Xin Chào! Chào mừng bạn đến với Hoàn Mỹ Breast Care chuyên trang dinh dưỡng tư vấn ăn uống đúng cách an toàn.
302 lượt xem

Thai 8 tuần kích thước bao nhiêu mm?

Thai 8 tuần kích thước bao nhiêu mm? Siêu âm ở tuần thứ 8 giúp các bác sĩ có thể đánh giá được tổng quan sự phát triển của thai nhi, đồng thời, giúp mẹ có thể theo dõi được kích thước, cân nặng của bé. Từ đó có thể điều chỉ lại lối sống, sinh hoạt và dinh dưỡng sao cho phù hợp. Cùng giải đáp những thắc mắc về sự phát triển của thai 8 tuần qua bài viết sau đây.

Dấu hiệu mang thai 8 tuần

Trong giai đoạn thai được 8 tuần tuổi, thai nhi lúc này chỉ có kích thước bằng một quả mâm xôi với chiều dài khoảng 1.6cm. Sự thay đổi các hormone thai kỳ khiến cơ thể mẹ trở nên nhạy cảm hơn và có thể gặp một số dấu hiệu sau đây:

  1. Căng tức ngực: Ngực của mẹ căng tức do các tiểu thùy sản xuất sữa trong tuyến vú đang bắt đầu phát triển để chuẩn bị cho giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ sau sinh.
  2. Cơ thể mệt mỏi: Nội tiết tố thay đổi, cơ thể sản xuất ra nhiều tế bào máu hơn để đảm bảo cung cấp đủ oxy cho bé, đồng thời huyết áp và đường huyết của mẹ có thể thấp hơn so với trước khi mang thai. Những điều này khiến mẹ thiếu năng lượng và mệt mỏi hơn.
  3. Ốm nghén: Các dấu hiệu buồn nôn có thể nghiêm trọng hơn ở tuần thứ 8 do các hormone thai kỳ bắt đầu tăng dần.
  4. Khứu giác nhạy hơn: Cùng với chứng ốm nghén là khứu giác của mẹ bầu nhạy cảm hơn. Ngay cả khi gặp những mùi hương bình thường cũng có thể gây ra cảm giác buồn nôn.
  5. Chuột rút: Khi mang thai 8 tuần tuổi, hiện tượng chuột rút ở mẹ bầu xảy ra thường xuyên hơn. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này như thiếu nước, thiếu canxi,… Nếu như chuột rút trở nên nghiêm trọng hơn, mẹ hãy trao đổi với bác sĩ để tìm ra giải pháp kịp thời.
  6. Táo bón: Hầu hết phụ nữ khi mang thai đều gặp tình trạng táo bón do chế độ ăn uống và sự thay đổi của các hormone.
  7. Đi tiểu thường xuyên : Mẹ bầu có thể thấy bản thân cần phải đi tiểu thường xuyên hơn. Nguyên nhân có thể đo thể tích máu của mẹ tăng lên trong giai đoạn mang thai, khiến thận lọc tạo thành nước tiểu nhiều hơn, ngoài ra, có thể do tử cung lớn dần lên chèn ép vào bàng quang, khiến bàng quang không thể trữ nhiều nước tiểu như bình thường.
  8. Chảy máu âm đạo: Mẹ bầu có thể lo lắng khi phát hiện ra có máu dính ở quần lót. Tuy nhiên, đây là máu do quan hệ tình dục hoặc máu báo thai trong tam cá nguyệt thứ nhất,…

Thai 8 tuần kích thước bao nhiêu mm?

Kích thước của thai 8 tuần tuổi là một trong những chỉ số quan trọng cần theo dõi khi đi khám thai. Thông thường, từ tuần thứ 8 trở đi, phôi thai đã bắt đầu có hình hài thì mẹ cần duy trì đi khám thai đều đặn và theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.

Đây là lần siêu âm thai đầu tiên giúp mẹ bầu biết được thai 8 tuần kích thước bao nhiêu mm? Thông qua các chỉ số siêu âm, bác sĩ sẽ đánh giá tổng quan nhất sức khỏe của thai nhi và đưa ra lời khuyên phù hợp.

