Xin Chào! Blog Hoàn Mỹ cập nhật kiến thức sức khoẻ A - Z
386 lượt xem

Chụp x quang khi mang thai 4 tuần có sao không?

Chụp X – quang là một trong những pháp chẩn đoán hình ảnh phổ biến nhất trong công tác khám chữa bệnh. Tuy nhiên, nhiều người lo ngại về những ảnh hưởng mà tia X có thể gây hại cho con người, đặc biệt là đối với sản phụ và thai nhi. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra những thông tin quan trọng xoay quanh vấn đề chụp X quang khi mang thai 4 tuần có sao không? Mời quý bạn đọc cùng Hoàn Mỹ Hội Mẹ Bầu theo dõi.

Chụp X-quang là gì?

Chụp X-Quang là kĩ thuật chẩn đoán hình ảnh bằng cách sử dụng máy chụp X- quang được đặt tại một phòng chuyên dụng đặc biệt (có đảm bảo an toàn bức xạ) với bóng phát ra tia X di chuyển được, được gắn vào một trụ kim loại chắc chắn.  Khi đi chụp X – Quang, kĩ thuật viên sẽ hướng dẫn người bệnh đứng hoặc nằm hoặc ngồi trước một tấm chứa phim X- quang (Cassette) hoặc một đầu thu đặc biệt có thể ghi lại hình ảnh của một bộ phận cần chụp trên cơ thể.

Tia X trong phương pháp chụp X-Quang hoạt động dưới dạng năng lượng bức xạ có khả năng truyền thẳng và đi xuyên qua các bộ phận trong cơ thể con người. Cường độ của tia X càng lớn thì khả năng đâm xuyên của tia càng diễn ra thuận lợi. Trong quá trình hoạt động, tia X còn bị hấp thu khi đi xuyên qua vật chất cho nên cường độ của tia cũng theo đó bị giảm dần.

Các nghiên cứu khoa học cho biết nguyên lý hoạt động của tia X diễn ra như sau:

– Chiếu một chùm tia X lên khu vực cần xác định hình ảnh trên cơ thế, cường độ của tia X sẽ bị giảm dần trong quá trình đi xuyên qua các bộ phận do đã bị hấp thu bởi vật chất. Tùy thuộc vào độ dày của mô mà mật độ cấu trúc của tia X đi xuyên qua cũng có sự chênh lệch nhất định.

– Chùm tia X sau khi đi xuyên qua cơ thể sẽ chiếu vào máy phim hoặc máy dò đặc biệt. Các mô đặc như là xương, răng sẽ chặn lượng bức xạ và hiển thị hình ảnh dưới dạng vùng trắng trên nền đen. Các mô mềm ngăn chặn ít lượng bức xạ hơn thì hiển thị hình ảnh màu xám. Những khối u sẽ có cấu trúc dày đặc hơn các mô xung quanh nên thường cho hình ảnh có màu xám nhạt hơn. Trong khi đó, các cơ quan mô mềm như phổi, gan thì sẽ hiển thị hình ảnh màu đen.

Bác sĩ dựa vào hình ảnh được hiển thị trên màn phim chụp X- quang để chẩn đoán và xác định mức độ thương tổn của người bệnh để đưa ra phác đồ điều trị chính xác nhất.

Chụp X-quang thường được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp cần:

  1. Kiểm tra kỹ bộ phận trên cơ thể khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu hoặc đau đớn.
  2. Theo dõi sự tiến triển của một bệnh lý sau một thời gian điều trị như: viêm khớp, loãng xương, viêm phổi…
  3. Kiểm tra xem phương pháp điều trị mà bác sĩ chỉ định cho bạn có đem lại hiệu quả cải thiện tình trạng bệnh không.

Người mắc hoặc nghi ngờ mắc các bệnh lý sau đây sẽ thường được bác sĩ chỉ định chụp X-quang:

  1. Khối u vú
  2. Bệnh lý tim mạch
  3. Tắc nghẽn mạch máu
  4. Bệnh về đường hô hấp
  5. Vấn đề về tiêu hóa
  6. Bệnh lý xương khớp: gãy xương, loãng xương, viêm khớp, ung thư xương…
  7. Bệnh về răng: sâu răng, viêm nướu, răng mọc lệch…
  8. Nuốt phải các đồ vật nhỏ hoặc hóc dị vật

Chụp X-quang khi mang thai 4 tuần có sao không?

