Xin Chào! Chào mừng bạn đến với Hoàn Mỹ Breast Care chuyên trang dinh dưỡng tư vấn ăn uống đúng cách an toàn.
234 lượt xem

Thai 9 tuần tuổi biết làm gì?

Thai 9 tuần tuổi là một dấu mốc quan trọng, khi đó mẹ bầu đã bước vào tháng cuối cùng của giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất. Lúc này, thai nhi đã bắt đầu hình thành đầy đủ các bộ phận và ngày càng có hình dáng của một em bé. Chắc hẳn các mẹ rất tò mò muốn biết thai 9 tuần tuổi biết làm gì? Phát triển như thế nào ? Hãy cùng Blog sức khoẻ Hoàn Mỹ Breast Care tìm hiểu vấn đề này ở bài viết dưới đây!

THAI 9 TUẦN TUỔI BIẾT LÀM GÌ ?

Ở tuần thai thứ 9, thai nhi đã nặng gần 7 g với chiều dài đầu mông khoảng từ 2 – 2.2 cm, có kích cỡ bằng quả nho. Đầu của thai nhi lúc này vẫn có kích thước lớn hơn phần thân nhưng cơ thể sẽ trở nên cân đối hơn trong các tuần tiếp theo của thai kỳ.

Phần trán của em bé đã bớt dô hơn và mắt sẽ nằm ở khoảng giữa khuôn mặt. Những ngón tay và ngón chân trước đây còn dính vào nhau như chân vịt thì ở tuần thai này đã tách hẳn ra thành từng ngón riêng biệt.

Tất cả các cơ quan nội tạng quan trọng trong cơ thể thai nhi như: Tim, não, phổi, gan, thận và ruột vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Ngoài ra, các cơ quan sinh sản (buồng trứng hoặc tinh hoàn) cũng bắt đầu được hình thành trong tuần thai này. Cơ thể thai nhi 9 tuần tuổi sẽ không còn cuộn tròn như trước mà bắt đầu duỗi dần ra, tuy nhiên hai chân thì vẫn còn co lên ngang hông.

Một số cơ nhỏ ở chân và tay đã được hình thành, do đó thai nhi sẽ có những cử động ngẫu hứng. Tuy nhiên, những cử động này rất nhỏ và nhẹ, nên người mẹ khó cảm nhận được. Trong những tuần thai tiếp theo, cường độ và tần suất của các cử động từ thai nhi sẽ tăng lên.

NHỮNG THAY ĐỔI CỦA MẸ BẦU Ở TUẦN THAI THỨ 9

  • Mẹ bầu mang thai 9 tuần tuổi bụng đã to hay chưa?

Tùy vào cơ địa và chế độ ăn uống mà kích thước vòng bụng ở mỗi mẹ bầu sẽ khác nhau. Phần lớn thì trong khoảng 2 tháng đầu mang thai, vòng bụng của các mẹ sẽ không có sự thay đổi rõ rệt, cho đến tuần thứ 12 của thai kỳ thì các mẹ mới có thể nhận thấy phần bụng của mình hơi nhô ra. Sang đến tháng thứ 4, 5 thì phần bụng bầu sẽ lộ rõ.

  • Những thay đổi trong cơ thể:

Ở tuần thai thứ 9, lưu lượng máu trong cơ thể mẹ bầu tiếp tục tăng lên, khiến các mẹ hay bị chóng mặt, đi tiểu thường xuyên và bị nổi tĩnh mạch trên bàn tay, bàn chân hoặc bị chảy máu mũi. Tuy nhiên, điều này sẽ giúp bảo vệ thai nhi khi mẹ bầu đứng lên hoặc nằm xuống, ngăn chặn tình trạng mất máu trong quá trình chuyển dạ và sinh nở. Ngoài ra, tử cung của thai phụ ở tuần thai này sẽ tiếp tục phát triển và các mẹ có thể nhận thấy vòng eo của mình ngày càng dày lên. Trong tuần này, các mẹ sẽ có thể đã tăng cân.

Các hiện tượng căng đau ngực, đầy hơi và táo bón vẫn sẽ tiếp tục diễn ra như các tuần thai trước. Các mẹ nên chú ý nghỉ ngơi, ăn uống điều độ, ngủ đủ giấc để đảm bảo sức khỏe.

  • Những thay đổi về cảm xúc

Bước sang tuần thai thứ 9, các mẹ sẽ tràn đầy năng lượng hơn trước đây, các triệu chứng ốm nghén, buồn nôn đã giảm dần. Tâm trạng của các mẹ cũng đã dần tốt lên, các mẹ đã quen dần với việc mang thai và cảm thấy phấn chấn, bớt lo lắng và rầu rĩ hơn.

SIÊU ÂM THAI 9 TUẦN TUỔI CHO BIẾT NHỮNG THÔNG TIN GÌ ?

