cực đến cả mẹ và sự phát triển của bé. Vì vậy, chị em nên nghỉ ngơi nhiều hơn, giữ tâm trạng thoải mái trong suốt thai kỳ.

  • Tránh vận động mạnh

Chị em không nên vận động mạnh hoặc làm việc quá sức trong quá trình mang thai. Thay vào đó, nên hoạt động nhẹ nhàng, tập thể dục dùng cho mẹ bầu như yoga, đi bộ,… không bê vác vật nặng để tránh ảnh hưởng đến hệ thống xương khớp.

  • Hạn chế quan hệ tình dục

Trong thời kỳ mang thai mẹ có thể quan hệ tình dục. Tuy nhiên, ở tuần thứ 8 của thai kỳ nên hạn chế bởi nếu không thực hiện đúng cách có thể khiến sảy thai hoặc gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến bé. Nếu như muốn duy trì quan hệ tình dục, mẹ nên tìm hiểu các tư thế phù hợp, tránh áp lực lên bé và thực hiện tần suất thấp nhằm đảm bảo an toàn cho thai nhi.

  • Thăm khám thai định kỳ

Ở mỗi giai đoạn của thai kỳ, chị em nên thực hiện thăm khám theo chỉ định của bác sĩ để theo dõi sự phát triển của bé cũng như kịp thời phát hiện các dấu hiệu chất thường để đưa ra phương pháp điều trị và xử lý kịp thời. Tuy nhiên, không nên siêu âm thai quá nhiều lần hoặc lo lắng về các chỉ số của bé bởi mỗi bé sẽ có sự phát triển khác nhau.

Khi đi siêu âm, chị em nên lựa chọn trang phục thoải mái, làm theo hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa. Chú ý lựa chọn địa chỉ thăm khám thai uy tín, có bác sĩ là những người dày dặn kinh nghiệm và chuyên môn cao để đảm bảo kết quả chẩn đoán chính xác nhất.

Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp thắc mắc thai 8 tuần siêu âm bụng hay đầu dò. Ngoài ra, nếu như còn bất kỳ vấn đề nào khác chưa rõ hãy để lại bình luận

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!

Để lại một bình luận