Xin Chào! Blog Hoàn Mỹ cập nhật kiến thức sức khoẻ A - Z
383 lượt xem

Mới có thai ăn thịt gà được không và ăn lòng lợn được không?

Đối với phụ nữ mang thai, chế độ dinh dưỡng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Việc sử dụng đúng các loại thực phẩm sẽ có lợi cho bé và ngược lại. Vậy mới có thai ăn thịt gà được không và ăn lòng lợn được không?

Mới có thai ăn thịt gà được không và ăn lòng lợn được không?

Giải đáp thắc mắc mới có thai ăn thịt gà được không và ăn lòng lợn được không, các bác sĩ cho biết, so với các loại thịt khác, thịt gà rất có lợi đối với sự phát triển của thai nhi. Trong thịt gà giàu các thành phần dinh dưỡng quan trọng như sắt, canxi, phốt pho, các vitamin A, D, E, B,…

Đối với món lòng lợn, các bác sĩ khuyến cáo khi mới mang thai và trong suốt thai kỳ, bà bầu nên tránh ăn món này bởi những loại thực phẩm có nguồn gốc nội tạng động vật thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm khuẩn, virus, ký sinh trùng lây bệnh sang cho người.

Những thực phẩm khi mới mang thai bà bầu nên ăn

  1. Sữa cùng với các chế phẩm của sữa: Khi mới mang thai, bà bầu cần được bổ sung thêm protein và canxi để có thể đáp ứng được nhu cầu phát triển của thai nhi. Sữa và các chế phẩm từ sữa là nguồn cung cấp protein và canxi rất tốt mà bà bầu cần bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày.
  2. Các loại cây họ đậu: Các loại cây họ đậu, như đậu lăng, đậu Hà Lan, đậu xanh, đậu nành, đậu phộng,… là nguồn cung cấp dồi dào chất xơ, protein, sắt, axit folic, canxi,… Đặc biệt, hàm lượng folate trong các loại cây họ đậu có vai trò đặc biệt quan trọng đối với với sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi, nhất là trong tam cá nguyệt đầu tiên. Thiếu folate trong giai đoạn này có thể làm tăng nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi.
  3. Khoai lang: Trong khoai lang có chứa beta carotene, đây là một hợp chất tiền vitamin A có nguồn gốc từ thực vật. Khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành vitamin A. Vitamin này có vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng của các tế bào và mô. Do đó, nó rất quan trọng đối với sự phát triển của em bé. Ngoài ra trong khoai lang còn giàu chất xơ giúp cải thiện tình trạng táo bón thường gặp khi mang thai.
  4. Cá hồi: Cá hồi được biết tới là thực phẩm giàu acid béo omega-3. Theo các chuyên gia về dinh dưỡng, acid béo omega-3 rất cần thiết trong trong thời gian mang thai bởi chúng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của trí não và mắt của em bé. Cá hồi là loại thực phẩm có nguồn vitamin D tự nhiên. Vitamin D rất quan trọng đối với các quá trình chuyển hoá của cơ thể, bao gồm sức khoẻ xương và khả năng miễn dịch.
  5. Trứng: Trứng là nguồn thực phẩm cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. Một quả trứng có thể cung cấp một lượng đáng kể protein, chất béo, chất khoáng và vitamin. Đặc biệt, trứng giàu choline, đây là một chất rất cần thiết đối với nhiều quá trình trong cơ thể, bao gồm sự phát triển và duy trì sức khỏe của bộ não. Nghiên cứu cho thấy, hàm lượng choline thấp khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ dị tật ống thần kinh và giảm chức năng não bộ ở thai nhi. Một quả trứng luộc có thể cung cấp khoảng 113 mg choline, chiếm khoảng 25% nhu cầu khuyến nghị cho phụ nữ đang mang thai.
