Xin Chào! Chào mừng bạn đến với Hoàn Mỹ Breast Care chuyên trang dinh dưỡng tư vấn ăn uống đúng cách an toàn.
560 lượt xem

Chậm kinh 1 tháng thử que 1 vạch có sao không?

Các bạn đã bao giờ rơi vào tình trạng bỗng nhiên bị trễ kinh, thậm chí có thể chậm kinh đến 1 tháng và nghi ngờ mình đã có thai. Tuy nhiên, khi dùng que thử thai thì lại chỉ hiện lên kết quả 1 vạch. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là do đâu ? Chậm kinh 1 tháng thử que 1 vạch có sao không ? Hãy cùng Blog sức khoẻ Hoàn Mỹ Breast Care đi tìm câu trả lời cho vấn đề này ở bài viết dưới đây !

CHẬM KINH LÀ NHƯ THẾ NÀO?

Chậm kinh (hay còn gọi là trễ kinh) là một biểu hiện bất thường về chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới. Thông thường, một chu kỳ kinh nguyệt sẽ kéo dài khoảng từ 28 – 32 ngày. Nếu quá 35 ngày tính từ ngày hành kinh đầu tiên mà vẫn chưa có kinh nguyệt trở lại thì được gọi là chậm kinh. Nếu các chị em không thấy kinh nguyệt xuất hiện trên 3 chu kỳ kinh liên tiếp thì được gọi là vô kinh.

NGUYÊN NHÂN CHẬM KINH 1 THÁNG NHƯNG THỬ QUE 1 VẠCH LÀ  DO ĐÂU?

Chậm kinh là một dấu hiệu mang thai phổ biến. Khi trứng được thụ tinh và làm tổ trong tử cung, lúc này lớp niêm mạc tử cung sẽ không bong ra mà tiếp tục phát triển để nuôi dưỡng bào thai. Chính vì vậy, trong suốt quá trình mang thai, người phụ nữ sẽ không thấy kinh nguyệt xuất hiện.

Tuy nhiên, có một số trường hợp bị trễ kinh đến 1 tháng nhưng khi thử que vẫn chỉ hiện lên 1 vạch. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng này?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, tình trạng chậm kinh đến 1 tháng nhưng thử que 1 vạch có thể xuất phát từ những nguyên nhân dưới đây:

  • Sự thay đổi cân nặng đột ngột

Cho dù giảm cân hay tăng cân, khi cân nặng của nữ giới có sự thay đổi đột ngột, nhanh chóng thì sẽ ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hormone estrogen. Việc cơ thể sản xuất quá ít hoặc quá nhiều hormone estrogen đều có thể dẫn tới tình trạng rối loạn kinh nguyệt, chậm kinh nhiều tháng, thậm chí gây mất kinh.

  • Căng thẳng, lo âu quá mức

Nếu phụ nữ chịu mức độ căng thẳng kéo dài, thì sẽ tác động lên tuyến thượng thận, làm tăng tiết hormone cortisol. Chính loại hormone này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản sinh các nội tiết tố nữ như: Estrogen và progesterone, từ đó làm gián đoạn quá trình trứng rụng và gây rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ.

  • Trễ kinh do tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc kê toa như: Thuốc chống trầm cảm, thuốc nội tiết tố, thuốc an thần, thuốc tránh thai, corticosteroids và thuốc dùng trong xạ trị/ hóa trị,…đều có nhiều tác dụng phụ, trong đó có tình trạng chậm kinh ở nữ giới.

  • Trễ kinh 1 tháng thử que 1 vạch do thói quen sinh hoạt không lành mạnh

Một số thói quen không tốt trong đời sống sinh hoạt hàng ngày cũng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống nội tiết tố, từ đó khiến nữ giới bị rối loạn kinh nguyệt. Cụ thể như:

+ Thường xuyên sử dụng các loại đồ uống chứa cồn như rượu, bia hoặc caffeine như cà phê,…

+ Ăn kiêng quá mức khiến cơ thể nữ giới bị thiếu chất, suy dinh dưỡng.

+ Tập luyện thể dục thể thao quá sức, với cường độ cao.

+ Thức khuya, ngủ không đủ giấc, mất ngủ trong thời gian dài.

