Xin Chào! Blog Hoàn Mỹ cập nhật kiến thức sức khoẻ A - Z
569 lượt xem

Mang thai ăn sả được không?

Sả là một trong những gia vị phổ biến trong bếp ăn của mỗi gia đình người Việt. Không chỉ giúp cho một số món ăn trở nên thơm ngon, hấp dẫn hơn, sả còn có nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Vậy mang thai ăn sả được không?

Sả là gì và giá trị dinh dưỡng của củ sả

Cây sả có nguồn gốc ở Đông Nam Á, tên khoa học: Cymbopogon citratus. Tại Việt Nam, sả được trồng khắp ba miền. Lá cây sả màu xanh lục, hẹp, dài giống như lá lúa. Sả có mùi thơm đặc trưng. Theo Đông y, sả có vị the, hơi cay, tính ấm.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sả giàu các vitamin như vitamin A, C, vitamin nhóm B, axit folic cùng các khoáng chất quan trọng, chẳng hạn như kali, canxi, ma giê, phốt pho,…

Các thành phần đáng chú ý trong 100 gram sả gồm có:

  1. 82 gram protein
  2. 65 mg canxi
  3. 17 mg sắt
  4. 60 mg ma giê
  5. 101 mg phốt pho
  6. 723 mg kali
  7. 23 mg kẽm
  8. 6 mg vitamin C
  9. 06 mg vitamin B1
  10. 13 mg vitamin B2
  11. 1 mg vitamin B3
  12. 08 mg vitamin B6

Sả cũng giàu các chất chống oxy hóa, các flavonoid, các hợp chất phenolic, chẳng hạn như  luteolin, glycosides, kaempferol, elemicin, quercetin, catechol, axit chlorogenic, axit caffeic,…

Mang thai ăn sả được không?

Trả lời câu hỏi mang thai ăn sả được không, theo các bác sĩ, bà bầu hoàn toàn có thể ăn sả trong thời gian mang thai. Tuy nhiên, cần lưu ý ăn sả đúng cách để tránh tác dụng phụ không mong muốn.

Trên thực tế, những ích lợi của việc ăn sả đối với sức khỏe bà bầu là:

  1. Giúp cải thiện hệ thống tiêu hóa: Sả có chứa nhiều các dưỡng chất có lợi cho hoạt động của hệ thống tiêu hóa: Kẽm có tác dụng tốt đối với mô ruột trong khi hàm lượng cao kali giúp điều hòa cân bằng nước, điện giải, giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định.
  2. Làm giảm cảm giác căng thẳng ở bà bầu: Sả giàu các chất như geraniol và geranial đã được chứng minh có tác dụng an thần, giúp làm giảm tình trạng căng thẳng, mệt mỏi một cách hiệu quả.
  3. Giảm triệu chứng của bệnh cảm cúm, cảm lạnh: Với hàm lượng cao các chất chống oxy hóa mạnh, chẳng hạn như vitamin C, beta-sitosterol,… giúp tăng khả năng miễn dịch để chống lại các tác nhân gây bệnh cúm. Cùng với đó, sả thường được dùng như bài thuốc, có tác dụng hỗ trợ làm giảm các triệu chứng cảm cúm, cảm lạnh một cách hiệu quả.
  4. Chống viêm và chống oxy hóa hiệu quả: Hai hoạt chất citral và geranial trong sả đã được chứng minh có tác dụng chống viêm hiệu quả. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, chất chống oxy hóa trong sả có thể giúp loại bỏ các gốc tự do gây ra các bệnh lý mạn tính. Các chất chống oxy hóa mạnh có trong sả có thể kể đến như axit chlorogenic, isoorientin, swertiajaponin. Thành phần beta-carotene-1 là chất chống oxy hóa cũng đã được tìm thấy có tác dụng phòng ngừa ung thư.
  5. Giảm nguy cơ mắc các bệnh răng miệng: Nghiên cứu trong năm 2012 chỉ ra rằng tinh dầu sả có khả năng chống lại vi khuẩn Streptococcus mutans gây sâu răng.

Tác dụng phụ của sả đối với sức khỏe bà bầu nếu như dùng không đúng cách

Các bác sĩ cho biết, mặc dù sả có thể đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của bà bầu nhưng nếu như dùng không đúng cách, loại gia vị này cũng có thể gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm.

