Xin Chào! Chào mừng bạn đến với Hoàn Mỹ Breast Care chuyên trang dinh dưỡng tư vấn ăn uống đúng cách an toàn.
348 lượt xem

Sau rụng trứng 14 ngày vẫn chưa có kinh

Sau rụng trứng 14 ngày vẫn chưa có kinh là bị làm sao? Chu kỳ kinh nguyệt được coi là thước đo phản ánh sức khỏe nội tiết và sinh sản của các chị em phụ nữ. Do đó, bất kỳ các triệu chứng bất thường nào xảy ra đối với kinh nguyệt có thể là dấu hiệu cho thấy người phụ nữ đang mắc phải các bệnh lý nguy hiểm.

Tìm hiểu chu kỳ kinh nguyệt và quá trình rụng trứng

Khởi đầu kỳ kinh nguyệt, một số hormone đặc biệt sẽ đưa ra các tín hiệu thông báo cho buồng trứng đã đến lúc sản sinh trứng. Nửa đầu của chu kỳ kinh nguyệt (dao động từ 12-14 ngày), các hormone quan trọng được sản xuất nhằm kích thích nang và trứng phát triển. Hoàn tất quá trình này, trứng sẽ trưởng thành.

Qua nửa chu kỳ kinh nguyệt (thường rơi vào khoảng ngày thứ 14 của chu kỳ), các nang trứng sẽ vỡ ra, trứng được phóng ra từ buồng trứng, đây chính là giai đoạn rụng trứng.

Vào nửa còn lại của chu kỳ kinh nguyệt (khoảng từ 15-25), sau khi trứng rụng thì hormone progesterone sẽ thúc đẩy niêm mạc tử cung phát triển. Điều này nhằm chuẩn bị cho trứng đã thụ tinh. Suốt giai đoạn này, nội mạc sẽ dày lên, có sự thay đổi về về mặt sinh lý nhằm phù hợp với quá trình phát triển của trứng đã thụ tinh.

Quá trình xảy ra tiếp theo sẽ phụ thuộc vào việc người phụ nữ có quan hệ tình dục trong vòng 5 ngày trứng rụng hay không. Nếu người phụ nữ có quan hệ tình dục, dương vật xuất tinh trong vào âm đạo thì tinh trùng sẽ bơi lên phía tử cung và chờ sẵn ở ống dẫn trứng.

Trên thực tế, tinh trùng có thể sống sót và tồn tại trong hệ thống cơ quan sinh sản nữ lên đến 5 ngày. Do đó, quan hệ vào đúng kỳ rụng trứng hoặc vài ngày sau đó sẽ vẫn có khả năng trứng thụ tinh với tinh trùng thành công.

Trong trường hợp không thụ thai, nồng độ hormone progesterone sẽ giảm xuống. Điều này khiến cho lớp nội mạc bị bong tách ra, hình thành kinh nguyệt. Với một chu kỳ kinh nguyệt bình thường, khi lớp nội mạc bong ra thì cơ thể sẽ bắt đầu sản xuất hormone kích hoạt chu kỳ rụng trứng của kỳ tiếp theo. Sự xuất hiện của kinh nguyệt là điểm cuối của một chu kỳ kinh.

Sau rụng trứng 14 ngày mà vẫn chưa có kinh nguyệt là bị làm sao?

Thông thường, với những người có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn thì thời gian rụng trứng sẽ rơi vào ngày thứ 14 của chu kỳ. Sau khi trứng rụng được 14 ngày, kinh nguyệt sẽ xuất hiện trở lại. Tuy nhiên, không ít các trường hợp đã quá thời gian này mà không thấy kinh nguyệt xuất hiện. Vậy sau rụng trứng 14 ngày mà vẫn chưa có kinh nguyệt là bị làm sao?

Theo các bác sĩ, dưới đây là những nguyên nhân phổ biến khiến chị em phụ nữ không có kinh nguyệt sau rụng trứng 14 ngày.

  1. Người phụ nữ đã mang thai

Sau rụng trứng 14 ngày mà chưa có kinh nguyệt, khả năng cao là người phụ nữ đã mang thai nếu trước đó có quan hệ tình dục không an toàn. Khi mang thai, dưới sự điều tiết của hormone, lớp nội mạc tử cung sẽ tiếp tục phát triển thay vì bị bong tróc và đào thải ra ngoài. Điều này khiến cho kinh nguyệt không còn xuất hiện. Người phụ nữ lúc này có thể áp dụng biện pháp thử thai tự nhà như sử dụng que thử thai để kiểm tra có đúng bản thân đang mang thai hay không.

