Xin Chào! Blog Hoàn Mỹ cập nhật kiến thức sức khoẻ A - Z
363 lượt xem

Chụp x quang khi mang thai 12 tuần có sao không?

Chụp X quang khi mang thai 12 tuần có sao không? Chụp X quang là một trong những kỹ thuật đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình khám chữa bệnh. Thông qua ảnh chụp X quang, các bác sĩ có thể nhìn thấy những cơ quan ở bên trong cơ thể của người bệnh mà không cần phải trực tiếp mổ. Tuy nhiên, đối với phụ nữ đang mang thai, việc chụp X quang vẫn đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của thai nhi.

Chụp X quang là phương pháp như thế nào?

Theo các bác sĩ thì X quang là 1 loại bức xạ có mức năng lượng cao. Máy chụp X quang có khả năng phát ra các chùm tia X với bức xạ cao. Chúng có thể đi xuyên qua các mô mềm và thành phần dịch ở bên trong cơ thể một cách dễ dàng để tạo ra hình ảnh. Thông qua đó, các bác sĩ sẽ dựa vào hình ảnh này để thực hiện việc chẩn đoán bệnh lý.

Để tiến hành chụp X quang, người cần chụp sẽ được các kỹ thuật viên yêu cầu nằm, ngồi hoặc là đứng theo một vài tư thế để chụp. Bạn có thể sẽ phải nín thở khi thực hiện chụp X quang phổi để hình ảnh ghi lại được trở nên rõ nét nhất có thể.

Phim X quang hoặc bộ phận ghi nhận hình ảnh sẽ được đặt ở phía sau bộ phận cơ thể cần tiến hành chụp. Tia X sau khi đi qua các bộ phận đó, một phần sẽ được giữ lại và những phần đi qua sẽ được ghi lại để tạo ra hình ảnh.

Hình ghi lại được sẽ càng đen nếu như có càng nhiều tia X được chiếu đến phim. Bởi vậy, những bộ phận trên cơ thể khi cản được nhiều tia X thì sẽ cho ra  hình trắng trong khi những bộ phận cơ thể rỗng hoặc có đầy khí như phổi thì sẽ cho ra hình đen. Hình ảnh ghi lại được ở tại các mô mềm, chẳng hạn như cơ hoặc là các tạng đặc bên trong cơ thể sẽ có màu xám. Độ xám này hoàn toàn phụ thuộc vào đậm độ của chúng.

Kỹ thuật chụp X quang được thực hiện trong điều kiện đảm bảo các yếu tố an toàn, đủ tiêu chuẩn. Các bác sĩ chẩn đoán hình ảnh sẽ phân tích hình ảnh và gửi kết quả này đến bác sĩ đã chỉ định thực hiện chụp X quang.

Chụp X quang có ưu nhược điểm gì?

Về ưu điểm:

Các bác sĩ cho biết, kỹ thuật chụp X quang từ lâu đã được y học ứng dụng một cách rộng rãi, đặc biệt là hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán bệnh lý thông qua hình ảnh. Chụp X quang thường được ứng dụng trong lĩnh vực:

  1. Về xương khớp: Giúp phát hiện những chỗ bị đau, chấn thương, gãy hoặc dập xương, giúp kiểm tra, theo dõi tình trạng bệnh loãng xương, ung thư xương, viêm khớp, Gout, sỏi uric,…
  2. Về răng: Nhổ răng, điều trị sâu răng, thực hiện niềng răng,…
  3. Về phổi: Theo dõi tình trạng viêm phổi, phát hiện kịp thời u phổi, hỗ trợ chẩn đoán các bệnh lý liên quan tới phổi.
  4. Về tim và mạch máu: Giúp kiểm tra hình trạng và kích thước của tim, phát hiện sớm tim bị biến dạng, chẩn đoán hở van tim, phát hiện các chất hoặc các hợp chất gây hại đến mạch máu, van tim.
  5. Theo dõi hồi phục: Được sử dụng để theo dõi quá trình phục hồi sau phẫu thuật, chẳng hạn như phẫu thuật ở vùng ngực, theo dõi quá trình lành lại sau điều trị gãy xương, dập xương,…

