Trong những ngày hè oi bức, thì việc sử dụng máy lạnh là vô cùng cần thiết, giúp mang đến bầu không khí mát mẻ và dễ chịu hơn. Tuy nhiên, đối với các mẹ sau sinh, khi cơ thể đang rất yếu ớt, mệt mỏi thì việc nằm điều hòa có gây ảnh hưởng gì không? Phụ nữ sau sinh có nên nằm máy lạnh ? Bài viết dưới đây blog sức khoẻ Hoàn Mỹ Breast Care sẽ giúp các bạn giải đáp vấn đề này !
SAU SINH CÓ NÊN NẰM MÁY LẠNH ?
Sau khi sinh, cơ thể người mẹ sẽ trở nên yếu ớt cả về thể chất và tinh thần. Do đó, trong thời gian này, các mẹ cần phải chú ý chăm sóc sức khỏe, kiêng khem cẩn thận để nhanh chóng hồi phục sức khỏe và ngăn ngừa các bệnh hậu sản.
Theo kinh nghiệm dân gian, phụ nữ sau sinh cần phải kiêng tất cả các hoạt động nặng nhọc, tránh gió, tránh nước và phải ở trong phòng kín. Tuy nhiên, trong những ngày thời tiết nắng nóng, việc ở trong một không gian hẹp, kín sẽ khiến cho cả mẹ và bé cảm thấy nóng bức, ngột ngạt và bí bách. Vậy phụ nữ sau sinh có nên nằm máy lạnh hay không?
Theo các chuyên gia cho biết: Nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh đều sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và bé. Vì vậy, nếu thời tiết quá oi bức thì việc bật máy lạnh và điều chỉnh nhiệt độ phù hợp để các mẹ và bé cảm thấy dễ chịu hoàn là điều hoàn toàn nên làm. Các mẹ chỉ cần chú ý không điều chỉnh nhiệt độ điều hòa quá thấp là được.
Thậm chí việc bật điều hòa trong những ngày nắng nóng có thể mang lại rất nhiều lợi ích cho trẻ sơ sinh. Cụ thể như: Giúp các bé cảm thấy thoải mái, dễ chịu, ngủ ngon và ít quấy khóc hơn; hạn chế tình trạng nổi rôm sảy, ngứa ngáy; ngăn ngừa tình trạng cơ thể bị mất nước do đổ mồ hôi quá nhiều.
NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG ĐIỀU HÒA CHO SẢN PHỤ SAU SINH VÀ EM BÉ
Khi sử dụng điều hòa, các mẹ sau sinh cần lưu ý một số điều dưới đây để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của chính mình và thai nhi:
- Điều chỉnh mức nhiệt độ phù hợp
Các mẹ nên duy trì nhiệt độ trong phòng vào khoảng từ 26 – 28 độ C. Nếu để nhiệt độ trên 28 độ thì sẽ khiến cho trẻ bị nóng bức, đổ mồ hôi và nổi rôm sảy. Còn nếu để nhiệt độ quá thấp thì sẽ dễ khiến cho trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp và mẹ cũng sẽ dễ bị cảm lạnh.
- Không nên để điều hòa chiếu trực tiếp vào người
Hệ hô hấp của trẻ sơ sinh vẫn còn rất nhạy cảm. Nếu để quạt gió điều hòa thổi thẳng vào mặt, đầu em bé thì sẽ dễ khiến bé mắc phải các bệnh về đường hô hấp như: Viêm phế quản, viêm phổi, viêm họng, …Không chỉ thế, việc để gió lạnh thổi thẳng vào người mẹ cũng có thể dẫn đến tình trạng nhiễm lạnh, cảm, khiến quá trình phục hồi sức khỏe sau sinh diễn ra lâu hơn.