Mang thai là thời điểm mà sức khỏe của mẹ và bé rất nhạy cảm nên luôn phải được bảo vệ ở mức độ cao nhất. Và mang thai 4 tuần được xem là giai đoạn khởi đầu cho sự phát triển của thai nhi. Lúc này, kích thước của thai nhi mới chỉ nhỏ bằng hạt mè khoảng 2mm và chưa có hình dạng nhất định. Những cơ quan nội tạng của thai nhi lúc này cũng vừa mới được hình thành và chớm bước vào giai đoạn phát triển. Bất kỳ một hoạt động nào của mẹ trong thời gian này cũng có thể gây ra tác động tiêu cực tới sự phát triển của thai nhi, thậm chí là sảy thai. Mặc dù như vậy, rất khó có thể tránh khỏi việc mẹ bầu cần phải điều trị một số bệnh lý khi mang thai và bắt buộc phải chụp X quang. Các chuyên gia y tế đã nhận định rằng, tia X trong chụp X quang có nguy cơ cao sẽ gây ra ảnh hưởng xấu cho thai nhi nếu như sử dụng liều lượng cao. Đặc biệt, tia X sẽ tác động nặng nề với những thai nhi còn quá nhỏ như thai nhi 4 tuần tuổi. Liều lượng tia X được cho phép sử dụng là dưới 5 rad và nếu như con số này vượt quá quy định thì sẽ dẫn đến những hệ lụy như tiềm ẩn nguy cơ sảy thai, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi hoặc thậm chí có khả năng gây ra ung thư.

Cụ thể, chụp X quang khi mang thai 4 tuần tuổi có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến thai nhi như:

– Tăng nguy cơ sảy thai: 2 yếu tố chính quyết định nguy cơ sảy thai khi chụp X quang là tuổi thai và liều lượng của tia X. Các chuyên gia cho biết phụ nữ sẽ có nguy cơ sảy thai vào 2 tuần đầu của thai kỳ nếu sử dụng liều lượng tia X lớn hơn 5 rad. Vào tuần thứ 3-8 của thai kỳ, nếu chụp X quang sử dụng tia X lớn hơn 20-30 rad thì nguy cơ ảnh hưởng đến thai kỳ là rất cao. Sau tuần thứ 20 của thai kỳ thì việc chụp X quang hầu như sẽ không gây ra bất kỳ ảnh hưởng tiêu cực nào bởi lúc này thai nhi đã phát triển khá hoàn chỉnh.

– Ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi: Nếu như mẹ bầu chụp X quang vào thời điểm những ngày đầu của thai kỳ với liều lượng tia X lớn hơn 5 rad thì thai nhi sẽ bị ảnh hưởng xấu. Lúc này, thai nhi có khả năng phải đối diện với những nguy cơ tiềm như ẩn dị tật bẩm sinh, chậm phát triển,…

– Nguy cơ gây ung thư: Khi mẹ bầu chụp X quang vào những tháng đầu của thai kỳ với tia X lớn hơn 5 rad thì có nguy cơ mắc bệnh ung thư chiếm khoảng 0,3-1%.

Các chuyên gia y tế cũng cho biết nếu như mẹ bầu chụp X quang ở những bộ phận như cánh tay, chân, đầu và vùng ngực thì tia X gần như không gây ra ảnh hưởng tiêu cực gì cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, việc mẹ chụp X quang trong 3 tháng đầu có thể sẽ khiến đứa bé sinh ra bị nhẹ cân.

Nếu mẹ bầu chụp X quang ở phần thân dưới như bụng, dạ dày, lưng dưới hoặc thận thì sẽ nguy hiểm hơn và khiến em bé phải chịu nhiều ảnh hưởng hơn.

Làm thế nào để giảm thiếu nguy cơ gây ảnh hưởng đến thai nhi khi chụp x quang?

