Xin Chào! Blog Hoàn Mỹ cập nhật kiến thức sức khoẻ A - Z
407 lượt xem

Có thai ăn hạt mít được không và ăn sung được không?

Có thai ăn hạt mít được không và ăn sung được không là vấn đề nhiều mẹ bầu thắc mắc. Mặc dù cả hạt mít và sung đều mang đến nhiều tác dụng cho sức khỏe nhưng nếu không hiểu rõ về cách sử dụng có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Cùng các chuyên gia giải đáp thắc mắc này qua bài viết sau đây.

Có thai ăn hạt mít được không?

Hạt mít có thể chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon như rang, luộc, nướng,… Không chỉ được yêu thích bởi mùi vị ngọt bùi mà nó còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vậy có thai ăn hạt mít được không?

+ Giá trị dinh dưỡng của hạt mít

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, hạt mít có vị thơm bùi và giàu dinh dưỡng, cụ thể:

–     Tinh bột: 7-%

–     Lượng calo: 53

–     Carbs: 11 gram

–     Chất đạm: 2 gam

–     Chất béo: 0 gram

–     Chất xơ: 0,5 gam

Ngoài ra, hạt mít còn chứa nhiều magie và canxi giúp cơ thể ngăn ngừa tình trạng loãng xương và giúp xương chắc khỏe. Lượng vitamin A dồi dào trong hạt mít còn giúp mắt sáng khỏe, bảo vệ tóc khỏi những tác nhân xấu gây rụng tóc.

+ Lợi ích của mít đối với bà bầu

  • Giúp làm đẹp da

Trong hạt mít chứa lượng vitamin và protein dồi dào, ăn đúng cách sẽ giúp da luôn căng bóng, khỏe mạnh. Đồng thời, thành phần vitamin A sẽ giúp các tế bào được tái tạo và chống lão hóa.

  • Ngăn ngừa táo bón

Chất xơ không dễ hòa tan trong hạt mít có tác dụng giải độc ruột hiệu quả và giúp hệ tiêu hóa hoạt động mạnh hơn. Từ đó ngăn ngừa được các vấn đề về táo bón thường gặp ở bà bầu.

  • Giảm căng thẳng và nhiễm trùng

Sử dụng hạt mít còn giúp mẹ bầu giảm nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn và virus hiệu quả.

  • Bổ sung sắt cho cơ thể

Nguồn sắt trong hạt mít hỗ trợ quá trình oxy hóa để cơ thể tăng cường tái sinh tế bào máu đỏ. Một chế độ ăn giúp cung cấp sắt cho cơ thể đặc biệt đối với các mẹ bầu là vô cùng cần thiết.

Bên cạnh những lợi ích cho, bà bầu ăn mít còn giúp tăng đề kháng và ổn định sức khỏe ổn định. Tuy nhiên, không phải vì hạt mít tốt nên ăn quá nhiều dẫn đến những tác dụng phụ, chỉ nên ăn vừa đủ như một món ăn nhẹ để bổ sung dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe.

+ Bà bầu có nên ăn hạt mít không?

Câu hỏi có thai ăn hạt mít được không? Câu trả lời là Có. Bởi hạt mít chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé. Mẹ bầu có thể ăn hạt mít với nhiều cách chế biến khác nhau như luộc, rang, nướng,… Loại hạt này có giá trị dinh dưỡng cao, có thể chứa một số bệnh ích khí, bổ trung, tiểu tiện.

Tuy nhiên, chị em cần lưu ý sử dụng lượng hạt mít phù hợp. Nếu ăn mít không đúng cách có thể gây ra một số tác dụng phụ trong thai kỳ như:

–     Ăn mít quá nhiều có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa, đau hoặc khó chịu bụng do hàm lượng chất xơ khá nhiều.

–     Mít làm thay đổi tỉ lệ glucose cho những mẹ bị mắc bệnh tiểu đường. Bởi vậy nếu bà bầu bị tiểu đường hoặc có nguy cơ mắc bệnh này thì tuyệt đối không nên ăn mít khi mang thai.

–     Bà bầu bị thừa cân hay béo phì thì tốt nhất không nên ăn mít trong quá trình mang bầu.