  1. Rối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt là một trong những bệnh lý phổ biến khiến sau rụng trứng 14 ngày mà chưa có kinh nguyệt. Ngoài hiện tượng vô kinh, rối loạn kinh nguyệt cũng có thể gây ra các bất thường khác liên quan tới kinh nguyệt như chậm kinh, rong kinh, kinh nguyệt bất thường,… Rối loạn kinh nguyệt do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, trong đó phổ biến nhất là rối loạn nồng độ hormone bên trong cơ thể.

  1. Mắc bệnh phụ khoa

Bệnh phụ khoa có thể hiểu đơn giản là nhóm các bệnh lý xảy ra ở cơ quan sinh dục-sinh sản của chị em phụ nữ như âm hộ-âm đạo, tử cung, vòi trứng, buồng trứng,… Khi mắc bệnh phụ khoa, chị em thường gặp hiện tượng trứng rụng sau 14 ngày mà chưa thấy kinh nguyệt. Ngoài ra, bệnh phụ khoa cũng có thể dẫn tới các triệu chứng như bất thường về màu sắc dịch âm đạo, dịch âm đạo có mùi hôi, quan hệ đau rát, tiểu đau, tiểu ra máu,…

  1. Tâm trạng bất thường

Tâm trạng bất thường, căng thẳng hoặc stress trong công việc/học tập và cuộc sống có thể làm gia tăng hàm lượng hormone adrenaline và cortisol gây ức chế quá trình rụng trứng. Điều này có thể kiến kinh nguyệt kéo dài hơn bình thường hoặc không xuất hiện kinh nguyệt.

  1. Do sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Thuốc tránh khai khẩn cấp là biện pháp được nhiều chị em phụ nữ áp dụng nhằm tránh thai trong trường quan hệ tình dục không sử dụng các biện pháp an toàn. Tuy nhiên, một trong những mặt hạn chế của phương pháp chính là thuốc có thể làm thay đổi nồng độ nội tiết tố một cách đột ngột dẫn tới các triệu chứng bất thường liên quan tới kinh nguyệt như chậm kinh, vô kinh, rong kinh,…

  1. Tăng giảm cân quá đột ngột

Chậm kinh hoặc vô kinh sau rụng trứng cũng có thể đến từ nguyên nhân các chị em phụ nữ tăng hoặc giảm cân quá đột ngột. Theo các bác sĩ, cân nặng cũng là một trong các yếu tố tác động đến chu kỳ kinh nguyệt. Việc tăng cân hoặc giảm cân một cách nhanh chóng đều tác động tới nồng độ nội tiết tố bên trong cơ thể gây ảnh hưởng tới chu kỳ rụng trứng bình thường.

  1. Hội chứng buồng trứng đa nang

Hội chứng buồng trứng đa nang là một bệnh lý liên quan tới sự rối loạn nồng độ hormone bên trong cơ thể, tăng nồng độ nội tiết tố nam dẫn đến sự hình thành của nhiều nang nhỏ bên trong buồng trứng, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt và các biểu hiện nam hóa. Trên thực tế, một trong các triệu chứng của hội chứng buồng trứng đa nang là sau rụng trứng 14 ngày vẫn chưa có kinh nguyệt. Bệnh nếu không được can thiệp điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng tới chức năng sinh sản, thậm chí dẫn tới hiếm muộn-vô sinh.

Lời khuyên của bác sĩ để có chu kỳ kinh nguyệt đều đăn hơn

Để chu kỳ kinh nguyệt diễn ra một cách đều đặn, các bác sĩ đưa ra một số lời khuyên bao gồm:

+ Xây dựng một chế độ ăn hợp lý: Cần đảm bảo dinh dưỡng, cung cấp đầy đủ cho cơ thể các nhóm chất đường bột, đạm, chất béo lành mạnh, vitamin và khoáng chất thiết yếu. Một chế độ ăn uống thiếu chất sẽ gây ảnh hưởng tới kỳ kinh nguyệt của bạn. Đặc biệt, nên bổ sung vào thực đơn các loại thực phẩm sau đây:

+ Gừng: Các bác sĩ cho biết, gừng có tính ấm, chứa nhiều vitamin C cùng với ma giê có tác dụng giúp giảm đau, giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt.