  6. Các loại rau lá xanh: Các loại rau lá xanh như bông cải xanh, cải xoăn, rau bina,… chứa nhiều dưỡng chất quan trọng đối với bà bầu. Loại thực phẩm này có hàm lượng cao các chất xơ, vitamin C, vitamin K, vitamin A, canxi, sắt, folate, phốt pho, kali,… Đặc biệt, chúng rất giàu các chất chống oxy hoá giúp gia tăng khả năng miễn dịch và cải thiện tiêu hóa. Nhờ hàm lượng chất xơ cao, các loại rau lá xanh có tác dụng ngăn ngừa tình trạng táo bón, một vấn đề rất phổ biến và gây khó chịu cho phụ nữ mang thai. Thường xuyên ăn các loại rau lá xanh có thể làm giảm nguy cơ con sinh ra bị nhẹ cân.
  7. Thịt nạc: Các loại thịt nạc từ thịt bò, thịt lợn hay thịt gà đều là nguồn cung cấp protein chất lượng cao. Đặc biệt, trong thịt bò và thịt lợn cũng rất giàu chất sắt, choline cùng với các vitamin nhóm B. Tất cả những chất dinh dưỡng này đều cần thiết cho phụ nữ đang mang thai. Trên thực tế, sắt là khoáng chất thiết yếu được cơ thể sử dụng để tạo ra các tế bào hồng cầu có chức năng cung cấp oxy cho tất cả các tế bào ở bên trong cơ thể. Các bác sĩ cho biết, phụ nữ khi mang thai cần được bổ sung nhiều chất sắt hơn vì lượng máu ở giai đoạn này sẽ ngày càng gia tăng, nhất là trong giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ. Ngoài ra, nếu như nồng độ sắt thấp trong 3 tháng đầu và 3 tháng giữa của thai kỳ, mẹ bầu có thể bị thiếu máu do thiếu sắt gây nguy hiểm tới em bé.
  8. Dầu cá: Các bác sĩ cho biết, dầu cá thường giàu acid béo omega-3 EPA cùng với DHA, rất cần thiết cho sự phát triển của trí não và đôi mắt của thai nhi. Ngoài ra, trong dầu cá còn rất giàu vitamin D. Nghiên cứu cho thấy, thiếu vitamin D có thể liên quan đến sự gia tăng nguy cơ tiền sản giật. Đây là một biến chứng nguy hiểm với các triệu chứng như huyết áp cao, sưng tay và chân, tích tụ protein trong nước tiểu.
  9. Quả mọng: Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết trong quả mọng thường có chứa nhiều nước, tinh bột lành mạnh, vitamin C, chất xơ và các chất chống oxy hoá. Với hàm lượng vitamin C cao, cơ thể sẽ hấp thụ chất sắt tốt hơn. Ngoài ra, vitamin C cũng rất quan trọng đối với sức khỏe của làn da cũng như chức năng miễn dịch.
  10. Ngũ cốc: Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp bà bầu đáp ứng nhu cầu calo tăng cao của cơ thể, đặc biệt là trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối cùng của thai kỳ. Ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ, vitamin cùng các hợp chất thực vật khác rất có lợi cho bà bầu.
  11. Bơ: Theo khuyến cáo, bà bầu nên ăn bơ thường xuyên bởi loại quả này chứa nhiều acid béo không bão hoà đơn. Ngoài ra, bơ cũng là nguồn cung cấp chất xơ, các vitamin nhóm B (folate), vitamin K, kali, đồng, vitamin E, vitamin C dồi dào mà bà bầu rất cần. Hàm lượng cao chất béo lành mạnh có trong quả bơ sẽ giúp xây dựng da, não và mô của thai nhi. Chất folate có trong quả bơ sẽ giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh.
  12. Nước: Trong thời gian mang thai, lượng máu của bà bầu sẽ theo đó mà tăng lên. Do đó, điều quan trọng đối với phụ nữ mang thai là cần bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể, tránh tình trạng mất nước. Hơn nữa, việc đảm bảo lượng nước cho bà bầu có thể giúp giảm tình trạng táo bón và giảm nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu.