- Mẹ và bé nên mặc quần áo dài tay khi nằm trong phòng điều hòa
Sau khi sinh, cơ thể người phụ nữ sẽ trở nên yếu ớt, suy nhược, các lỗ chân lông trên cơ thể đều ở trạng thái mở rộng, đặc biệt là các lỗ chân lông ở phần da đầu. Do đó, chỉ cần tiếp xúc với gió, nhất là gió lạnh thì sẽ có thể khiến cơ thể mẹ bị nhiễm lạnh, đau đầu, đau nhức xương và thậm chí còn bị cảm mạo. Do đó, các mẹ nên mặc quần áo dài và tốt nhất là đi thêm một đôi tất mỏng để bảo vệ chân khi nằm trong phòng điều hòa. Đối với em bé, thì các mẹ cũng cần lưu ý cho bé mặc quần áo dài tay, đắp một tấm chăn mỏng, đặc biệt là che kín vùng bụng để tránh tình trạng lỗ chân lông giãn nở, khiến bé bị cảm lạnh. Chú ý thay bỉm thường xuyên và kịp thời để tránh khiến bé bị nhiễm lạnh.
- Vệ sinh điều hoà
Điều hoà là thiết bị tích tụ nhiều bụi bẩn và vi khuẩn. Do đó, các mẹ cần chú ý vệ sinh điều hoà thường xuyên để loại bỏ các bụi bẩn, nấm mốc và vi khuẩn, mang lại một không khí trong lành và sạch sẽ hơn.
- Không lạm dụng điều hòa liên tục
Cho dù thời tiết nóng nực nhưng các mẹ cũng không nên lạm dụng điều hoà. Vào những thời điểm như: Sáng sớm, đêm khuya thì các mẹ nên tắt điều hòa và mở cửa sổ để tận hưởng không khí tự nhiên.
- Không đột ngột đưa trẻ sơ sinh ra khỏi phòng điều hòa
Khi trẻ đang ngồi trong phòng điều hòa, không nên đột ngột đưa trẻ ra môi trường bên ngoài. Sự chênh lệch nhiệt độ có thể khiến trẻ bị sốc nhiệt, dẫn đến tình trạng sốt, cảm cúm, ho,…
Nếu muốn đưa trẻ ra ngoài, các mẹ hãy tắt điều hòa nhiệt độ, để trẻ tiếp tục ngồi trong căn phòng đó. Sự tăng nhiệt độ dần trong căn phòng sẽ giúp trẻ dần thích nghi. Khi nhiệt độ trong phòng gần với nhiệt độ ngoài trời, thì lúc đó các mẹ mới nên đưa trẻ ra ngoài.
Mặt khác, khi bé vừa đi ra ngoài về, đổ nhiều mồ hôi, các mẹ cũng nên lau mồ hôi cho bé và để bé ngồi nghỉ ít nhất 3 phút ở nhiệt độ phòng bình thường. Không nên cho bé vào ngay phòng điều hòa lạnh, nhiệt độ thấp đột ngột.
- Chú ý đến độ ẩm trong phòng
Khi bật điều hòa, hơi nước trong không khí sẽ bị ngưng tụ lại và thoát ra ngoài thông qua ống dẫn, từ đó làm giảm độ ẩm trong phòng. Nếu không chú ý bổ sung độ ẩm, trẻ sơ sinh có thể bị khô da, khô mũi, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Một số biện pháp đơn giản giúp bổ sung độ ẩm là: Dùng máy phun sương, đặt chậu nước hoặc treo khăn ướt trong phòng. Độ ẩm lý tưởng cho phòng có trẻ sơ sinh là khoảng 40 – 60 độ.
NHỮNG ĐIỀU MẸ SAU SINH CẦN LƯU Ý ĐỂ NHANH HỒI PHỤC SỨC KHỎE
Trong thời gian kiêng cữ sau sinh, các mẹ cần lưu ý một số điều dưới đây để cơ thể phục hồi tốt, đảm bảo nguồn sữa cho bé:
- Chú ý ăn uống khoa học, đủ chất
Sau sinh, các mẹ cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để sức khỏe mau phục hồi và tạo sữa nuôi con. Các mẹ tăng cường bổ sung các loại rau xanh, trái cây tươi, thực phẩm giàu protein, sắt,… Đặc biệt, các loại thịt nạc, cá, các loại hạt và đậu là nguồn cung cấp protein dồi dào cho cơ thể sản phụ, giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng. Đồng thời, thúc đẩy quá trình chữa lành những vết thương trong quá trình sinh nở.
