Xin Chào! Blog Hoàn Mỹ cập nhật kiến thức sức khoẻ A - Z
1649 lượt xem

Sảy thai ăn sầu riêng được không?

Sảy thai ăn sầu riêng được không? Có một thai kỳ an toàn và sinh con khỏe mạnh là mong muốn của tất cả mẹ bầu. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, không ít trường hợp thai bị sảy trước khi sinh. Việc duy trì một chế độ dinh dưỡng thích hợp sau sảy thai rất cấp thiết để cơ thể nhanh chóng hồi phục và chuẩn bị cho lần mang thai kế tiếp.

Tổng quan ngắn gọn về tình trạng sảy thai

Theo các bác sĩ, sảy thai hiểu đơn giản là tình trạng thai nhi bị mất trước tuần thứ 20 của thai kỳ. Trên thực tế, sảy thai được chia thành nhiều hình thức khác nhau, bao gồm:

  1. Sảy thai một cách hoàn toàn: Thai bị sảy, ra khỏi cơ thể mẹ bầu trong 1 lần duy nhất.
  2. Sảy thai chưa hoàn toàn: Thai đã sảy nhưng không được đẩy ra hết trong 1 lần mà đẩy ra dần dần.
  3. Sảy thai liên tiếp nhau (sảy thai tái phát): Bị sảy thai liên tiếp từ 2 lần trở lên.
  4. Sảy thai ở ngoài tử cung: Người phụ nữ mang thai ngoài tử cung. Trứng không làm tổ tại tử cung mà làm tổ ở vị trí khác, thường gặp nhất là ống dẫn trứng. Trong trường hợp này, kể cả không tự sảy thai cũng cần có biện pháp can thiệp điều trị sớm vì mang thai ngoài tử cung có nguy cơ gây biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe của người mẹ.
  5. Hình thức dọa sảy thai: Tình trạng xuất huyết ở âm đạo, chuột rút, xuất huyết cảnh báo nguy cơ sảy thai.

Bất cứ một người phụ nữ mang thai cũng có nguy cơ bị sảy thai, đặc biệt, nguy cơ sẽ cao hơn trong trường hợp:

  1. Mang thai khi tuổi đã cao: Người mẹ trên 35 tuổi mới mang thai sẽ có nguy cơ bị sảy thai cao. Nghiên cứu cho thấy, nhóm phụ nữ dưới 35 tuổi chỉ có 15% nguy cơ sảy thai trong khi con số này sẽ tăng lên 35% khi mẹ bầu trên 35 tuổi. Nếu mang thai ở độ tuổi trên 45, nguy cơ sảy thai ở mẹ bầu tăng 50%.
  2. Quá gầy hoặc quá béo: Phụ nữ mang thai có cân nặng quá gầy hoặc quá béo có nguy cơ sảy thai cao hơn những phụ nữ mang thai có cân nặng bình thường.
  3. Thói quen hút thuốc lá, sử dụng rượu bia: Hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng chất kích thích thường xuyên trong thai kỳ làm tăng nguy cơ sảy thai ở bà bầu.
  4. Sử dụng thuốc khi mang thai: Sử dụng một số loại thuốc điều trị khi mang thai có thể gây dị tật bẩm sinh, tăng nguy cơ sảy thai.
  5. Có tiền sử bị sảy thai: Các chị em phụ nữ có tiền sử sảy thai, sảy nhiều hơn 2 lần, nguy cơ sảy thai ở lần tiếp theo sẽ rất cao.
  6. Thiếu dinh dưỡng trong thai kỳ: Khi mang thai, mẹ bầu không được ăn uống đầy đủ, thiếu hụt dinh dưỡng sẽ có nguy cơ cao sảy thai.