Chỉ số siêu âm thai 8 tuần được coi là thai nhi phát triển bình thường với các chỉ số:

  1. Đường kính túi thai GSD có thể lên đến 30mm
  2. Chiều dài đầu mông của thai nhi CRL: khoảng từ 16- 22mm

Chiều dài đầu mông của thai nhi cũng là chỉ số quan trọng để bác sĩ tính chính xác tuổi thai. Trong khi đó, việc tính tuổi thai thông qua ngày rụng trứng hay ngày thụ thai sẽ có thể sai lệch 1- 2 tuần. Từ đó, bác sĩ sẽ tính toán được ngày dự sinh để mẹ có sự chuẩn bị tốt nhất.

Thai 8 tuần, phôi thai gần như có đầy đủ bộ phận, cho dù kích thước còn nhỏ. Khám thai 8 tuần ngoài việc giúp mẹ theo dõi được kích thước của thai nhi mà còn có thể biết được nhiều chỉ số quan trọng khác như vách ngăn tim, nhịp tim thai.

Mặc dù thai 8 tuần có kích thước nhỏ nhưng đã có thể di chuyển trong bụng mẹ và có nhịp tim. Tuy nhiên, mẹ chưa thể cảm nhận được việc di chuyển của thai nhi vì quá nhỏ. Những nếu đi khám thai, mẹ có thể nghe được nhịp tim của bé.

Lúc này, nhịp tim thai đập khá nhanh so với người lớn. Nhịp tim thai 8 tuần tuổi thường đập từ 100- 160 nhịp/phút. Sau đó, đến tuần thứ 10 trở đi, nhịp tim thai sẽ chậm dần và trở về với nhịp độ của người bình thường.

Kích thước thai 8 tuần tuổi như nào là bình thường?

Nhiều mẹ thắc mắc ở những tuần đầu mang thai là việc theo dõi kích thước của thai nhi có cần thiết không?

Thực tế, việc theo dõi kích thước thai nhi rất quan trọng. Ở giai đoạn này, các bác sĩ có thể đánh giá tổng quát và chẩn đoán sự phát triển của thai nhi có bình thường hay không nhờ vào chỉ số kích thước của bé. Đồng thời, có thể phát hiện kịp thời các vấn đề nếu có để có biện pháp xử lý phù hợp.

Để các mẹ hiểu rõ hơn về kích thước thai nhi 8 tuần tuổi thế nào là bình thường. Mẹ có thể tham khảo bảng kích thước tiêu chuẩn sau:

  1. Đường kính của túi thai GSD có kích thước giao động lên đến 30mm.
  2. Trong kích thước thai nhi 8 tuần tuổi, bác sĩ sẽ quan tâm đến chiều dài mông CRL. CRL có kích thước từ 16mm đến 22mm được xem là kích thước đạt chuẩn.

Từ kích thước của thai nhi 8 tuần tuổi và chiều dài mông tiêu chuẩn, bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác hơn về tuổi thai và tính toán thời điểm rụng trứng, đậu thai của mẹ. Từ đó, các dự đoán về ngày dự sinh cũng chính xác hơn. Vì vậy, đây là điều quan trọng để giúp mẹ có thể chuẩn bị sẵn sàng cho sự chào đời của bé. Đồng thời, cân đối lại chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi để điều chỉnh kích thước và chỉ số tiêu chuẩn.

Vì sao cần theo dõi kích thước thai 8 tuần tuổi?

Theo dõi kích thước của thai nhi giúp bác sĩ có thể xác định được chính xác tuổi thai nhi, theo dõi sự phát triển bình thường và kiểm tra nguy cơ dị tật nếu có.

Ngoài ra, thời điểm thai 8 tuần, bác sĩ cũng có thể thông qua nhịp tim thai để kiểm tra tình trạng sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Nếu tim thai ở tuần 8 vẫn chưa có thì có thể do:

  1. Thai nhi đang có xu hướng chậm phát triển: Bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ theo dõi và kiểm tra thường xuyên hơn. Để cập nhật chi tiết quá trình phát triển của bé. Cũng như hướng dẫn mẹ và gia đình cách bảo vệ thai và bổ sung dinh dưỡng thiết yếu
  2. Trường hợp thai nhi không có tim thai. Với trường hợp này dựa trên kích thước thai nhi và tim thai, bác sĩ có thể kết luận rằng liệu thai có còn phát triển hay không. Hay đã bị thai lưu.

