Việc theo dõi kích thước của bé trong suốt thai kỳ sẽ giúp đảm bảo trẻ sinh ra khỏe mạnh và phát triển bình thường. Thai 4 tuần có kích thước bao nhiêu mm là thắc mắc của nhiều chị em, đặc biệt là với những người lần đầu làm mẹ. Cùng các chuyên gia Blog sức khoẻ Hoàn Mỹ Breast Care giải đáp chi tiết qua nội dung bài viết sau đây.
Sự phát triển của thai 4 tuần tuổi
Thai 4 tuần tuổi là giai đoạn phôi thai đang tăng trưởng nhanh chóng để hình thành và phát triển các bộ phận của cơ thể.
Phôi thai đã hoàn thành quá trình từ ống dẫn trứng đến tử cung, phôi nang vào trong niêm mạc tử cung làm tổ. Sau đó phôi nang sẽ trải qua quá trình phân chia lớn và tách thành hai nhóm. Một nửa phôi thai sẽ phát triển thành bé trai hoặc bé gái sau này, trong khi nửa còn lại hình thành nhau thai, huyết mạch của bé, đây cũng là nơi dẫn chất dinh dưỡng và mạng chất thải đi khi bé sinh ra.
Thai 4 tuần có kích thước bao nhiêu mm?
Đây là khởi đầu cho sự phát triển mạnh mẽ của phôi thai. Từ tuần thứ 4 trở đi, các cơ quan nội tạng của bé bắt đầu phát triển và hoạt động. Vì vậy, giai đoạn này bé rất dễ bị tổn thương từ bất kỳ yếu tố nào tác động đến sự phát triển của bé.
Thai lúc này chỉ nhỏ bằng hạt mè với kích thước khoảng 2mm và chưa có hình dạng nhất định. Vì vậy, nếu mẹ hoạt động quá mạnh trong thời gian này sẽ rất dễ bị động thai hoặc thậm chí là sảy thai.
Trong tuần thứ 4, phôi thai có cấu tạo gồm 3 lớp: ngoại bì, trung bì và nội bì. Những tế nào này dần dần sẽ phát triển thành cơ quan và bộ phận cơ thể của thai nhi.
- Ngoại bì: Ống thần kinh, não bộ của bé, tủy sống, dây thần kinh và xương sống hình thành, bắt đầu phát triển ở ngoài cùng, được gọi là ngoại bì. Lớp này cũng sẽ tạo ra da, tóc, móng, tuyến vú, mồ hôi và men răng cho bé.
- Trung bì: Tim và hệ tuần hoàn bắt đầu hình thành ở tầng giữa, hay còn gọi là trung bì. Trên thực tế, trái tim nhỏ bé của con bắt đầu phân chia thành các ngăn và bắt đầu đập cũng như bơm máu. Tầng trung bì cũng sẽ hình thành cơ bắp của bé, sụn, xương và mô dưới da.
- Nội bì: Đây là lớp thứ ba, sẽ là nơi của phổi, ruột và hệ thống tiết niệu thô sơ, cũng như tuyến giáp gan và tuyến tụy của bé. Trong lúc đó, nhau thai và dây rốn cung cấp dinh dưỡng và oxy cho bé, đã hoạt động.
Yếu tố tác động tới cân nặng của thai 4 tuần
Cân nặng của thai nhi bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau, cụ thể:
+ Huyết áp cao
Hầu hết phụ nữ mang thai khi bị huyết áp cao thường sinh em bé có cân nặng thấp. Do huyết áp cao ở mẹ có thể cản trở việc cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho bé. Tình trạng huyết áp cao cũng có thể gây sinh non nên có cân nặng nhẹ hơn so với những bé được sinh đủ ngày.
Huyết áp cao mãn tính và tăng huyết áp thai kỳ đều có liên quan đến cân nặng khi sinh của bé. Do đó, nếu mẹ có tiền sử huyết áp cao hãy chia sẻ với bác sĩ để có biện pháp kiểm soát trong suốt thai kỳ.
Ngoài vấn đề về huyết áp, phụ nữ mang thai mắc bệnh về tim có khả năng sinh bé nhẹ cân do bệnh tim cản trở khả năng bơm máu của oxy và chất dinh dưỡng đến tim của bé thông qua nhau thai.