Thông thường, các nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng sảy thai là:

  1. Bất thường về nhau thai: Nhau thai là bộ phận chịu trách nhiệm vận chuyển các chất dinh dưỡng, oxy từ cơ thể của mẹ tới thai nhi. Do đó, nếu nhau thai có bất thường hoặc vấn đề sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi, nặng nhất có thể gây sảy thai.
  2. Bất thường về nhiễm sắc thể: Nghiên cứu chỉ ra rằng, 50% các trường hợp sảy thai trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ liên quan đến vấn đề bất thường trong nhiễm sắc thể. Điều này có thể xảy ra do bất thường khi quá trình thụ tinh giữa trứng và tinh trùng tạo thành phôi.
  3. Mất cân bằng nội tiết tố: Một số hormone đóng vai trò rất quan trọng suốt thời gian mang thai, đặc biệt là hormone progesterone. Progesterone có tác dụng hỗ trợ nhau thai bám vào thành của tử cung. Trong trường hợp cơ thể của người mẹ có hàm lượng progesterone quá ít, nhau thai sẽ dễ bị bong gây sảy thai.
  4. Mẹ không đảm bảo điều kiện sức khỏe: Sảy thai có thể xảy ra do mẹ không đảm bảo các điều kiện về sức khỏe như mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp, đái tháo đường, mắc các bệnh truyền nhiễm như rubella, sốt rét, HIV,…
  5. Rối loạn miễn dịch: Hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng sảy thai.
  6. Ngộ độc thực phẩm: Ăn phải thực phẩm nhiễm khuẩn, nhiễm độc và các độc tố có thể dẫn tới sảy thai.
  7. Hở eo tử cung: Cổ tử cung quá yếu, eo cổ tử cung hở có thể dẫn đến sảy thai do cổ tử cung không đủ khả năng giữ thai.
  8. Bất thường cấu trúc tử cung: Tử cung có cấu trúc bất thường, chẳng hạn như tử cung có vách ngăn, tử cung 2 sừng, tử cung 1 sừng… cũng có thể gây ra hiện tượng sảy thai.

Sảy thai ăn sầu riêng được không?

Trả lời câu hỏi sảy thai ăn sầu riêng được không, theo các chuyên gia, sầu riêng là loại quả ăn trái giàu chất dinh dưỡng, được trồng phổ biến ở các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. 243 gram sầu riêng có thể bổ sung 357 calo, 9g chất xơ, 66 g tinh bột, 13 g chất béo, 4 g protein. Hàm lượng vitamin và khoáng chất trong sầu riêng cũng khá cao:

  1. Vitamin B6: Cung cấp 38% nhu cầu cơ thể cần hàng ngày.
  2. Vitamin C: Cung cấp 80% nhu cầu cơ thể cần hàng ngày.
  3. Thiamine: Cung cấp 61% nhu cầu cần hàng ngày.
  4. Kali: Cung cấp 30% nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày.
  5. Mangan: Cung cấp 39% nhu cầu dinh dưỡng cơ thể cần hàng ngày.
  6. Riboflavin: Cung cấp 29% nhu cầu cần hàng ngày.
  7. Folate: Cung cấp 22% nhu cầu cơ thể cần hàng ngày.
  8. Niacin: Cung cấp 13% nhu cầu cơ thể cần hàng ngày.
  9. Đồng: Cung cấp 25% nhu cầu hàng ngày.
  10. Ma giê: Cung cấp 18% nhu cầu hàng ngày.

Ngoài ra, quả sầu riêng còn cung cấp các hợp chất thực vật có lợi, chẳng hạn như carotenoids, anthocyanin, polyphenol, flavonoid,…

Với các thành phần dinh dưỡng nêu trên, sầu riêng được coi là một trong những loại trái cây bổ dưỡng nhất trên thế giới, phù hợp với mọi đối tượng, bao gồm cả những phụ nữ vừa mới sảy thai.

Ăn sầu riêng với một lượng vừa phải giúp cung cấp các dinh dưỡng cho cơ thể, nhờ đó quá trình hồi phục cơ thể sau sảy thai ở các chị em phụ nữ sẽ diễn ra nhanh hơn.

Sau sảy thai nên kiêng gì, làm gì?

+ Sau sảy thai nên kiêng gì?

  1. Kiêng tham gia vận động mạnh: Sảy thai có thể gây đau đớn một cách nghiêm trọng cho các chị em phụ nữ, đặc biệt là cơ quan sinh dục- sinh sản. Người phụ nữ cần hạn chế vận động mạnh, đặc biệt là bê vác vật nặng.
  2. Kiêng lạnh: Sau sảy thai, các chị em phụ nữ cần kiêng đồ ăn, thức uống lạnh, tắm nước lạnh,… hay tiếp xúc với gió lạnh.
  3. Kiêng quan hệ: Cần kiêng quan hệ tình dục tối thiểu 2 tuần hoặc lâu hơn tùy vào quá trình hồi phục thể chất và tinh thần của người phụ nữ. Trong trường hợp thai lớn, cần kiêng quan hệ tình dục tối thiểu là 6 tuần.
  4. Kiêng các loại thực phẩm dễ gây dị ứng: Nên kiêng thức ăn có mùi tanh như sò, cá, cua, mực, ốc,… Kiêng món ăn chế biến nhiều gia vị cay nóng, đồ chiên rán, các chất kích thích như rượu bia, cà phê,…

+ Sau sảy thai nên làm gì?