Về nhược điểm:

Chụp X quang cũng có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe như:

  1. Tia X có thể là tác nhân làm tăng nguy cơ ung thư: Tia X có tác dụng trị xạ ung thư nhưng nếu dùng tia X với bước sóng, cường độ lớn, tần suất thường xuyên thì các tế bào ung thư có thể hình thành, phát triển.
  2. Tia X có thể gây ra những vết đỏ ở trên da, gây ra triệu chứng bỏng da, cháy da nhưng những biểu hiện này không có sức ảnh hưởng lâu dài.
  3. Ngoài ra thì tia X cũng làm tăng nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến một số các cơ quan khác như mắt, làm suy giảm sức đề kháng, gây tiêu chảy, giảm cân,…

Nguy cơ sức khỏe của tia X đối với con người

Tia X như chúng ta đã biết là một dạng bức xạ được sử dụng trong quá trình chụp X quang để hỗ trợ cho công việc khám chữa bệnh của các bác sĩ. Tia X nằm trong phổ năng lượng sóng điện từ, do đó nó còn được gọi là sóng điện từ.

Mặc dù mang lại những lợi ích cho ngành y tế nhưng như chia sẻ ở trên, tia X vẫn tiềm ẩn khả năng gây ra ung thư đối với những trường hợp thường xuyên có tiếp xúc với tia X.

Nhiều chuyên gia về y tế nhận định, trong trường hợp chụp X quang nhiều lần, trong khoảng thời gian ngắn, tia X có thể gây ra những tổn thương cho một số tế bào trong cơ thể của bạn và phát triển thành ung thư trong tương lai.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chính thức đưa tia X vào danh sách các chất gây ung thư. Tuy nhiên, thống kê cho thấy, một tỷ lệ rất nhỏ (chỉ có 0,4%), nguyên nhân ung thư xuất phát từ việc chụp X quang. Trong khi phương pháp này đang được các cơ sở y tế áp dụng nhiều trong các khâu chẩn đoán và kiểm tra tiến trình điều trị. Như vậy, chúng ta có thể nhận thức một cách rõ rằng rằng, lợi ích của việc chụp X quang mang lại là lớn hơn rất nhiều so với những mặt hạn chế tiêu cực tiềm ẩn của chúng.

Ảnh hưởng của tia X đối với phụ nữ đang trong thời gian mang thai

Các bác sĩ cho biết rằng mặc dù khả năng gây ra bệnh ung thư của tia X là cực kỳ thấp nhưng đối với người phụ nữ đang mang thai, vẫn nên cân nhắc một cách kỹ lưỡng trước khi có quyết định thực hiện.

Thực tế thì cơ thể của mẹ bầu sẽ không bị ảnh hưởng nhiều nhưng đối với thai nhi lại vô cùng nhạy cảm với loại tia này. Bức xạ do tia X mang lại có thể vượt xa gấp 20 lần so với bức xạ nền đến từ môi trường. Do đó, nếu như tia bức xạ chiếu đến thai nhi, em bé sẽ rất dễ bị tổn thương. Những hệ lụy nghiêm trọng mà tia X có thể gây ra cho thai nhi khi mẹ chụp X quang là quá trình phát triển bị ảnh hưởng, tăng nguy cơ bị dị tật bẩm sinh, tiềm ẩn nguy cơ ung thư trong tương lai.

Ở mỗi giai đoạn của thai kỳ, mức độ ảnh hưởng của tia X cũng sẽ có sự khác nhau. Cụ thể là:

