Xin Chào! Blog Hoàn Mỹ cập nhật kiến thức sức khoẻ A - Z
332 lượt xem

Chiều dài phôi thai 7 tuần tuổi là bao nhiêu?

Chiều dài phôi thai 7 tuần tuổi là bao nhiêu? Đây là những thông tin được nhiều chị em quan tâm, tìm hiểu. Bởi thai 7 tuần là thời điểm quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của thai nhi. Việc theo dõi các chỉ số của bé giúp mẹ có thể điều chỉnh chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng cho phù hợp. Cùng các bác sĩ chuyên khoa giải đáp chi tiết thắc mắc liên quan đến thai 7 tuần qua bài viết sau đây.

Chiều dài phôi thai 7 tuần tuổi 

Bước sang tuần thứ 7 của thai kỳ, mẹ đã quen dần với sự hiện diện của bé. So với những tuần đầu tiên thì ở tuần thai này bé đã có sự phát triển rõ rệt hơn. Từ bàn tay và bàn chân bắt đầu xuất hiện những ngón tay và ngón chân có màng. Xương đuôi đang dần co lại và sớm biến mất trong những ngày tới. Bên cạnh đó, các tế bào thần kinh bắt đầu xuất hiện và cơ quan nội tạng đang phát triển nhanh chóng. Thai nhi lúc này đã có mí mắt và ống thở kéo dài từ cổ họng đến các nhánh của phổi.

Vậy chiều dài phôi thai 7 tuần tuổi là bao nhiêu? Thai nhi trong tuần thứ 7 vẫn có kích thước nhỏ, chỉ bằng một quả mâm xôi và dài khoảng 1.3cm. Tim thai đã xuất hiện, nếu như mẹ đi khám thai ở tuần này có thể nghe thấy nhịp tim thai qua máy siêu âm.

Thai nhi 7 tuổi mắt sẽ to hơn, đã bắt đầu có màu mắt. Vào giai đoạn từ 6- 9 tháng, màu mắt vĩnh viễn của bé sẽ trở nên rõ ràng hơn. Gen di truyền từ mẹ và bế sẽ là yếu tố quyết định màu mắt của con.

Tai của thai nhi tuần thứ 7 đã hình thành cả trong lẫn ngoài. Chân răng bắt đầu được hình thành và lưỡi của bé cũng đã xuất hiện trong vòm miệng. Tuy nhiên, trong tuần này, bộ phận sinh dục của bé vẫn chưa phát triển đầy đủ để có thể biết được chính xác giới tính.

Thai 7 tuần có tim thai chưa?

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, thông thường, tim thai đã bắt đầu hình thành khi thai được 5 tuần. Tim thai lúc này chỉ gồm các ống dẫn đơn giản, kích thước vô cùng nhỏ, chỉ bằng hạt gạo mà thôi. Sau 2 tuần phát triển, đến tuần thứ 7, tim thai đã lớn hơn, chia thành 2 buồng tim trái và phải.

Tim thai sẽ phát triển và hoàn thiện tiếp cho tới tuần 12- 14 thì đập mạnh mẽ. Lúc này, mẹ có thể nghe rõ tiếng tim thai qua các thiết bị hỗ trợ.

Như vậy, thai 7 tuần đã có tim thai và cũng có những nhịp đập đầu tiên. Nếu như mẹ siêu âm không thấy tim thai thì các bác sĩ có thể yêu cầu tiến hành một số xét nghiệm kiểm tra thai còn sống hay không như xét nghiệm HCG,…

Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy thai nhi vẫn bình thường thì mẹ cũng đừng nên quá lo lắng. Có thể tim thai đã xuất hiện nhưng còn nhỏ nên các thiết bị siêu âm chưa thể nghe rõ. Mỗi thai nhi sẽ có quá trình phát triển khác nhau, nên mẹ có thể chờ thêm 1 tuần nữa để kiểm tra nhịp tim của bé.

Sự thay đổi của cơ thể mẹ khi mang thai 7 tuần

Thai 7 tuần là bắt đầu giai đoạn giữa trong tháng thứ 2 của thai kỳ, mẹ sẽ thường xuyên đi tiểu. Lúc này, lượng máu trong cơ thể tăng lên 10%. Điều này tạo ra nhiều chất lỏng dư thừa và thải ra ngoài chủ yếu là qua đường tiểu của mẹ.