Một số thực phẩm bà bầu nên tránh khi mới mang thai

  1. Một số loại cá có hàm lượng thuỷ ngân cao: Theo khuyến cáo của các bác sĩ, Phụ nữ khi đang mang thai không nên ăn các loại cá có hàm lượng thuỷ ngân cao quá 1 đến 2 lần/tháng. Một số loại cá có hàm lượng thuỷ ngân cao như cá kiếm, cá ngừ, cá thu,…
  2. Cá chưa được chế biến chín: Các loại các chưa được chế biến chín hoặc còn tái có thể gây ra một số bệnh lý nhiễm trùng (như noro virus, vibrio, salmonella,…) gây hại đến sức khỏe của cả mẹ lẫn thai nhi.
  3. Các loại thịt chưa nấu chín, thịt sống hoặc tái: Bác sĩ nhấn mạnh việc ăn thịt chưa nấu chín hoặc thịt còn sống có thể làm tăng nguy cơ mẹ bầu bị nhiễm trùng từ một số vi khuẩn hoặc ký sinh trùng như Toxoplasma, E. coli, Listeria, Salmonella,…
  4. Trứng sống: Các bác sĩ cho biết, việc ăn trứng sống có thể bị nhiễm Salmonella có thể dẫn đến bệnh tật, làm tăng nguy cơ sinh non hoặc thai chết lưu. Các loại thực phẩm thường chứa trứng sống mà bà bầu nên tránh bao gồm: Trứng chần, món salad, kem tự làm, bánh kem,…
  5. Nội tạng động vật: Nội tạng động vật có thể là nguồn chứa các vi sinh vật gây hại tới sức khỏe của bà bầu và em bé.
  6. Thực phẩm chứa caffeine: Bác sĩ khuyến cáo phụ nữ khi mang thai nên hạn chế lượng caffeine từ thực phẩm ở mức 200 mg mỗi ngày, tương đương với khoảng 1 – 2 tách cà phê. Hàm lượng caffeine cao trong thai kỳ có thể tác động tiêu cực tới sự phát triển của thai nhi và gây ra cân nặng khi sinh thấp. Tốt nhất, bà bầu nên tránh các loại thực phẩm chứa caffeine khi mang thai.
  7. Các loại rau mầm sống: Thực tế, các loại rau mầm sống có thể bị nhiễm salmonella. Do chúng cần môi trường ẩm ướt để phát triển, đây cũng là điều kiện lý tưởng để các tác nhân gây bệnh phát triển. Do đó, phụ nữ mang thai nên tránh hoàn toàn rau mầm trừ phi chúng đã được nấu chín.
  8. Các loại sữa và phô mai chưa được tiệt trùng: Sữa tươi và phô mai nếu như chưa được tiệt trùng có thể chứa rất nhiều các vi khuẩn gây hại, chẳng hạn như Listeria, Salmonella, E. coli hay Campylobacter.
  9. Rượu bia: Nghiên cứu cho thấy, bà bầu sử dụng rượu bia có thể làm tăng nguy cơ sảy thai và tình trạng thai chết lưu. Trên thực tế, ngay cả khi bà bầu sử dụng một lượng nhỏ nó cũng có thể tác động tiêu cực đến sự phát triển trí não của em bé. Ngoài ra, nó cũng có thể gây ra một hội chứng được gọi rượu bào thai. Tình trạng này liên quan đến dị tật khuôn mặt, khuyết tật tim và thiểu năng trí tuệ ở trẻ.
  10. Các loại thực phẩm chế biến sẵn: Lạm dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn trong khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ tăng cân quá mức ở bà bầu, đái tháo đường thai kỳ và các biến chứng nguy hiểm khác.

Trên đây là giải đáp của bác sĩ mới có thai ăn thịt gà được không và ăn lòng lợn được không? Nếu bà bầu có thắc mắc về sức khỏe trong thai kỳ cần được bác sĩ tư vấn, hãy để lại bình luận.

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!

Để lại một bình luận