–     Nếu mẹ bầu từng bị dị ứng với mít hay bị rối loạn đông máu thì không nên ăn mít bởi vì có thể khiến tình trạng bệnh có thể nên trầm trọng hơn.

Có thai ăn sung được không?

Về giá trị dinh dưỡng, quả sung có chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe, đặc biệt là đối với các chị em đang mang thai. Cụ thể, trong quả sung có chứa chất xơ, chất béo, đường tự nhiên, vitamin C, vitamin B, vitamin K,… cùng các khoáng chất như sắt, canxi, kali, magie,…

Theo các nghiên cứu thì trong 50g quả sung sẽ có:

–     37 đơn vị calo

–     9,59 g carbohydrate

–     1,13g tổng lượng đường

–     0,15g chất béo

–     0,06mg manga

–     116mg kali

–     0,15mg acid pantothenic

–     0,06 mg vitamin B6

–     1,45g chất xơ

–     0,38g protein

–     0,03mg đồng

Do đó, với câu hỏi có thai ăn sung được không? Câu trả lời là Có. Bởi quả sung góp phần cung cấp các chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể phụ nữ mang thai cũng như em bé trong bụng mẹ.

Ngoài câu hỏi có thai ăn sung được không, nhiều người cũng băn khoăn không biết có thai ăn sung muối được không? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trung bình mỗi ngày phụ nữ cần khoảng 2000- 4000mg muối cho cơ thể. Vì vậy, mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn sung muối trong thời kỳ mang thai.

Tuy nhiên , không nên ăn quá nhiều thực phẩm này vì nó có thể làm tăng huyết áp, chóng mặt, tức ngực và tạo điều kiện cho vi trùng sinh sôi trong đường hô hấp.

+ Tác dụng của quả sung đối với bà bầu

Các thành phần dinh dưỡng dồi dào có trong quả sung mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe bà bầu:

  • Bổ sung canxi tốt cho xương

Các chất dinh dưỡng chứa trong quả sung bao gồm canxi, nhờ vậy khi ăn sung giúp mẹ bầu bổ sung lượng canxi giúp xương chắc khỏe, hỗ trợ sự phát triển răng và xương của bé trong bụng mẹ.

Đồng thời, quả sung có thể hỗ trợ củng cố hệ xương của thai phụ sau khi mang thai, ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt kali gây loãng xương.

  • Điều hòa huyết áp trong thai kỳ

Quả sung có tác dụng trong việc giúp bà bầu ổn định huyết áp nhờ hàm lượng kali cao. Đồng thới, ăn sung giúp phòng tránh và giảm thiểu tình trạng đái tháo đường thai kỳ.

  • Điều chỉnh lượng đường trong máu

Sung rất giàu kali và natri, vì thế có thể giúp giảm lượng đường trong máu. Bên cạnh đó, nó có một lượng cao chất chống oxy hóa polyphenol giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch trong thai kỳ.

  • Ngăn ngừa thiếu máu

Trong quả sung có chứa sắt giúp giảm thiểu tình trạng thiếu sắt gây thiếu hụt oxy cung cấp cho thai nhi. Ngoài ra, trong sung chứa lượng vitamin C hỗ trợ quá trình hấp thụ sắt trong cơ thể diễn ra một cách tốt hơn. Vì vậy, có thể làm giảm nguy cơ thiếu máu thường gặp ở phụ nữ mang thai.

  • Cải thiện tiêu hóa

Theo đó, loại quả này sẽ giúp điều hòa nhu động ruột và ngăn ngừa tình trạng táo bón khi mang thai cho các bà bầu. Sự phát triển của lợi khuẩn trong đường ruột và hệ tiêu hóa cũng được hỗ trợ nhờ có men vi sinh trong loại quả này. Bên cạnh đó, cũng giúp giảm đi cảm giác cồn cào do đói kèm theo việc tạo cảm giác no lâu.

  • Giảm ốm nghén

Ăn sung đúng cách giúp mẹ bầu giảm tình trạng ốm nghén với thành phần vitamin B6.

Bên cạnh đó, sung còn mang lại một số tác dụng khác như giúp kiểm soát cảm giác thèm ăn, cung cấp chất béo tốt cho cơ thể, giảm nồng độ cholesterol trong máu, làm đẹp da và tóc,…

+ Bà bầu ăn sung cần lưu ý gì?