Thông qua hình ảnh siêu âm thai 9 tuần tuổi, bố mẹ có thể nhìn thấy rõ hơn các bộ phận như: Mắt, mũi, miệng và chi tiết các nét trên khuôn mặt trẻ cùng với phát triển của móng tay, móng chân, mi mắt,…Các cơ quan quan trọng như: Ruột, gan, não, thận,…cũng được xác định rõ thông qua hình ảnh siêu âm. Đặc biệt, một điểm nữa mà các cha mẹ có thể quan sát qua hình ảnh siêu âm đó là phần cột sống lộ rõ bên trong làn da của em bé, phần đầu có kích thước to hơn so với cơ thể.

Ngoài ra, việc siêu âm 4D còn giúp các bác sĩ nghe được nhịp tim thai 9 tuần tuổi. Việc theo dõi tần số nhịp tim thai cũng sẽ giúp các bác sĩ phát hiện sớm các vấn đề nghiêm trọng như: Thai chết lưu, sảy thai,…để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Cụ thể, mốc siêu âm thai 9 tuần tuổi sẽ cho biết những thông tin dưới đây:

  1. Theo dõi nhịp tim thai nhi để phát hiện kịp thời những vấn đề bất thường.
  2. Kiểm tra, đánh giá tình trạng nhau thai, buồng trứng và tử cung.
  3. Xác định ngày dự sinh để cha mẹ có sự chuẩn bị tốt nhất.
  4. Theo dõi, phát hiện sớm các yếu tố rủi ro tiềm ẩn với thai kỳ.
  5. Chẩn đoán sớm tình trạng mang thai ngoài tử cung và có cách xử lý kịp thời để ngăn chặn những biến chứng, hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
  6. Kiểm tra tình trạng nước ối và thông qua đó đánh giá tình trạng hiện tại của thai nhi.

NHỮNG LƯU Ý DÀNH CHO PHỤ NỮ MANG THAI 9 TUẦN TUỔI

Để có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh, ngăn ngừa những biến chứng đáng tiếc, các mẹ bầu mang thai 9 tuần tuổi cần lưu ý những vấn đề dưới đây:

  • Đi khám thai định kỳ

Các mẹ bầu cần đi khám thai đầy đủ và đúng theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi quá trình phát triển của em bé trong bụng. Đồng thời, phát hiện được sớm những vấn đề bất thường và có hướng xử lý kịp thời nhằm tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

+ Chế độ dinh dưỡng

Mẹ bầu tuần 9 cần chú ý:

  1. Uống đủ 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày
  2. Bổ sung đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất bao gồm: Tinh bột, protein, chất béo, vitamin và khoáng chất.
  3. Đặc biệt, các mẹ cần bổ sung thêm các thực phần giàu axit folic để hỗ trợ quá trình hình thành các cơ quan trong cơ thể thai nhi, đồng thời ngăn ngừa những dị tật ống thần kinh.

Ngoài ra, phụ nữ mang thai cần tránh một số loại thực phẩm không tốt như:

  1. Đồ uống có chứa chất kích thích như: cà phê, rượu bia,…
  2. Các loại nước uống có ga cũng không tốt cho sức khỏe bà bầu.
  3. Không ăn nhiều đồ ngọt, món ăn chiên rán, có nhiều dầu mỡ vì dễ khiến các mẹ bầu bị tăng cân quá mức.
  4. Không nên ăn các món tái, sống, chưa nấu chín kỹ, sữa chưa được tiệt trùng, các thực phẩm chế biến sẵn.
  5. Các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao như: Cá mập, cá kiếm, cá ngừ,… vì sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực cho sự phát triển hệ thần kinh và trí não của thai nhi.
  6. Những loại thực phẩm gây co thắt, làm mềm tử cung như: Dứa, rau ngót, đu đủ xanh, chùm ngây,…

+ Chế độ sinh hoạt:

  1. Ngủ đủ giấc, từ 6 đến 8 giờ mỗi ngày, tránh thức khuya.
  2. Tập các bài thể dục nhẹ nhàng, vừa sức như: Yoga, đi bộ, bơi lội,…để thúc đẩy quá trình lưu thông máu, tăng cường sức đề kháng và giúp quá trình sinh nở diễn ra dễ dàng, thuận lợi hơn.
  3. Giảm bớt khối lượng công việc, dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, tránh làm việc quá sức, nặng nhọc, vận động mạnh.
  4. Không mang giày cao gót vì việc này sẽ khiến thai phụ dễ bị té ngã, gây nguy hiểm cho thai nhi.
  5. Duy trì một tâm lý thoải mái, tích cực, hạn chế căng thẳng, áp lực.
  6. Không tự ý sử dụng các loại thuốc đông tới tây y khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.

Bạn nên tham khảo thêm:

Trên đây là những thông tin xoay quanh vấn đề thai 9 tuần tuổi biết làm gì và phát triển như thế nào. Mọi thắc mắc về vấn đề này, các bạn hãy vui lòng để lại bình luận.

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!