Qua đó, có thể thấy được tầm quan trọng của việc thăm khám thai cũng như theo dõi kích thước thai nhi tuần thứ 8. Đây là 1 trong những mốc khám thai quan trọng mà mẹ không được lơ là. Nên thực hiện khám đúng lịch hẹn và sát sao hơn trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân.

Mẹ có một tinh thần thoải mái, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng thì kích thước của thai nhi mới có thể đạt chuẩn. Vì vậy, trong những tháng đầu của thai kỳ, mẹ nên chú ý theo dõi các chỉ số và kích thước của bé.

Tuy nhiên, không nên quá lo lắng khi bé không đạt cân nặng hay kích thước tiêu chuẩn vì mỗi bé sẽ có sự phát triển khác nhau. Việc mẹ thăm khám, siêu âm liên tục để kiểm tra chỉ số của bé có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe thai phụ.

Cần chuẩn bị gì để kích thước thai 8 tuần tuổi đạt chuẩn?

Có nhiều biện pháp để có thể làm để hỗ trợ về kích thước của thai nhi ở tuần thứ 8. Trong đó quan trọng nhất là duy trì lối sống khoa học và chế độ ăn uống hợp lý. Đặc biệt, các mẹ cần lưu ý những điểm sau:

  1. Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi trong 3 tháng đầu: Ngoài các chất dinh dưỡng cơ bản, mẹ cũng nên tăng cường sắt, khoáng chất, canxi và axit folic. Để bổ sung các chất này, mẹ có thể bổ sung thông qua thực phẩm ăn uống hàng ngày. Và uống thuốc bổ sung. Tốt nhất, mẹ nên bổ sung theo hướng dẫn và kê đơn của bác sĩ để đảm bảo an toàn. Tránh hàng giả với chất lượng thấp. Trong quá trình khám thai, bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho các mẹ. Những dưỡng chất này có thể giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh, kích thước thai nhi 8 tuần tuổi đạt chuẩn.
  2. Duy trì tinh thần thoải mái: Khi mới mang thai, mẹ thường dễ bị mệt mỏi, stress vì thai nghén. Tuy nhiên tinh thần không thoải mái là trạng thái không hề tốt cho thai nhi. Do đó, mẹ cần cố gắng giữ tâm trạng vui vẻ, hạn chế cáu gắt. Để giảm tình trạng mệt mỏi thai nghén, mẹ có thể thay đổi chế độ ăn, duy trì tập luyện đều đặn. Mẹ nên tham gia các lớp yoga bầu, hoặc đi bộ 30 phút mỗi ngày để tăng tuần hoàn máu và giảm stress tinh thần.Nhưng mẹ cần lưu ý, thời điểm này không nên vận động mạnh tránh ảnh hưởng đến thai nhi.
  3. Hạn chế quan hệ tình dục: Trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên, thai nhi còn chưa ổn định, mẹ nên hạn chế quan hệ tình dục để đảm bảo an toàn cho bé. Đặc biệt, với những trường hợp thai nhi có kích thước nhỏ hoặc các vấn đề sức khỏe bất thường thì không nên phát sinh quan hệ để giúp cho thai nhi ổn định.
  4. Thăm khám thai định kỳ: Thai nhi phát triển từ tuần thứ 8 sẽ có sự thay đổi rõ rệt. Vì vậy, mẹ nên duy trì thăm khám thai đúng lịch hẹn của bác sĩ để có thể phát hiện kịp thời những dấu hiệu bất thường nếu có. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể theo dõi kích thước thai 8 tuần và quá trình phát triển của con.

Bạn có thể cần tham khảo thêm:

Bài viết trên đây đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc Thai 8 tuần kích thước bao nhiêu mm. Ngoài ra, nếu như còn bất kỳ vấn đề nào khác chưa rõ hãy để lại bình luận.

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!