  1. Trong thời gian 2 tuần đầu của thai kỳ: Có nguy cơ cao gây chết phôi, nguy cơ cao sảy thai nếu như liều lượng lớn hơn 5 rad.
  2. Trong thời gian từ tuần thứ 3 đến tuần thứ 8 của thai kỳ: Ở giai đoạn này, các cơ quan trong cơ thể của em bé bắt đầu quá trình phát triển một cách mạnh mẽ. Do đó, nếu như có tia X chiếu vào, đặc biệt với liều lượng từ 20-30 rad thì có thể gây ảnh hưởng xấu đến một số bộ phận của cơ thể bé, dẫn tới dị tật và nguy cơ ung thư.
  3. Trong thời gian từ tuần thứ 20 trở đi: Theo các bác sĩ thì đây có thể được xem là ngưỡng bắt đầu an toàn vì cơ thể của thai nhi lúc này đã dần hoàn thiện. Nếu như người mẹ có bệnh lý bắt buộc phải thực hiện chụp X quang để điều trị, bác sĩ có thể cân nhắc và chỉ định thực hiện.

Chụp X quang khi mang thai 12 tuần có sao không?

Giải đáp câu hỏi chụp X quang khi mang thai 12 tuần tuổi có sao không, các bác sĩ cho biết, 12 tuần tuổi là khoảng thời điểm mà mẹ bầu sắp bước qua giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất. Vào lúc này, em bé vẫn đang trong quá trình phát triển một cách mạnh mẽ. Kích thước cơ thể bé lúc này đã nặng gần 15 gram, chiều dài khoảng 5,5 cm.

Tuy nhiên là 12 tuần tuổi vẫn đang nằm trong khoảng thời gian 3 tháng đầu của thai kỳ, nguy cơ sảy thai vẫn có khả năng xảy ra. Việc chụp X quang khi thai nhi mới chỉ 12 tuần tuổi cần phải được cân nhắc một cách kỹ lưỡng, chỉ khi có sự chỉ định và cho phép của bác sĩ sản khoa mới tiến hành thực hiện.

Trong trường hợp mẹ bầu bắt buộc phải tiến hành thực hiện thì hãy nên mặc áo khoác chì để ngăn cản bức xạ của tia X ảnh hưởng đối với thai nhi.

Tìm hiểu về liều lượng sử dụng, vị trí chụp X quang gây ảnh hưởng đến em bé

Không phải bất cứ khi nào mẹ bầu chụp X quang cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu cho thai nhi. Điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như là liều lượng sử dụng, bộ phận tiến hành chụp X quang và số lần chụp.

Dưới đây là số liệu thống kê chỉ rõ mức độ ảnh hưởng của tia X lên thai nhi tại một số bộ phận thường gặp.

  1. Nếu chụp X quang phần đầu: Các chuyên gia ước tính thai nhi hấp thụ khoảng 0.004/lần chụp. Vì vậy để đạt liều gây ảnh hưởng là 5 rad, mẹ bầu phải chụp X quang đến 1250 lần.
  2. Nếu như tiến hành chụp X quang răng: Ước tính, thai nhi sẽ hấp thụ 0.0001/lần chụp. Để có thể đạt được liều gây ảnh hưởng là 5 rad thì mẹ bầu cần 50000 lần chụp.
  3. Nếu chụp X quang ở vùng cột sống cổ: Các nhà nghiên cứu ước tính thai nhi sẽ hấp thụ 0.002/lần chụp. Để có thể đạt liều ảnh hưởng là 5 rad mẹ bầu sẽ cần 2500 lần chụp.
  4. Nếu như chụp X quang tay chân: Ước tính thai nhi sẽ hấp thụ khoảng 0.001/lần chụp. Vì vậy, để đạt được liều ảnh hưởng là 5 rad thì mẹ bầu sẽ cần 5.000 lần chụp.
  5. Nếu chụp X quang ở ngực: Thai nhi hấp thụ khoảng 0.00007/lần chụp, để đạt liều ảnh hưởng tới sức khỏe thai mẹ bầu cần 71429 lần chụp.
  6. Nếu chụp X quang ở vú: Thai nhi hấp thụ 0.02/lần chụp, mẹ bầu cần 250 lần chụp mới khiến thai nhi bị ảnh hưởng.

Trên đây là giải đáp của bác sĩ chụp X quang khi mang thai 12 tuần có sao không. Nếu bạn có thắc mắc về sức khỏe cần được tư vấn, hãy để lại bình luận

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!

Để lại một bình luận