Đối với sức khỏe của em bé:

  1. Việc mẹ ăn nhiều sả có thể gây cản trở tới sự nhân lên của tế bào, điều này khiến cho thai nhi tăng trưởng kém, đặc biệt là 3 tháng đầu của thai kỳ.
  2. Ăn nhiều sả có thể làm tăng hàm lượng hợp chất myrcene hấp thu vào trong cơ thể gây cản trở tới quá trình phát triển hệ thống xương của thai nhi.
  3. Sả có tính nóng, ăn nhiều dẫn đến tình trạng tăng cao thân nhiệt, làm tăng nguy cơ sảy thai.

Đối với sức khỏe của mẹ bầu:

  1. Chị em phụ nữ ăn nhiều sả trong thời gian mang thai có nguy cơ cao bị hạ đường huyết. Điều này xảy ra do hàm lượng beta-carotene trong sả sẽ kích thích hormone insulin hoạt động quá mức gây tụt đường huyết, từ đó có thể gây choáng ngất cho bà bầu.
  2. Đối với một số bà bầu có cơ địa dị ứng, ăn nhiều sả có thể dẫn đến các triệu chứng như nổi mẩn da, đau ngực, khó thở, sưng ở họng,…

Bà bầu dùng sả như thế nào để đảm bảo an toàn?

Để nhận được những lợi ích của sả và tránh gặp phải các tác dụng phụ không tốt do loại gia vị này gây ra. Dưới đây là một số lưu ý khi dùng sả dành cho bà bầu.

  1. Trong thời gian mang thai 3 tháng đầu, nếu bà bầu muốn ăn sả thì nên hỏi ý kiến của bác sĩ dinh dưỡng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
  2. Về hàm lượng, các bác sĩ khuyến cáo bà bầu không nên dùng sả mỗi ngày. Chỉ nên dùng 2-3 lần/tuần và mỗi lần không nên quá 20 gram.
  3. Trong thời gian 3 tháng đầu, bà bầu không nên uống nước sả trong lúc bụng rỗng. Bởi vì việc hấp thụ một lượng lớn sả có thể gây kích thích cho tử cung, dẫn đến sảy thai ở bà bầu.
  4. Lưu ý về cách dùng tinh dầu sả: Trong thời gian mang thai nên tránh bôi trực tiếp tinh dầu sả lên da. Điều này nhằm giúp hạn chế tối đa nguy cơ kích ứng. Bà bầu nên sử dụng tinh dầu sả được kết hợp cùng với các tinh dầu khác, chẳng hạn như cam, húng quế, hoa hồng,… để làm giảm tác động mạnh của sả.
  5. Không nên sử dụng trà sả: Trong thời gian mang thai không nên dùng trà sả. Nguyên nhân được lý giải là bởi vì trong loại trà này thường chứa acid tannic. Acid tannic sẽ khiến cho cơ thể của bà bầu khó hấp thu sắt, điều này có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu rất nguy hiểm.
  6. Bà bầu có biểu hiện bị hạ đường huyết không nên ăn sả: Chất beta-carotene có nhiều trong sả sẽ kích thích cơ thể sản xuất nhiều insulin hơn khiến cho mức đường huyết bị tụt nhanh hơn.

Sả thường được sử dụng như thế nào?

Theo các chuyên gia, sả tươi và tinh dầu sả được sử dụng khá nhiều trong đời sống như làm gia vị món ăn, làm đẹp, sử dụng vào các phương pháp trị liệu. Cụ thể:

  1. Sả tươi thường được làm gia vị trong nhiều món ăn hàng ngày của người Việt, giúp cho món ăn thêm thơm ngon và đậm vị hơn. Hãy cho thêm sả vào các món ăn để nhận được nhiều lợi ích về sức khỏe nhé.
  2. Khi sả được pha thành trà, nó được coi là phương pháp giúp hỗ trợ tăng cường miễn dịch nói chung và cải thiện một số triệu chứng bệnh lý như cảm cúm, cảm lạnh,… Bạn có thể làm trà sả bằng cách tiến hành nấu sả với chanh hoặc dùng với gừng để giúp gia tăng khả năng kháng khuẩn, đặc biệt tốt cho hệ hô hấp. Trà sả rất thích hợp giúp tăng miễn dịch, làm ấm cổ họng và cơ thể trong mùa đông lạnh giá.
  3. Đặc biệt, sả còn được điều chế thành tinh dầu sả dùng trong trị liệu.