+ Bệnh tiểu đường
Những mẹ bị tiểu đường có khả năng sinh con nặng cân, đặc biệt là nếu đường trong máu của mẹ không được kiểm soát tốt trong thai kỳ. Vì lượng đường bổ sung trong máu của mẹ truyền qua nhau thai cho con. Bé về cơ bản nhận được nhiều dinh dưỡng hơn nhu cầu cần và phát triển hơn bình thường.
Tuy nhiên, bệnh tiểu đường có thể di truyền và các gen liên quan đến bệnh tiểu đường cũng có thể làm giảm cân khi sinh bằng cách giảm tác dụng insulin đối với sự phát triển của bé.
+ Hen suyễn
Khi bị hen suyễn mà không kiểm soát tốt có thể khiến trẻ sinh ra bị nhẹ cân. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng phụ nữ có triệu chứng hen hàng ngày hoặc thở kém có nhiều khả năng sinh con nhẹ cân hơn so với người kiểm soát tốt bệnh.
+ Bệnh thận
Nếu mẹ bị bệnh thận nhẹ và không có vấn đề sức khỏe nào khác thì bé có khả năng khỏe mạnh và phát triển bình thường. Tuy nhiên, một số trường hợp chị em mang thai bị thận có khả năng sinh non và khiến bé bị nhẹ cân.
+ Lupus ban đỏ
Đây là một bệnh tự miễn mãn tính thường gặp ở phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ. Lupus ban đỏ làm tăng nguy cơ chậm phát triển trong tử cung và nhẹ cân. Nguy cơ tăng lên nếu mẹ sắp dùng thuốc steroid hoặc bị huyết áp cao.
Trường hợp phụ nữ mang thai bị lupus ban đỏ sẽ phải trải qua nhiều lần siêu âm để theo dõi sự phát triển của bé.
+ Do thiếu máu
Thiếu máu hoặc số lượng hồng cầu thấp ở người mẹ sẽ làm tăng nguy cơ sinh con nhẹ cân. Do các tế bào hồng cầu chịu trách nhiệm mang oxy và chất dinh dưỡng đi khắp cơ thể.
Phổ biến nhất là thiếu máu do thiếu sắt, mẹ có thể cải thiện bằng cách điều trị bằng các chất bổ sung vitamin, sắt để bé sinh ra được khỏe mạnh và phát triển toàn diện.
+ Các yếu tố khác
Trẻ sinh ra nhẹ cân có thể do các yếu tố khác như di truyền, tuổi tác của bố mẹ, sinh đôi, chế độ dinh dưỡng khi mang thai,…
Sự thay đổi của cơ thể mẹ khi mang thai 4 tuần
Mẹ mang thai 4 tuần sẽ cảm nhận được một số triệu chứng như đau ngực, mệt mỏi, đi tiểu thường xuyên, buồn nôn,… Giai đoạn này bụng mẹ vẫn chưa to, mọi người xung quanh cũng sẽ không nhận thấy dấu hiệu bất thường nào.
Thai nhi đã nằm sâu bên trong tử cung và tiếp tục diễn ra hiện tượng cấy thai. Sau khi thai vào tử cung thành công, nhau thai sẽ sản xuất ra hormone thai kỳ giúp lớp niêm mạc tử cung không bong ra, đồng thời buồng trứng ngừng rụng trứng mỗi tháng nên kinh nguyệt của mẹ sẽ dừng lại.
Thai 4 tuần mẹ sẽ thấy những cơn co thắt nhẹ và xuất hiện đốm máu khi thai vào tử cung. Những đốm máu này thường có màu hồng nhạt hoặc nâu đậm, rất dễ nhầm lẫn với máu kinh.
Từ 6- 12 ngày sau khi thụ tinh, trứng bắt đầu giải phóng hCG giúp đảm bảo sự phát triển của thai nhi bằng cách điều chỉnh và sản xuất ra các chất dinh dưỡng cũng như năng lượng cần thiết. Vào tuần thứ 4 của thai kỳ, nồng độ hCG sẽ tăng cao trong nước tiểu nên mẹ có thể xác định chính xác mình đã mang thai.
Khi nồng độ hCG cao sẽ khiến chị em cảm thấy mệt mỏi, đau ngực, ốm nghén. Trong tuần này mẹ cũng sẽ nhạy cảm hơn với mùi hương khác nhau. Nguyên nhân do nồng độ estrogen trong cơ thể của mẹ tăng cao, đặc biệt là tuần thứ 4 của thai kỳ. Ngoài ra, tình trạng chán ăn cũng có thể xảy ra với một số trường hợp.
Trong thời gian đầu mang thai nhiệt độ cơ thể mẹ bầu cũng tăng lên, cùng với đó là hiện tượng ra máu báo thai. Nếu như xuất hiện những dấu hiệu này, chị em nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được xét nghiệm hoặc thử que thử thai tại nhà để biết chắc chắn mình đang mang thai hay không.
Mẹ bầu nên ăn gì để con tăng cân nhanh?
Thực tế, trọng lượng của thai nhi sẽ tăng trong suốt thai kỳ nhưng phát triển mạnh mẽ nhất vào thời điểm 3 tháng cuối. Đây là lúc mẹ nên đặc biệt chú ý về chế độ dinh dưỡng để giúp bé đạt được cân nặng tiêu chuẩn và phát triển toàn diện trước khi chào đời. Dưới đây là gợi ý những thực phẩm giúp bé tăng cân nhanh chóng mà mẹ có thể tham khảo:
- Tinh bột: mẹ bầu nên duy trì ăn 2-3 bát cơm vào các bữa chính. Ngoài ra có thể bổ sung thêm các loại hạt, khoai lang, ngũ cốc vào các bữa phụ và bữa sáng.
- Thịt: nên sử dụng khoảng 2-3 mỗi món thịt trên một tuần và luân phiên thay đổi các loại thịt để mẹ bầu không có cảm giác nghén.
- Cá: mỗi tuần nên thưởng thức 2-3 bữa cá với nhiều hình thức chế biến: hấp, kho, rán,…
- Rau xanh: thực đơn mỗi ngày cần có rau xanh. Ngoài ra, có thể bổ sung với các loại củ để đa dạng và thay đổi khẩu vị.
- Trứng: bà bầu cần bổ sung 3-4 quả trứng/ tuần là vừa đủ.
- Hoa quả: mẹ bầu nên ăn hoa quả mỗi ngày. Có thể ăn trực tiếp hoặc vắt lấy nước đều được.
- Các loại hạt: Quả hạnh rất tốt cho sự phát triển của thai nhi? Các loại hạt như óc chó, hạnh nhân, đậu phộng,… chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Tiêu biểu gồm hàm lượng lớn chất béo lành mạnh, chất xơ và protein không chỉ giúp thai nhi tăng cân khỏe mạnh mà còn rất có lợi cho não bộ. Đây cũng là nhóm thực phẩm được khuyến cáo nên bổ sung trong suốt quá trình mang thai. Các loại hạt dinh dưỡng này chính là món ăn vặt an toàn và khỏe mạnh giúp bé tăng cân tốt và không vào mẹ.
Ngoài ra, thai 4 tuần là thời điểm mẹ nên bổ sung vitamin D để duy trì cấu trúc xương và răng chắc khỏe, dưỡng chất này cũng giúp mẹ hấp thụ canxi tốt cho sự phát triển của thai nhi. Vitamin D có trong cá mòi, sữa, nước cam, lòng đỏ trứng.
Thai nhi cần một số chất béo thiết yếu như axit béo omega 3. Trong đó, DHA là thành phần chính giúp não bộ và võng mạc phát triển. Mẹ có thể bổ sung DHA từ các loại cá như cá hồi, trứng hoặc từ các thực phẩm chwucs năng. Tuy nhiên, cần có sự chỉ định của các bác sĩ để đảm bảo liều lượng và cách sử dụng phù hợp nhất.
Ngoài ra, chị em nên thực hiện thăm khám thai định kỳ trong suốt thai kỳ để theo dõi sự phát triển của trẻ và có biện pháp xử lý kịp thời khi có các dấu hiệu bất thường.
Bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin về thai 4 tuần có kích thước bao nhiêu mm. Ngoài ra, nếu như còn bất kỳ vấn đề nào khác chưa rõ hãy để lại bình luận.
Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!