Giai đoạn này ngoài việc đi tiểu nhiều hơn, mẹ bắt đầu cảm thấy áo ngực của mình bị chật khít. Do sự gia tăng nội tiết tố khiến ngực phát triển để chuẩn bị cho bé bé. Ngực của mẹ sẽ tiếp tục lớn hơn đến 2 size trong thời gian mang thai, đặc biệt là đối với mẹ mang thai bé đầu tiên.

Ngoài ra, mẹ cũng cảm thấy mệt mỏi do sự thay đổi hormone thai kỳ, nhất là sự tăng progesterone đột ngột. Tình trạng nôn ói thường xuyên cũng khiến mẹ cảm thấy uể oải, mất năng lượng. Đôi khi, mẹ cũng có thể mất ngủ và thức giấc vào ban đêm. Nếu như mẹ chưa thực hiện thăm khám thai ở tuần thứ 5 thì tuần thứ 7 cũng là một thời điểm thích hợp mà mẹ bầu có thể kiểm tra sức khỏe và sự phát triển của bé.

Khi đó, mẹ sẽ có thể được các bác sĩ thăm khám, hỏi về tiền sử bệnh, các rối loạn di truyền và lập biểu đồ tăng cân thích hợp cho mẹ. Lúc này, mẹ cũng cần xét nghiệm máu để xem có bị thiếu máu hay không, khám phụ khoa hoặc siêu âm đầu dò âm đạo để kiểm tra phôi thai.

Thai 7 tuần nên siêu âm bụng hay đầu dò?

Siêu âm thai là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không còn xa lạ với các mẹ bầu. Việc siêu âm định kỳ giúp theo dõi được sự phát triển của thai kỳ trong từng giai đoạn. Ngoài ra, nó còn giúp các bác sĩ phát hiện được những bất thường của bé cũng như tình trạng xuất huyết sớm của mẹ.

Có 2 hình thức siêu âm thai được áp dụng phổ biến là siêu âm bụng và siêu âm đầu dò:

  • Siêu âm ổ bụng

Siêu âm ổ bụng hay còn gọi là siêu âm bụng là phương pháp sử dụng các máy móc ở bên ngoài. Thai phụ sẽ được thoa lớp gel, sử dụng thiết bị chuyên dụng di chuyển quanh vùng bụng và cho ra kết quả trực tiếp bến trong. Đây là cách siêu âm thường có thể giúp phát hiện trực tiếp các bệnh và tình hình thai nhi trong bụng mẹ.

  • Siêu âm đầu dò 

Khác với siêu âm bụng thì siêu âm đầu dò chỉ được sử dụng cho các chị em phụ nữ. Bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị đầu dò chuyên dụng, đưa vào trong âm đạo để xem xét kỹ lưỡng tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng và âm đạo.

Phương pháp này sử dụng tần suất siêu âm cao để có thể chẩn đoán chính xác hình ảnh, tổn thương nhỏ nhất trong âm đạo của mẹ. Xác định được vị trí của thai nhi để loại trừ trường hợp mang thai ngoài tử cung. Đồng thời, ngăn ngừa các tổn thương do có thai ngoài tử cung gây ra như nhiễm trùng, vỡ ống dẫn trứng,…

Phương pháp siêu âm đầu dò có độ chính xác cao, xác định được các bệnh hiện tượng bất thường ở cơ quan sinh dục của phụ nữ.

Vậy thai 7 tuần nên siêu âm ổ bụng hay đầu dò? Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, cả siêu âm bụng và siêu âm đầu dò để an toàn và không có ảnh hưởng đến thai nhi. Các mẹ có thể áp dụng 2 phương pháp này tùy vào tình trạng thai nhi và sức khỏe của mẹ, bác sĩ sẽ tư vấn hình thức siêu âm tốt nhất.

Thai nhi 7 tuần cũng là mốc siêu âm đầu tiên của mẹ. Vì vậy, mẹ có thể lựa chọn cả hai phương pháp để kiểm tra toàn diện. Siêu âm đầu dò không ảnh hưởng đến thai nhi vì bác sĩ sẽ chỉ xem xung quanh vùng âm đạo và tử cung, không tác động đến em bé ở bên trong.