Nếu mẹ bắt buộc phải chụp X quang trong giai đoạn thai kỳ thì các chuyên gia khuyên mẹ nên áp dụng những cách sau để giảm thiểu nguy cơ gây hại cho thai nhi:

  • Hãy thông báo với bác sĩ về việc bạn đang mang thai

Thai nhi 4 tuần tuổi còn rất bé nên bác sĩ có thể không nhận ra khi nhìn vào cơ thể của mẹ. Do đó, việc đầu tiên và vô cùng quan trọng mẹ cần làm khi phải chụp X quang khi mang thai đó là hãy thông báo cho bác sĩ tình trạng mang thai của mình. Việc này sẽ giúp bác sĩ biết được thể trạng hiện tại của chị em và cân nhắc về phương pháp điều trị bởi nếu thai nhi tiếp xúc với tia X ở liều lượng lớn trong giai đoạn mang thai 4 tuần tuổi là vô cùng nguy hiểm.

  • Sử dụng áo chì bảo hộ

Áo chì bảo hộ được xem là một thiết bị có tác dụng hạn chế phơi nhiễm tia X khi chụp X quang cho thai nhi. Mặc dù hiện nay, áo chì bảo hộ không còn được sử dụng phổ biến như trước trong quá trình chụp X quang vùng bụng hoặc xương chậu bởi tia X rất bé và không gây ra quá nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên, để bảo vệ tốt nhất cho thai nhi thì bạn hãy hỏi bác sĩ và yêu cầu được sử dụng thêm.

MANG THAI 4 TUẦN CẦN LƯU Ý NHỮNG GÌ?

Bên cạnh việc băn khoăn chụp X quang khi mang thai 4 tuần có sao không, mẹ bầu cũng cần chú ý chăm sóc sức khỏe bản thân bởi đây là thời kỳ cơ thể mẹ có nhiều sự thay đổi lớn. Tùy vào thể trạng khác nhau của mỗi người mà mẹ bầu có thể bị ốm nghén nặng hoặc nhẹ hoặc không hề trải qua cảm giác này. Tuy nhiên, mẹ bầu 4 tuần tuổi vẫn cần phải tuân thủ các lưu ý sau để đảm bảo an toàn và ổn định sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi:

  1. Cố gắng duy trì tâm trạng vui vẻ, thoải mái, tránh căng thẳng, stress, cáu gắt khiến cho cơ thể lúc nào cũng mệt mỏi, lo âu, ảnh hưởng gián tiếp tới sự phát triển của con yêu trong bụng.
  2. Hạn chế tối đa việc sử dụng rượu bia, chất kích thích, thức uống chứa cồn, có gas hay các loại nước ngọt không tốt cho sức khỏe.
  3. Tích cực bổ sung nhiều rau xanh và uống nhiều nước cũng như bổ sung vitamin C cùng các khoáng chất cần thiết cho cơ thể bởi vì đây là thời điểm mẹ cần hấp thụ chất dinh dưỡng cho cả 2 người.
  4. Mẹ bầu nên tránh sử dụng các loại đồ ăn có sẵn, nhiều dầu mỡ gây khó tiêu hay các loại dưa chua, đồ cay nóng để hạn chế nguy cơ bị đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa, co thắt tử cung,…
  5. Hạn chế lao động nặng nhọc, quá sức và vận động mạnh khi mang thai bởi những việc này sẽ khiến mẹ có nguy cơ cao bị sảy thai nếu chẳng may mẹ bị ngã hoặc kiệt sức.
  6. Mẹ có thể đi bộ nhẹ nhàng hoặc tập thể dục với những bài tập đơn giản để cơ thể được thư giãn giúp giải tỏa căng thẳng, buồn bực. Vận động nhẹ nhàng rất tốt cho việc lưu thông khí huyết, giảm đáng kể các triệu chứng đau nhức trong thai kỳ, đồng thời khiến cho việc sinh nở được dễ dàng hơn.
  7. Nếu mẹ bầu 4 tuần tuổi có bất kỳ dấu hiệu nào bất ổn như: đau bụng, dị ứng, tiết dịch âm đạo khác thường,… thì cần phải đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để kiểm tra và thăm khám kịp thời.

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc chụp X quang khi mang thai 4 tuần có sao không? Hy vọng hữu ích với bạn đọc. Mọi thắc mắc về vấn đề này, các bạn hãy vui lòng để lại bình luận ở cuối bài.

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!

Để lại một bình luận