  • Hội chứng buồng trứng đa nang

Tình trạng chậm kinh có thể là dấu hiệu cảnh báo hội chứng buồng trứng đa nang. Căn bệnh này xảy ra khi có sự gia tăng bất thường nồng độ hormone Androgen (hormone nam giới), làm xuất hiện nhiều nang nhỏ trong buồng trứng và ngăn cản quá trình rụng trứng. Ngoài dấu hiệu chậm kinh, người bệnh bị buồng trứng đa nang còn gặp thêm các triệu chứng khác như: Kinh nguyệt ra quá nhiều hoặc quá ít; lông mọc nhiều ở mặt, ngực, bụng, đùi; tóc mỏng, hói đầu; da nhờn, nổi mụn trứng cá; tăng cân, béo phì,…

Căn bệnh này nếu không được điều trị kịp thời thì sẽ gây rối loạn rụng trứng, làm giảm khả năng thụ thai tự nhiên và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm khác như: Đái tháo đường, bệnh tim mạch và đột quỵ.

  • Một số bệnh lý phụ khoa khác

Bên cạnh bệnh buồng trứng đa nang, tình trạng trễ kinh đến 1 tháng cũng có thể triệu chứng liên quan đến một số bệnh lý phụ khoa khác như: U xơ tử cung, viêm vùng chậu, viêm lộ tuyến tử cung, suy buồng trứng…

Thông thường, khi mắc phải các bệnh lý phụ khoa này, ngoài hiện tượng trễ kinh, thì các bạn cũng có thể thấy xuất hiện thêm các triệu chứng khác như: Đau âm ỉ vùng bụng dưới, khí hư tiết ra nhiều, có màu bất thường, vùng kín có mùi hôi khó chịu, tiểu buốt, tiểu rắt, đau khi giao hợp,…

Trong những trường hợp này, tốt nhất là các chị em nên nhanh chóng đi thăm khám bác sĩ phụ khoa để được chẩn đoán bệnh chính xác và chỉ định phương pháp điều trị kịp thời.

CHẬM KINH 1 THÁNG THỬ QUE 1 VẠCH CÓ SAO KHÔNG?

Chậm kinh 1 tháng thử que 1 vạch có sao không ? Nếu nguyên nhân bị trễ kinh do các vấn đề trong thói quen sinh hoạt hàng ngày như: Thức khuya, làm việc quá sức, ăn uống không đủ chất,… thì các chị em cần phải chú ý thay đổi thói quen sinh hoạt, xây dựng một lối sống lành mạnh, tích cực. Điều này sẽ giúp điều hòa được chu kỳ kinh nguyệt.

Tuy nhiên, nếu tình trạng chậm kinh diễn ra trên 3 chu kỳ kinh liên tiếp đi kèm cùng với các biểu hiện bất thường khác thì rất có thể các chị em đã mắc phải các bệnh lý phụ khoa như: Viêm vùng chậu, buồng trứng đa nang, u xơ tử cung,… Các bệnh lý này nếu không được điều trị kịp thời sẽ có thể ảnh hưởng đến tâm lý, đời sống tình dục, gây khó thụ thai, thậm chí dẫn đến nguy cơ vô sinh ở nữ giới.

PHẢI LÀM SAO KHI CHẬM KINH 1 THÁNG NHƯNG THỬ QUE 1 VẠCH?

Trong trường hợp nữ giới bị chậm kinh đến 1 tháng nhưng khi dùng que thử thai chỉ hiện 1 vạch thì khả năng cao là các chị em đã không mang thai.

Que thử thai là một dụng cụ nhận biết có thai tương đối chính xác. Tuy nhiên, nếu như các chị em sử dụng không đúng cách hoặc thời điểm thử thai quá sớm thì sẽ có thể cho kết quả không chính xác. Do đó, các chị em hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi thử que để nhận được kết quả chính xác nhất.

Một cách nữa giúp xác định tình trạng mang thai đó chính là thực hiện xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ hormone hCG. Loại xét nghiệm này sẽ cho kết quả chính xác hơn dùng que thử thai.

Sau khi thực hiện các biện pháp thử thai trên và xác định mình không có thai, các chị em cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra, chẩn đoán nguyên nhân chính xác và có hướng điều trị phù hợp.