  1. Đảm bảo duy trì vệ sinh vùng kín đúng cách: Vệ sinh vùng kín đúng cách trước và sau khi đi vệ sinh. Nên thực hiện vệ sinh vùng kín bằng nước sạch với dung dịch vệ sinh phụ nữ chuyên dụng để ngăn ngừa nhiễm trùng cũng như khử mùi hôi vùng kín một cách hiệu quả.
  2. Nên chườm nóng ở vùng bụng, lưng và 2 bên bẹn: Các chị em có thể dùng túi chườm chuyên dụng hoặc đổ đầy nước nóng vào chai nước giữ nhiệt chườm nhẹ nhàng lên vùng bụng, lưng và 2 bên bẹn. Việc làm này giúp các chị em cảm thấy dễ chịu hơn, chống mỏi gối, đau lưng, phục hồi cơ bụng chậu rất tốt.
  3. Chú ý việc vệ sinh an toàn thực phẩm: Sau sảy thai, các chị em cần đặc biệt chú ý tới dinh dưỡng, nên ăn các thực phẩm mềm, dễ tiêu, ăn chín uống sôi,…
  4. Đi khám tìm nguyên nhân sảy thai: Việc tìm ra nguyên nhân gây sảy thai là rất cần thiết để ngăn ngừa tình trạng tiếp tục lặp lại ở lần mang thai tiếp theo.

Các nhóm thực phẩm nên bổ sung sau sảy thai

Sau khi sảy thai, các chị em phụ nữ nên bổ sung các nhóm thực phẩm dưới đây nhằm giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục sức khỏe.

–     Bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt: Trên thực tế, cơ thể của người phụ nữ thường sẽ mất nhiều máu sau khi bị sảy thai. Điều này có thể gây ra tình trạng mệt mỏi, chóng mặt và thiếu năng lượng cho các chị em phụ nữ. Vì thế, các chị em phụ nữ cần bổ sung sắt cho cơ thể để thúc đẩy quá trình tạo máu.

Có 2 loại sắt bổ sung từ thực phẩm có thể kể đến là heme iron nguồn gốc từ động vật và non heme có nguồn gốc từ thực vật. Theo khuyến cáo, các chị em nên ưu tiên bổ sung sắt từ nguồn thịt động vật như thịt lợn, thịt bò, thịt cừu, thịt gà,… Ngoài ra, có thể thay đổi bổ sung sắt từ các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật như rau bina, ngô, mía, nho, ngũ cốc,… Lưu ý, các chị em nên kết hợp bổ sung thêm vitamin C để cơ thể có thể hấp thu sắt một cách tốt hơn.

–     Bổ sung các loại t hực phẩm giàu ma giê: Các cảm xúc tâm lý tiêu cực như lo lắng, buồn bã, chán nản thường sẽ xuất hiện và kéo dài ở phụ nữ sau khi sảy thai. Bổ sung các thực phẩm giàu ma giê có thể giúp cải thiện tâm trạng. Bao gồm: Yến mạch, gạo, dưa hấu, lúa mì, hạnh nhân, hướng dương,…

–     Bổ sung thực phẩm giàu canxi: Sau sảy thai, cơ thể thường thiếu một lượng lớn canxi nên các chị em cần tăng cường bổ sung để phục vụ cho lần mang thai sai. Canxi có nhiều trong sữa và các chế phẩm của sữa.

–     Bổ sung thực phẩm giàu acid folic: Ở phụ nữ sau sảy thai, việc bổ sung acid folic cũng rất cần thiết để hạn chế tổn hại của cơ thể sau sảy thai cũng như chuẩn bị tốt hơn cho lần mang thai kế tiếp.

Trên đây là giải đáp sảy thai ăn sầu riêng được không. Nếu bạn có thắc mắc về sức khỏe cần bác sĩ tư vấn, hãy để lại bình luận.

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!

Để lại một bình luận