Một điều quan trọng nữa là các mẹ chú ý uống đủ nước để hỗ trợ quá trình tiêu hóa và tăng sản xuất sữa mẹ. Ngoài nước lọc, thì các mẹ có thể uống nước ép trái cây và sữa để tránh nhàm chán và bổ sung thêm các dưỡng chất cho cơ thể.
Các mẹ sau sinh chú ý không nên ăn các thực phẩm có chứa nhiều muối, các thức ăn lên men, đồ ăn tái, sống, đồ ăn chiên rán và các thực phẩm có tính hàn như: Kem, bí đao, dưa hấu, khổ qua,…
- Không nên vận động mạnh
Sau khi sinh, các mẹ nên dành thời gian để nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng, tránh vận động, làm việc nặng nhọc. Việc mang vác, làm việc nặng nhọc sẽ có thể tác động đến vết rạch tầng sinh môn hoặc vết mổ trên bụng mẹ, khiến vết mổ bị bục chỉ, rách và lâu hồi phục hơn.
Tốt nhất là các mẹ chỉ nên đi bộ chậm rãi, thực hiện các động tác nhẹ nhàng để thúc đẩy lưu thông khí huyết, kích thích co bóp tử cung để đẩy hết sản dịch ra ngoài cơ thể.
- Không sử dụng các chất kích thích
Trong thời gian cho con bú, các mẹ tuyệt đối không được uống rượu bia vì chất cồn có thể đi vào sữa mẹ và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của em bé. Ngoài ra, việc sử dụng rượu bia và các loại đồ uống có cồn còn có thể làm suy giảm hệ miễn dịch, khiến quá trình hồi phục sức khỏe sau sinh diễn ra lâu hơn.
Tốt nhất là các sản phụ sau sinh nên bổ sung nước lọc, nước trái cây hoặc sữa để đảm bảo nguồn sữa cho con bú, đồng thời giúp quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra thuận lợi, ngăn ngừa tình trạng táo bón. Bên cạnh rượu bia, các mẹ cũng cần tránh sử dụng các loại đồ uống chứa caffein như: Trà, cà phê. Bởi vì những chất này sẽ không chỉ khiến mẹ bị khó ngủ mà còn có thể đi vào sữa mẹ, khiến bé bị khó ngủ, trằn trọc và quấy khóc.
- Kiêng quan hệ tình dục sớm
Theo các bác sĩ chuyên khoa, các mẹ cần kiêng quan hệ tình dục trong ít nhất từ 4 – 6 tuần sau sinh. Nguyên nhân là những vết rạch tầng sinh môn hay vết mổ lấy thai cần một khoảng thời gian để hồi phục hẳn và sau sinh các mẹ cũng bị mất rất nhiều sức nên cũng cần được nghỉ ngơi để phục hồi sức khỏe. Việc quan hệ quá sớm sau khi sinh có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, chảy máu vùng kín, khiến quá trình hồi phục sau sinh diễn ra chậm hơn.
- Không tùy tiện sử dụng thuốc
Sau khi sinh, trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ, nếu gặp các vấn đề về sức khỏe thì các mẹ cần đi khám và tuân thủ theo đúng theo chỉ định của bác sĩ. Các mẹ tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về uống vì thuốc có thể đi vào sữa mẹ và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé.
- Duy trì một tâm lý thoải mái, tích cực
Sau khi sinh, tình trạng căng thẳng, mệt mỏi sẽ khó tránh khỏi, thậm chí có nhiều mẹ bị stress quá mức dẫn đến trầm cảm. Khi bị căng thẳng, cơ thể sẽ giải phóng một số loại hormone, các hormone này có thể đi vào sữa mẹ và khiến bé bị khó chịu, quấy khóc. Do đó, nếu cảm thấy mệt mỏi, các mẹ hãy nhờ người thân chăm bé để mẹ được nghỉ ngơi, dưỡng sức. Đồng thời, hãy nghĩ đến những điều tích cực để luôn cảm thấy bình an, thoải mái, giúp con yêu luôn được khỏe mạnh.
Trên đây là những thông tin giải đáp về băn khoăn sau sinh có nên nằm máy lạnh? Mọi thắc mắc về vấn đề này, các bạn hãy vui lòng để lại bình luận.
Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!