Lời khuyên của bác sĩ cho mẹ mang thai 7 tuần

Thai 7 tuần là thời điểm phát triển quan trọng của bé. Ngoài vấn đề chiều dài phôi thai 7 tuần tuổi là bao nhiêu, các mẹ cần chú ý:

  • Đi bộ nhẹ nhàng

Các mẹ nên dành 15 phút mỗi ngày để tập thể dục nhẹ nhàng trong 3 tháng đầu thai kỳ để giảm mệt mỏi. Ngoài ra, mẹ cũng có thể tham gia thêm các lớp yoga dành cho bà bầu để cơ thể thoải mái hơn trong thời gian ốm nghén.

  • Giảm cảm giác ốm nghén

Để giảm bớt cảm giác buồn nôn, mẹ có thể nghỉ ngơi khi mang thai và nhờ bố giúp làm việc nhà. Nếu tình trạng ốm nghén trở nên trầm trọng hơn, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay. Các lớp học tiền sản sẽ hỗ trợ rất nhiều cho các bà mẹ mới sinh con đầu lòng. Vì vậy, mẹ nên tham gia nhiều lớp học hơn để tìm hiểu về các cơ và những thay đổi khi mang thai.

  • Chế độ dinh dưỡng khoa học

Khi thai được 7 tuần, mẹ nên đảm bảo chế độ dinh dưỡng đủ 4 nhóm chất: tinh bột, đạm, sữa, vitamin và chất xơ. Uống 2 lít nước trở lên mỗi ngày. Ngoài ra, mẹ nhớ bổ sung axit folic, canxi và sắt để cân bằng thêm các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển và duy trì sức khỏe của thai nhi. Đặc biệt mẹ bầu cần bổ sung nhiều thực phẩm giàu sắt để tránh tình trạng thiếu máu khi mang thai.

  • Chuột rút thường là bình thường

Bị chuột rút ở bụng khi mang thai 7 tuần là bình thường. Song nếu nó xảy ra kèm theo đau vai; cổ và kèm theo các cơn co thắt; chóng mặt hoặc tiết dịch âm đạo thì mẹ nên đi khám bệnh ngay.

Bên cạnh đó, khi ngồi làm việc quá lâu mẹ hãy nhớ đứng lên đi lại một chút để hệ tuần hoàn máu được lưu thông. Từ đó, mẹ sẽ tránh được những cơn đau nhức do chuột rút hoặc mệt mỏi do ngồi nhiều.

  • Tránh xa khói thuốc và chất kích thích

Khói thuốc chính là tác nhân chính gây ra các ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai 7 tuần như giảm trọng lượng và IQ thấp. Bên cạnh đó, các chất kích thích như rượu bia; ma túy; thuốc lá… nếu mẹ lạm dụng sẽ dẫn đến việc ngộ độc thai kỳ. Từ đó gây ảnh hưởng xấu đến sự hình thành và phát triển của thai 7 tuần ngay từ trong bụng mẹ.

  • Quan hệ tình dục an toàn

Mẹ bầu khi mang thai vẫn có thể quan hệ tình dục bình thường nếu như có nhu cầu. Nhưng bố mẹ cũng cần để ý đến những cách quan hệ an toàn để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Tránh quan hệ thô bạo khiến âm đạo xuất huyết hoặc vùng kín bị viêm nhiễm,… gây ảnh hưởng đến thai nhi 7 tuổi. Mẹ nên hạn chế quan hệ trong giai đoạn này vì thai chưa phát triển ổn định.

  • Giữ vệ sinh vùng kín

Mắc bệnh phụ khoa trong thai kỳ sẽ có nguy cơ nhiễm trùng nước ối, vỡ màng ối, thậm chí là có thể dẫn đến sảy thai hoặc sinh non. Do đó, thai phụ cần giữ vùng kín luôn sạch sẽ, vệ sinh bằng dung dịch chuyên dụng có độ pH phù hợp. Đồng thời, sử dụng bao cao su khi quan hệ để tránh lây nhiễm bệnh tình dục.

Hy vọng, với những thông tin trên đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc chiều dài phôi thai 7 tuần tuổi là bao nhiêu. Ngoài ra, nếu như còn bất kỳ vấn đề nào khác chưa rõ hãy gọi đến số: 0836.633.399 hoặc CLICK [TẠI ĐÂY] để được các chuyên gia tư vấn và hỗ trợ chi tiết.

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!

Để lại một bình luận