Tuy hạt mít mang lại nhiều tác dụng đối với sức khỏe, nhưng nếu mẹ bầu sử dụng không đúng cách có thể ẩn chứa một số tác dụng phụ nguy hiểm cho mẹ và bé:

  1. Gây viêm da do chất psoralens: Quả sung có chứa psoralen, một chất hóa học có công dụng loại trừ các vấn đề về sắc tố da. Tuy nhiên, việc ăn quả sung quá nhiều có thể gây tích lũy psoralens dẫn đến viêm da ở mẹ bầu.
  2. Rối loạn hệ tiêu hóa do bổ sung quá nhiều chất xơ: Với hàm lượng chất xơ cao, quả sung có thể gây ra tình trạng đầy hơi, tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa nếu sử dụng quá nhiều.
  3. Hạ huyết áp và đường huyết: Sự mất cân bằng giữa natri và kali là nguyên nhân chính khiến mẹ bầu tăng huyết áp. Với lượng kali dồi dào, ít natri, quả sung giúp hạ huyết áp hiệu quả. Thêm vào đó, ăn sung giúp giảm lượng đường huyết, phù hợp với cả những mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên, nếu dùng quá nhiều có thể gây phản tác dụng, làm hạ huyết áp và tụt đường huyết, ảnh hưởng đến sức khỏe.
  4. Dị ứng: Nếu mẹ bầu chưa ăn quả sung trước đó, hãy đặc biệt cẩn thận khi ăn loại quả này trong thời kỳ mang thai. Sau khi ăn, nếu có dấu hiệu bị ngứa, da phù nề, viêm mũi dị ứng, nhức đầu,… cần ngừng ngay loại thực phẩm này và đến các cơ sở khám bệnh uy tín để được điều trị kịp thời.

Để hạn chế các nguy cơ nói trên, bà bầu khi ăn sung trong thời kỳ mang thai cần lưu ý một số vấn đề sau:

  1. Không ăn quá nhiều sung liên tục trong nhiều ngày.
  2. Chọn những quả sung tươi non, không bị dập nát và nên rửa sạch trước khi ăn để đảm bảo vệ sinh
  3. Sung có tác dụng thông huyết, bổ huyết nên mẹ bầu mới mang thai không nên ăn nhiều để hạn chế ảnh hưởng đến thai nhi.
  4. Ngoài ra, cần lưu ý rằng với quả sung khô, mẹ bầu cũng không nên ăn nhiều. Bởi vì trong quá trình sấy khô, lượng đường đã bị cô đặc lại. Vậy nên quả sung khô chứa rất nhiều đường và giàu calo. Tiêu thụ nhiều sung sấy khô trong thai kỳ cũng không tốt cho mẹ và bé.
  5. Trong trường hợp mẹ bầu gặp bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khi ăn sung cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Có thai nên ăn quả gì?

Mang thai là giai đoạn nhạy cảm, đặc biệt là chế độ dinh dưỡng của mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là những loại quả tốt cho bà bầu mà chị em có thể tham khảo:

  1. Xoài: Đây là loại quả mẹ bầu nên có trong chế độ dinh dưỡng thai kỳ. Trong xoài chứa nhiều chất dinh dưỡng như chất xơ, kali, folate.
  2. Chuối chín: Lượng kali dồi dào trong chuối chín giúp mẹ bầu giảm nguy cơ bị chuột rút, phù nề trong những tháng đầu tiên. Tuy nhiên, cần lưu ý không nên ăn quá 2 quả chuối/ngày.
  3. Cherry: Lượng sắt trong cherry cao giúp ngăn ngừa thiếu máu cho mẹ bầu.
  4. Quả kiwi: Có thể nói kiwi là nguồn cung cấp axit folic dồi dào cho cơ thể.
  5. Quả nho: Mẹ bầu nên ăn nho chín để bổ sung lượng axit folic và vitamin trong suốt thai kỳ.

Như vậy, bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp có thai ăn hạt mít được không và ăn sung được không? Nếu như còn bất kỳ vấn đề nào khác chưa rõ, hãy để lại bình luận.

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!

Để lại một bình luận