Mang thai là hành trình hạnh phúc của người mẹ nhưng cũng là hành trình 9 tháng 10 ngày gian nan. Trong hành trình mang thai này, khi cảm nhận được nhịp đập của tim thái sẽ là niềm hạnh phúc và cũng là dấu hiệu để cha mẹ biết là thai nhi vẫn đang phát triển khoẻ mạnh. Vậy thì khi nào xuất hiện tim thai, thai 3 tuần có tim thai chưa? Cùng Blog sức khoẻ Hoàn Mỹ Breast Care tìm hiểu để xem tim thai được hình thành và xuất hiện khi nào nhé.
THAI 3 TUẦN CÓ TIM THAI CHƯA?
Trong quá trình mang thai, đặc biệt là với những bà mẹ lần đầu mang thai sẽ có những thắc mắc khác nhau về quá trình phát triển của thai nhi. Thai 3 tuần có tim thai chửa? Câu trả lời Chưa, và trong thời gian này thai nhi thực tế vẫn đang ở dạng phôi thai.
Thông thường thì tim thai sẽ hình thành vào khoảng 22 ngày sau khi thụ thai, và thời gian này nhiều trường hợp người phụ nữ có thể chưa nhận ra là mình đã mang thai.
Tim thai thường sẽ hình thành khá sớm và thường xuất hiện vào khoảng tuần thai thứ 6 đến tuần thai thai thứ 7 của thai kỳ. Nếu bạn siêu âm vào thời gian này thì thông qua máy siêu âm, bác sĩ có thể nghe được nhịp đập của tim thai.
Tuy nhiên cũng có những trường hợp cần đến tuần thai thứ 8 – tuần thai thứ 10 thì mới có thể nghe được nhịp tim thai. Những trường hợp này thường sẽ bị ảnh hưởng và phụ thuộc vào chu kì kinh nguyệt của người phụ nữ và sự phát triển của thai nhi.
Thai 3 tuần có tim thai chưa? Trong thời gian này phôi thai sẽ phân chia tế nào và phát triển một cách nhanh chóng. Đến tuần thai thứ 6 thì hình thành tim thai, trong thời gian này thì từ 1 mạch máu riêng biệt, nằm bên trong phôi thai sẽ phát triển thành tim thai và phát triển thêm hệ tuần hoàn cho thai nhi. Sau khi hình thành từ mạch máu dạng ống thì tim thai sẽ phân chia, xuất hiện vách ngăn và hình thành 4 ngăn của tim và hình thành cả van tim.
Sau đó đến tuần thứ 20 của thai kỳ, thì lúc này bà mẹ có thể nghe được nhịp đập của thai nhi mà không cần đến máy siêu âm như trước nữa.
Tuần thai thứ 6 tim thai sẽ có nhịp đập khoảng 110 lần/phút. Nhịp tim sẽ tăng dần qua các tuần và sau đó sẽ ở mức ổn định. Đến tuần thai thứ 8 thì nhịp tim thai sẽ ở khoảng 150-170 nhịp/phút. Như vậy, nếu so sánh nhịp tim này với mẹ thì tim của thai nhi đang đạp nhanh gấp đôi nhịp đập của người mẹ.
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CHI TIẾT CỦA TIM THAI
Quá trình hình thành và xuất hiện của tim thai sẽ diễn ra rất sớm và gần như là một trong những cơ quan xuất hiện sớm nhất.
Thông thường sau khi trứng được thụ tinh ở 1/3 đầu vời trứng, sau đó hợp tử trứng sẽ di chuyển qua ống dấn trứng đến tử cung để làm tổ, bám vào niêm mạc tử cung và tiếp tục phân chia thành nhanh chóng theo cấp số nhân.
Từ hợp tử trứng đầu tiên, sẽ phân chia và hình thành 2 tế bào nhưng vẫn dính là liên quan đến nhau, sau đó tiếp tục phân chia thành 4, 8, 16… Quá trình phân chia này thường diễn ra trong vòng 5 ngày, và sẽ phát triển thành phôi bào.
Hai ngày tiếp theo, khi đã di chuyển vào bên trong tử cung và bám vào tử cung thành công. Lúc này phôi bào sẽ tiết ra hormone đặc trưng hCG, chúng sẽ được phát hiện trong máu và nước tiểu của bà mẹ.
Như vậy nếu bạn sử dụng que thử thai để test nhanh hoặc xét nghiệm máu, có thể nhận thấy nồng độ hormone hCG tăng cao, que thử lên 2 vạch. Tuy nhiên lúc này phôi thai còn rất nhỏ nên việc siêu âm sẽ chưa thể phát hiện ra được.
Cùng trong thời gian phôi bào này tim thai cũng sẽ hình thành, 3 tuần sau khi thụ thai, từ một mạch máu riêng biệt dạng ống bên trong phôi bào sẽ bắt đầu xuất hiện nhịp đập. Sau đó sẽ tiếp tục phát triển, ống tim thai sẽ được uốn cong, xuất hiện và hình thành vách ngăn tim và chia tim thành 4 ngăn. Sau đó hình thành 2 đường thoát máu riêng biệt và hình thành 1 van tim có thể đóng mở.
Như vậy đến tuần thai thứ 8 thì tim thai đã phát triển tương đối hoàn thiện. Lúc này khi tiến hành siêu âm thì qua thiết bị siêu âm thì bác sĩ có thể nghe được nhịp tim thai. Tuy nhiên cũng có một số những trường hợp siêu âm chưa thấy tim, lúc này bà mẹ cũng không nên lo lắng quá mức. Mà có thể do chu kỳ kinh nguyện và sự phát triển chậm hơn của thai nhi nên bạn cần chờ thêm đến khoảng tuần thai thứ 10 và kiểm tra lại.