+ Nghệ: Bổ sung nghệ tươi vào thực đơn hàng ngày giúp điều hòa các hormone bên trong cơ thể, có tác dụng chống co thắt, chống viêm hiệu quả, giúp giảm đau, điều hòa chu kỳ kinh nguyệt một cách tự nhiên.

+ Đu đủ xanh: Trong đu đủ xanh có chứa caroten – một chất có tác dụng kích thích tăng tiết và điều hòa nội tiết estrogen bên trong cơ thể, nhờ đó làm cho chu kỳ kinh nguyệt diễn ra một cách đều đặn hơn.

+ Dứa: Các nghiên cứu chỉ ra rằng, dứa có chứa enzyme bromelain. Chất này có tác dụng giúp các tế bào ở thành tử cung bong tróc dễ dàng hơn trong kỳ kinh nguyệt. Nhờ đó giúp giảm đau cũng như tạo điều kiện cho kỳ hành kinh diễn ra một cách dễ dàng và nhẹ nhàng. Ăn dứa thường xuyên cũng góp phần kích thích cơ thể tạo hồng cầu và bạch cầu, giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục sau kỳ kinh nguyệt.

+ Rau mùi tây: Rau mùi tây nên bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng nhờ tác dụng làm tăng cường lưu thông máu tới cơ quan sinh dục-sinh sản, giúp giảm đau và điều hòa kinh nguyệt.

+ Đường thốt nốt: Loại đường này giàu khoáng chất, đặc biệt là chất sắt. Sắt được biết đến là khoáng chất quan trọng tham gia vào quá trình tạo máu của cơ thể. Nhờ đó, thêm loại thực phẩm này vào thực đơn có thể giảm tình trạng thiếu máu sau kỳ kinh nguyệt.

+ Nha đam: Không chỉ có tác dụng làm đẹp da, nha đam còn được biết tới như một loại thực phẩm giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt một cách tự nhiên.

+ Mướp đắng: Mướp đắng giàu khoáng chất như sắt, phốt pho,… các vitamin như vitamin B1, B2, B3, C,… có tác dụng điều hòa và ổn định chu kỳ kinh nguyệt.

+ Uống nhiều nước: Các chị em phụ nữ cần đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày (tối thiểu 2 lít/ngày). Bổ sung đầy đủ nước giúp cân bằng các hoạt động bên trong cơ thể, bao gồm cả chu kỳ kinh nguyệt.

+ Không dùng các chất kích thích và hút thuốc lá: Các chất kích thích như bia rượu, hút thuốc lá có thể gây ảnh hưởng tới nồng độ hormone trong cơ thể gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.

+ Rèn luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe: Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, việc rèn luyện thể dục thể thao cũng góp phần giúp chu kỳ kinh nguyệt được ổn định hơn. Một số bộ môn mà các chị em có thể tham khảo là yoga, đi bộ, chạy bộ, bơi lội, tập gym,…

+ Hạn chế việc dùng thuốc tránh thai khẩn cấp: Thuốc tránh thai khẩn cấp có thể gây ra tác dụng phụ làm ảnh hưởng tới chu kỳ bình thường của kinh nguyệt. Do đó, chỉ sử dụng thuốc trong trường hợp cấp bách.

+ Đảm bảo về chất lượng giấc ngủ: Nghiên cứu cho thấy, chất lượng giấc ngủ cũng góp phần vào sự ổn định của kỳ kinh nguyệt. Thiếu ngủ có thể làm tăng nguy cơ rối loạn chu kỳ kinh nguyệt như 14 ngày sau rụng trứng mà chưa thấy kinh nguyệt. Do đó, các chị em cần đảm bảo ngủ đủ giấc, tối thiểu 7 giờ mỗi đêm.

NÊN XEM THÊM:

+ Trễ kinh 9 ngày thai được mấy tuần?

Trên đây là giải đáp của bác sĩ sau rụng trứng 14 ngày vẫn chưa có kinh là bị làm sao. Nếu các chị em có thắc mắc về sức khỏe kinh nguyệt cần tư vấn, đừng ngần ngại để lại bình luận.

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!