Một số lưu ý chung khi sử dụng sả

  1. Theo các bác sĩ, sả là gia vị tương đối an toàn đối với hầu hết tất cả mọi người. Tuy nhiên, quá trình sử dụng không nên lạm dụng, sử dụng sả với liều lượng lớn vì có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe, nhất là với phụ nữ đang mang thai.
  2. Trước khi dùng sả, người dùng cần rửa sả một cách sạch sẽ, có thể sử dụng thuốc tím để loại bỏ được các mầm mống sâu bệnh, vi trùng, thuốc trừ sâu,… có trong sả.
  3. Trước khi áp dụng các bài thuốc dân gian từ sả, người dân nên tham khảo ý kiến, xin tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa.
  4. Các đối tượng đang bị cảm nhiệt, cảm nắng, theo khuyến cáo, không nên dùng các bài thuốc từ sả để xông hoặc là để uống vì có thể khiến cho triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.
  5. Tuyệt đối không nên uống tinh dầu sả hoặc là ngửi trực tiếp. Nếu như ngửi trực tiếp tinh dầu sả, người dùng có thể gặp phải các vấn đề sức khỏe liên quan đến phổi.
  6. Đối với tinh dầu sả, lưu ý luôn đậy kín nắp sau khi sử dụng xong. Nên bảo quản tinh dầu sả ở nơi mát mẻ, tránh có sự tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Không dùng tình dầu sả trực tiếp lên vùng da có vết thương hở hoặc trên niêm mạc. Không sử dụng tinh dầu sả trong trường hợp trẻ nhỏ dưới 7 tuổi, những người có làn da nhạy cảm. Phụ nữ đang mang thai và cho con bú cần hạn chế và tham khảo ý kiến của chuyên gia tư vấn trước khi sử dụng.

Món ăn làm từ sả tốt cho bà bầu

  1. Móng giò sả ớt

Nguyên liệu chuẩn bị gồm có 1 kg móng giò, 3-4 nhánh sả, 2 thìa sả băm, ớt quả, ớt bột, đường, nước mắm, muối, hạt nêm, hạt tiêu vừa đủ.

Cách thực hiện: Móng giò chặt khúc nhỏ, rửa sạch với nước muối, cho vào nồi, thêm nước ngập mặt, đun sôi đổ ra rổ và rửa lại dưới vòi nước lạnh, để ráo. Sả tước bỏ bớt vỏ khô ở ngoài, đập dập. Đun nóng 3 thìa nhỏ dầu, phi tỏi thơm, cho sả băm, ớt bột, sả cây vào xào. Cho thịt chân giò xào cùng với sả, đảo đều tay, nêm gia vị vừa dùng. Đổ ít nước lạnh, đun sôi, đậy kín nắp. Đun đến khi thịt chân giò mềm thì tắt bếp, múc ra đĩa lớn ăn cùng cơm.

  1. Nấm xào sả ớt

Nguyên liệu gồm 200 gram nấm rơm hoặc chân gà, 1-2 cây sả, ớt quả, muối, nước mắm, hạt nêm, hành khô, rau mùi, hành lá vừa đủ.

Cách làm như sau: Nấm tiến hành cắt bỏ chân, rửa sạch, thái lát, sả bỏ bớt cọng cứng, rửa sạch, thái nhỏ, băm nhuyễn. Ớt thái khoanh tròn, đầu hành đập dập, thái nhỏ hành lá. Đun nóng 2 thìa dầu ăn, phi hành khô, đổ sả bằm và hành lá vào đảo đều, cho nấm vào xào cùng, nêm gia vị vừa đủ. Xào thêm khoảng vài phút rồi tắt bếp, múc ra đĩa, rắc rau mùi đã thái nhỏ và thưởng thức.

Trên đây là giải đáp mang thai ăn sả được không. Nếu bạn có thắc mắc về sức khỏe cần tư vấn bởi bác sĩ, hãy để lại bình luận

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!

Để lại một bình luận