Xin Chào! Blog Hoàn Mỹ cập nhật kiến thức sức khoẻ A - Z
1377 lượt xem

Vết tiêm lao mưng mủ bị vỡ có sao không?

Bệnh lao là bệnh do vi khuẩn MTB (Mycobacterium Tuberculosis) xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Đôi với bệnh lao thì hiện tại y học đã nghiên cứu và phát triển vắc-xin để phòng bệnh hiệu quả. Vắc xin lao được khuyến kích tiêm càng sớm càng tốt, đối tượng tiêm là trẻ em sơ sinh, mũi 1 nên được tiêu trong 1 tháng đầu sau sinh với những em có cân nặng trên 2.5kg. Sau tiêm có thể xuất hiện một số những phản ứng như mưng mủ vết tiêm. Nếu vết tiêm lao mưng mủ bị vỡ có sao không và nên xử trí như thế nào? Cùng Blog sức khoẻ Hoàn Mỹ Breast Care theo dõi những nội dung dưới đây để tìm hiểu thêm nhé.

BỆNH LAO VÀ TIÊM PHÒNG LAO CHO TRẺ SƠ SINH

Sự tấn công của vi khuẩn MTB – Mycobacterium Tuberculosis chính là nguyên nhân gây bệnh lao. Đây là một căn bệnh cô cùng nguy hiểm, vi khuẩn lao có khả năng lây truyền qua không khí bởi vậy mà tốc độ lây nhiễm bệnh rất nhanh và tác động ảnh hưởng của vi khuẩn cũng rất ghê gớm và nghiêm trọng.

Khi cơ thể bị vi khuẩn lao tấn công, chúng sẽ bắt đầu tấn công phổi, gây ra những tổn thương cho phổi, dẫn đến tình trạng viêm phổi. Sau đó tấn công vào xương, các hạch bạch huyết, tim, các cơ quan nội tạng, tim và cả hệ thần kinh.

Lao được đánh giá là bệnh lây nhiễm rất nguy hiểm, biến chứng và có tỷ lệ tủ vong rất cao.

Hiện tại Việt Nam và nhiều các quốc gia trên thế giới đã đưa vắc-xin phòng lao vào chương trinh tiêm chủng mở rộng của quốc gia, được áp dụng tiêm cho tất cả trẻ em sơ sinh.

Trẻ sơ sinh là đối tượng cần tiêm phòng bệnh lao, càng tiêm sớm thì hiệu quả phòng bệnh càng cao. Thông thường vắc-xin lao sẽ được tiến hành đối với trẻ sơ sinh trong vòng 1 tháng đầu tiên sau khi chào đời. Trẻ đủ điều kiện nặng trên 2,5 kg sẽ được tiến hành tiêm phòng với 1 mũi tiêm duy nhất, liều tiêm 0,1ml. Vắc-xin được tiêm trong da, mặt ngoài tay hoặc vai bên trái.

MỘT SỐ PHẢN ỨNG TRẺ CÓ THỂ GẶP PHẢI SAU TIÊM

Đối với trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ sơ sinh, việc tiêm phòng thường sẽ có xuất hiện những phản ứng sau tiêm. Sau khi tiêm phòng vắc-xin lao, trẻ nhỏ có thể xuất hiện một số những biểu hiện phản ứng như:

  1. Sưng, đỏ, đau vùng tiêm. Đặc biệt và vết tiêm có thể sưng to, nóng và đau
  2. Sốt sau khi tiêm vắc-xin
  3. Bởi vì hệ miễn dịch đang hoạt động và sinh ra các kháng thể, trẻ sẽ cảm thấy khó chịu, quấy khóc,…
  4. Sau khi tiêm phòng trẻ có thể xuất hiện những nốt phát ban trên người. Hoặc nổi những cục sần, nhỏ tại chỗ tiêm. Tuy nhiên phản ứng này có thể xuất hiện và dần biến mất trong khoảng 30 phút sau tiêm.

Ngoài những biểu hiện phản ứng xuất hiện ngay sau khi tiêm vắc-xin. Thì cũng có một số những phản ứng mà khoảng 2-3 tuần sau mới xuất hiện. Tình trạng vết tiêm bị mưng mủ sẽ xuất hiện, rỉ mủ và sau đó sẽ đóng thành vảy và bong ra sau đó. Sau khi bong ra thì khoảng 2 tuần sẽ hình thành vết sẹo lõm đường kính khoảng 5mm.

Hiện tượng bị mưng mủ và xuất hiện vết sẹo nhỏ cũng chính là một biểu hiện, nhận biết việc tiêm vắc-xin đã thành công và có hiệu quả.

Trong một số trường hợp khác, sau tiêm từ 3-5 tuần có thể xuất hiện tình trạng viêm hạch, sưng hạch quanh cổ hoặc sau tai. Sau đó khoảng 1 tháng sẽ dần biến mất.

Tuy nhiên sau khi tiếm vắc-xin lao cũng có nhiều trường hợp trẻ không xuất hiện hiện tượng mưng mủ vết tiêm. Nếu trong thời gian hơn 5 tháng kể từ ngày tiêm, trẻ vẫn không xuất hiện vết mủ và không hình thành vết sẹo, lúc này phụ huynh nên cân nhắc và tham khảo ý kiến bác sĩ về việc tiêm phòng lại cho con.

VẾT TIÊM LAO MƯNG MỦ BỊ VỠ CÓ SAO KHÔNG?

Sau khi tiêm vắc-xin phòng bệnh lao thì khoảng từ 2-3 tuần, vết tiêm sẽ xuất hiện tình trạng mưng mủ sau đó bị vỡ hoặc bị rỉ mủ ra ngoài. Khi thấy những hiện tượng này thì phụ huynh không nên quá lo lắng, vì đây là hiện tượng bình thường sau khi tiêm vắc-xin. Đây cũng là một dấu hiệu quan trọng cho thấy việc tiêm vắc-xin đã mang lại hiệu quả cho con.

Thông thường vết mưng mủ sẽ tự vỡ hoặc rỉ mủ, sau đó dần khô miệng và hình thành sẹo lõm. Nếu trẻ hoặc bạn vô tình làm vỡ vết mưng mủ thì cũng không nên quá lo lắng vì thông thường sau một thời gian nữa thì chúng cũng sẽ bị vỡ mủ để hình thành sẹo.

Khi thấy vết tiêm bị mưng mủ thì cha mẹ tuyệt đối không được nặn, bóp và tuyệt đối không sờ tay vào vết mủ hoặc dùng bắt cứ vật gì để nặn mủ. Đồng thời cũng không cần chường hay bôi bất cứ loại thuốc nào lên vết mủ cả. Những việc này là không cần thiết, và tệ hơn là có thể khiến vết mưng mủ bị nhiễm trùng.

Vết tiêm lao mưng mủ bị vỡ có sao không? Khi vết mưng mủ bị vỡ, bạn cần tránh nước và xà phòng vào vết thương. Vì vậy bạn chỉ nên lau hoặc thấm vết mủ khi cần thiết. Cho trẻ mặc đồ rộng rãi để tránh bị cọ vào vết mủ.

Khi vết thương khô miệng và bắt đầu hình thành sẹo thì cha mẹ có thể tăm rửa bình thường cho trẻ.

Vết tiêm lao mưng mủ bị vỡ có sao không? Như vậy tình trạng hình thành vết mưng mủ, vỡ mù là hiện tượng bình thường và cha mẹ không cần quá lo lắng. Sau khi vỡ mủ thì vết thương sẽ dần hình thành một vết sẹo nhỏ trên cách tay của trẻ.

Thời gian sau tiêm, hình thành vết mủ, vỡ mủ, đóng vảy và hình thành sẹo ở mỗi bạn nhỏ là hoàn toàn không giống nhau. Ở một số trường hợp, có bạn nhỏ qua mẫn cảm có thể xuất hiện tình trạng mưng mủ, vỡ mủ nhiều lần cho đến khi trẻ được 1 tuần. Hoặc cũng có những trường hợp trẻ sau tiêm khoảng từ 2-6 tháng với xuất hiện tình trạng mưng mủ, vỡ mủ.

CÁCH CHĂM SÓC TRẺ TẠI NHÀ SAU TIÊM VẮC-XIN LAO

Sau khi tiêm vắc-xin phòng lao, do tác dụng của vắc-xin đang kiến hệ miễn dịch được kích hoạt và dần nhận diện virus và hình thành các kháng thể tự nhiên của cơ thể. Bởi vậy mà sau khi tiêm phòng lao, trẻ sẽ xuất hiện những biểu hiện khác nhau như: sưng, đau, quấy khóc, bỏ bú….

Như vậy sau tiêm trẻ cần được chăm sóc đúng cách để giảm bớt những phản ứng với vắc-xin, và theo dõi tình trạng của trẻ sau tiêm để có thể kịp thời xử lý nếu có biểu hiện bất thường. Dưới đây là một số cách chăm sóc con sau tiêm, cha mẹ có thể tham khảo và áp dụng:

  • Cách chăm sóc tại nhà với những phản ứng nhẹ

+ Trường hợp trẻ nhỏ bị sốt nhẹ sau tiêm: Bạn có thể sử dụng nước mắt để lau cho trẻ đồng thời có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ.

+ Trường hợp bị sưng đau tại vết tiêm: nếu tại chỗ tiêm trẻ bị sưng, đỏ thì cha mẹ có thể dùng khăm mát, nước lạnh để chườm cho trẻ. Đồng thời khi bạn ắm, bế trẻ thi cần chú ý để tránh chạm vào vết thường khiến trẻ đau.

Khi chăm sóc vết tiêm tuyệt đối không được xát chanh hoặc sử dụng khoai tây để đắp lên vết tiêm. Bởi vì làm vậy rất dễ khiến vết tiêm bị kích cứng và tăng nguy cơ nhiễm trùng rất cao.

  • Khi xuất hiện những biểu hiện bất thường

Nếu sau khi tiêm vắc-xin trẻ có những phản ứng nặng hơn như: tình trạng sốt cao, bỏ bó kéo dài nhiều hơn 2 ngày.

Vết tiêm có dấu hiệu ngày càng sưng to hơn, cộng với tình trạng sưng hạch kéo dài hơn 6 tuần…

Đối với những trường hợp biểu hiện như vậy bạn nên đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra, thăm khám và có hướng điều khắc phục kịp thời.

Đặc biệt trong trường hợp, trẻ có những biểu hiện và phản ứng nghiêm trọng hơn như: tím tái, khóc nhiều không dứt, mê mệt, co giật, không tỉnh táo hoặc hôn mê… thì cần cấp cứu ngay lập tức để kịp thời xử trí.

  • Những điều không nên làm sau khi tiêm vắc-xin lao

+ Không tự ý sử dụng kháng sinh chống lao: Sau tiêm nếu cha mẹ thất trẻ nhỏ có khó chịu, quấy khóc nhiều thì nên tái khám hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ, tránh tình trạng tự ý sử dụng thuốc kháng sinh chống lao. Trong trường hợp bác sĩ thăm khám kết luận trẻ bị bội nhiễm do tiểu cẩu hoặc liên cầu, thì bác sĩ sẽ chỉ định sử dung khàng sinh phù hợp cho trẻ. Cha mẹ tuyệt đối không tự ý cho con sử dụng thuốc kháng sinh chống lao.

+ Không bôi thuốc, chính hoặc rạch vết mủ: Sau tiêm phòng vắc-xin lao thì khoảng 2-3 tuần sau, vết tiêm sẽ xuất hiện tình trạng mưng mủ. Lúc này cha mẹ không cần lo lắng và cũng không cân thiết phải bôi thuốc hay tìm cách nặn, bóp, chính, rạch để đẩy mủ ra ngoài, đồng thời cũng tuyệt đối không dùng tay hay bất cứ dụng cụ nào để sờ nên vết thương. Những việc này là không cần thiết và còn có thể khiến vết mủ tăng nguy cơ bị nhiễm trùng rất cao, và cũng ảnh hưởng đến quá trình vỡ mủ và hình thành sẹo.

+ Cân nhắc thật kĩ trước khi trước tiến hành phẫu thuật cắt bỏ hạch: Khi tình trạng mưng và rỉ mủ sau tiêm kéo dài nhiều lần và có những bất thường cần thăm khám để có biện pháp thích hợp. Trong trường hợp trẻ đã tiến hành hút mủ lần 2 nhưng không thành công, thì có thể tiến hành phẫu thuật cắt bỏ hạch. Nhưng cha mẹ cũng cần cân nhắc thật kĩ, và đặc biệt lưu tâm đến vấn đề gây mê và những biến chứng của phẫu thuật để đảm bảo an toàn nhất cho con.

Thực tế có nhiều trường hợp trẻ có thể xuất hiện tình trạng mưng mủ, vỡ mủ, rội lại mưng mủ lại nhiều lần kéo dài cho đến khi trẻ được 1 tuổi, vì vậy mà cha mẹ không nên quá lo lắng mà nên theo dõi tình trạng của con.

Sưng đau, nổi hạch, vết tiêm mưng mủ, quấy khóc… là những phản ứng thông thường và hoàn toàn có thể sảy ra sau khi tiêm vắc-xin. Do đó khi vết tiêm lao mưng mủ bị vỡ, thì phụ huynh không nên quá lo lắng, vì đây là một phản ứng bình thường của việc tiêm vắc-xin lao. Trong trường hợp vết tiêm lao mưng mủ bị vỡ do cha mẹ hoặc trẻ bị va chạm mà vỡ ra, thì cha mẹ cần bình tĩnh, không nên xử lý vết thương ngay mà cần quan sát tình trạng và tham khảo thêm cách xử lý từ bác sĩ hoặc chuyên gia để có cách xử lý phù hợp nhất.

Nguồn tham khảo:

+ TIÊM MŨI VẮC XIN PHÒNG LAO CHO TRẺ SƠ SINH: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT https://vnvc.vn/tiem-mui-vac-xin-phong-lao-cho-tre-sinh-nhung-dieu-can-biet/ Truy cập ngày 03/01/2020

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!

Để lại một bình luận