Vậy thì đến khi nào bà mẹ có thể nghe và cảm nhận được nhịp đập của tim thai? Đến khoảng tuần thai thứ 22 thì bà mẹ có thể nghe và cảm nhận được nhịp đầp của thai và cả những cử động nhỏ của thai nhi nữa. Nhịp đập của tim càng rõ và to thì đây chính là dấu hiệu cho thấy thai khoẻ mạnh và phát triển bình thường.
BÀ BẦU NÊN LÀM GÌ KHI MANG THAI ĐƯỢC 3 TUẦN
Khi mang thai, đặc biệt là những người mang thai lần đầu chưa có nhiều kinh nghiệm sẽ có rất nhiều những băn khoăn, bỡ ngỡ. Vì vậy khi mang thai được 3 tuần và nhận biết được mình đang mang thai thì cần chú ý một số những điều như sau để đảm bảo có một thai kỳ khoẻ mạnh, thai nhi phát triển khoẻ mạnh:
- Bổ sung thêm acid folate trước và trong suốt quá trình mang thai. Việc bổ sung thêm acid folate đầy đủ trong quá trình mang thai sẽ giúp thai nhi hạn chế được một số dị tật bẩm sinh.
- Theo dõi lượng đường huyết. Đối với những bà bầu có tiền sử bệnh tiểu đường type 2 hoặc nguy cơ tiểu đường cao trong thời gian mang thai, thì cần phải theo dõi sát và kiểm tra liên tục đường huyết trong suốt thai kỳ, vì bà bầu bị tiểu đường có thể khiến thai nhi bị bệnh tim mạch.
- Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ một loại thuốc nào. Điều này là rất quan trọng và vô cùng cần thiết đối với an toàn của bà bầu và thai nhi. Bởi một số loại thuốc có thể gây tác động và làm ảnh hưởng, thậm chí là đe doạ đến sự phát triển của thai nhi.
- Tuyệt đối không sử dụng rượu, bia, đồ uống có cồn, chất kích thích, thuốc lá, cà phê,… Bởi đây đều là những thứ không tốt cho sức khoẻ. Đặc biệt với bà bầu chúng có thể gây ra những ảnh hưởng, tác động xấu và nguy hiểm đến thai nhi, có thể khiến thai bị dị tật bẩm sinh, quái thai… Vì vậy khi mang thai 3 tuần và trong suốt thai kì bạn không được sử dụng những chất gây hại này, đặc biệt là thuốc lá, khói thuốc lá
- Thăm khám và kiểm tra định kỳ. Trong thời gian mang thai bà bầu cần thăm khám đúng với lịch hẹn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Điều này là cần thiết để ghi nhận, theo dõi sự phát triển của thai nhi. Đồng thời thăm khám đúng thời gian cũng sẽ giúp bạn nhanh chóng và kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường và có hướng xử lý, khắc phục kịp thời, phù hợp và an toàn nhất.
- Chú ý khi sinh hoạt vợ chồng. Trong thời gian mang thai, đặc biệt là trong thời gian 3 tháng đầu tiên, khi thai nhi chưa thực sự ổn định và còn rất nhạy cảm thì bạn nên kiêng quan hệ tình dục. Sau đó trong thời gian mang thai tiếp theo, bạn vẫn có thể sinh hoạt và quan hệ tình dục bình thường. Tuy nhiên nên chú ý đến tần suất quan hệ, tư thế… khi quan hệ. Không nên quan hệ tình dục quá thường xuyên, lựa chọn tư thế quan hệ an toàn và thoải mái để tránh ảnh hưởng đến thai nhi, luôn sử dụng bao cao su khi quan hệ, quan hệ nhẹ nhàng tránh thô bạo, không quan hệ miệng, không khích thích đầu ngực.
- Tăng cường các hoạt động thai giáo. Trong thời gian mang thai bà mẹ nên chú ý và khi thai nhi càng lớn thì càng cần tăng cường các hoạt động thai giáo như: nghe nhạc, đọc sách, trò chuyện với thai nhi,…
- Hạn chế sử dụng mĩ phẩm. Trong thời gian mang thai bà mẹ nên hạn chế sử dụng mĩ phẩm. Nếu cần bạn nên ưu tiên sử dụng những mĩ phẩm có nguồn góc tự nhiên. Đặc biệt là tuyệt đối không sử dụng mĩ phẩm chứa Accutane (thường có trong sản phẩm trị mụn). Bởi chúng có thể sẽ gây ra những dị tật về tim thai.
Mang thai 3 tuần thì có thể chưa cần thiết tiến hành siêu âm. Sau khi biết mình mang thai, kết quả test nhanh nên 2 vạch thì bạn nên có kế hoạch thăm khám. Tuy nhiên siêu âm lần đầu nên tiến hành từ tuần thai thứ 7 hoặc thứ 8, để đảm bảo an toàn. Bởi siêu âm nhiều cũng sẽ có những ảnh hưởng đến thai nhi, trong lần siêu âm đầu tiên bác sĩ sẽ tiến hành các kiểm tra như sau:
- Kiểm tra, xác định mang thai hay không. Đồng thời kiểm tra xem có mang thai ngoài tử cung không?
- Xác định nhịp tim thai.
- Đo chiều dài đầu cuối và kích thước của thai, và có thể xác định độ tuổi của thai nhi.
- Đánh giá thai kỳ và có thể phát hiện một số bất thường của thai kỳ nếu có.
Thai 3 tuần có tim thai chưa? Nếu bạn có thêm những câu hỏi hay những băn khoăn, thắc mắc trong quá tình mang thai, sự hình thành phát triển của thai nhi hay những câu hỏi về chăm sóc thai nhi… thì hãy để lại bình luận
Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!