Hiện nay, đối với tình trạng chậm kinh 1 tháng nhưng thử que 1 vạch, các bác sĩ tại phòng khám Đa khoa Y Học Quốc tế, địa chỉ 12 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội đang tiến hành điều trị bằng những phương pháp dưới đây:

  1. Thay đổi lối sống: Nếu nguyên nhân bị chậm kinh đơn thuần là do tâm lý căng thẳng, ăn uống thiếu chất hoặc tập luyện quá sức thì các chị em chỉ cần điều chỉnh lại lối sống cho khoa học, lành mạnh. Chu kỳ kinh nguyệt của các chị em sẽ sớm trở lại bình thường.
  2. Sử dụng các loại thuốc chuyên khoa: Đối với các trường hợp mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc Tây y chuyên khoa giúp ức chế sự phát triển, tiêu diệt các tác nhân gây bệnh và làm giảm nhanh các triệu chứng. Từ đó, giúp chu kỳ kinh nguyệt sớm khôi phục trở lại trạng thái bình thường. Đối với các trường hợp bệnh nhân bị kháng thuốc hoặc viêm nhiễm tái phát thì bác sĩ sẽ kết hợp sử dụng công nghệ ánh sáng sinh học để tiêu viêm sâu tại chỗ mà không cần phải dùng kháng sinh toàn thân.
  3. Đối với hội chứng buồng trứng đa nang: Việc điều trị căn bệnh này sẽ tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý và mong muốn của người bệnh. Các lựa chọn điều trị bệnh buồng trứng đa nang bao gồm: Thay đổi lối sống, giảm cân; sử dụng thuốc hoặc thực hiện phẫu thuật ngoại khoa.
  4. Kết hợp với một số bài thuốc y học cổ truyền có tác dụng thúc đẩy lưu thông khí huyết, điều hòa kinh nguyệt, cân bằng nội tiết tố, kháng viêm, tăng cường sức đề kháng và ngăn chặn nguy cơ bệnh tái phát.

CÁC BIỆN PHÁP GIÚP PHÒNG NGỪA TÌNH TRẠNG CHẬM KINH Ở NỮ GIỚI

Để duy trì chu kỳ kinh nguyệt ổn định, hạn chế tình trạng chậm kinh, thì chị em cần thực hiện những việc dưới đây:

  1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh: Trong thực đơn hàng ngày, các chị em nên tăng cường bổ sung các loại rau, củ, quả giàu vitamin C (như cam, quýt, bưởi, dứa, ổi, bông cải xanh, cải bó xôi, cà chua, ớt chuông); gừng, mùi tây; sữa chua; nghệ… Đồng thời, chú ý bổ sung đầy đủ nước để giúp thúc đẩy lưu thông máu, ổn định mức đường huyết và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt.
  2. Ngủ đủ giấc: Việc ngủ sớm, ngủ đủ giấc từ 7 – 8 tiếng, tránh thức khuya là những cách đơn giản giúp cơ thể được thư giãn, tái tạo năng lượng và hạn chế tình trạng căng thẳng, stress. Từ đó, giúp điều hòa kinh nguyệt ổn định.
  3. Tập luyện các bài tập nhẹ nhàng, vừa sức: Các bài tập thể dục nhẹ nhàng như: yoga, ngồi thiền hoặc đi bộ có thể giúp cơ thể thư giãn, tăng cường sức khỏe và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt đều đặn hơn.
  4. Sắp xếp lượng công việc hợp lý, cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi sẽ giúp cơ thể giảm được căng thẳng, mệt mỏi.
  5. Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đặc biệt trong những ngày hành kinh, thay băng vệ sinh mới sau khoảng 4 tiếng để ngăn ngừa nguy cơ bị viêm nhiễm.
  6. Hạn chế uống rượu bia, hút thuốc lá hay sử dụng các chất kích thích khác.
  7. Đi thăm khám phụ khoa định kỳ để phát hiện sớm các bệnh lý tiềm ẩn và có hướng điều trị kịp thời.

Trên đây là những chia sẻ cụ thể về vấn đề chậm kinh 1 tháng thử que 1 vạch có sao không? Mọi thắc mắc về vấn đề này, các chị em hãy vui lòng để lại bình luận

Nguồn tham khảo:

+ 12 nguyên nhân gây chậm kinh thường gặp ở chị em https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/12-nguyen-nhan-gay-cham-kinh-thuong-gap-o-chi-em/ Truy cập ngày 12/08/2020.

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *