Xin Chào! Chào mừng bạn đến với Hoàn Mỹ Breast Care chuyên trang dinh dưỡng tư vấn ăn uống đúng cách an toàn.
224 lượt xem

Thai 10 tuần biết đạp chưa?

Bước sang tuần thai thứ 10, thai nhi đã có sự phát triển nhanh chóng và dưới hình ảnh siêu âm có thể nhìn thấy hình ảnh của một em bé rõ ràng hơn. Một trong những vấn đề được rất nhiều mẹ bầu quan tâm trong giai đoạn này đó chính là thai 10 tuần biết đạp chưa? Nhịp tim thai 10 tuần là bao nhiêu? Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp các chị em giải đáp những băn khoăn này!

THAI NHI 10 TUẦN TUỔI PHÁT TRIỂN NHƯ THẾ NÀO ?

Khi đạt 10 tuần tuổi, em bé sẽ có chiều dài từ 3.1 – 4 cm và nặng khoảng 0.4 kg, cỡ một quả dâu tây. Ngoài ra, trong ba tuần sắp tới thì chiều dài cơ thể của thai nhi sẽ gần như gia tăng gấp đôi.

Ngoài ra, trong tuần thai này, em bé đã có những sự thay đổi mạnh mẽ như:

–     Tất cả các cơ quan nội tạng của thai nhi đã được hình thành.

–     Các màng giữa ngón chân và ngón tay đã biến mất, móng tay đã bắt đầu được hình thành.

–     Phần đầu của thai nhi đang dần to ra và trán bắt đầu phồng lên do sự phát triển nhanh chóng của não bộ. Các khớp thần kinh phát triển trong tủy sống sẽ giúp em bé có thể cử động tay chân, các ngón chân, ngón tay.

–     Những chồi răng của thai nhi đã dần hình thành ở dưới nướu, đang cứng dần và liên kết với xương hàm.

–     Các bộ phận chính của mắt bé bao gồm: Giác mạc, mống mắt, đồng tử, thủy tinh thể và võng mạc – đã được hình thành đầy đủ. Thai nhi sẽ nhắm mắt và sẽ chỉ mở mắt vào tuần thứ 27 của thai kỳ.

–     Các xương và sụn ở chân của thai nhi đang phát triển thành đầu gối và mắt cá chân. Tay cùng với khuỷu tay cũng đã được hình thành.

–     Ở tuần thai thứ 10, dạ dày của thai nhi đã bắt đầu tiết dịch vị và thận cũng đang hoạt động để tạo ra nhiều nước tiểu hơn.

–     Nếu mẹ đang mang thai con trai thì tinh hoàn của bé sẽ bắt đầu sản xuất hormone testosterone trong giai đoạn này.

THAI 10 TUẦN BIẾT ĐẠP CHƯA ?

Thai 10 tuần đã biết đạp chưa chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều mẹ bầu. Câu trả lời là “ Có”. Trong tuần thai này, em bé đã có thể thực hiện một số hoạt động như: Xoay người, vặn mình, đạp, trườn, đá,… Tuy nhiên, những chuyển động của các bé sẽ khá nhỏ và yếu ớt nên các mẹ bầu sẽ gần như không cảm nhận được. Phải chờ đến tuần thai thứ 16 trở đi thì các mẹ bầu mới có thể cảm nhận được rõ ràng những chuyển động của thai nhi trong bụng.

THAI 10 TUẦN TUỔI NHỊP TIM BAO NHIÊU LÀ BÌNH THƯỜNG ?

Nhịp tim thai 10 tuần thường rất nhẹ và hầu như các mẹ bầu không thể cảm nhận được, chỉ có thể nhận biết thông qua việc siêu âm. Trung bình nhịp tim thai 10 tuần tuổi có thể đạt khoảng từ 140 – 170 nhịp/phút. Chỉ số này đều được áp dụng cho cả bé gái và bé trai.

Một số dấu hiệu bất thường về nhịp tim thai ở tuần thứ 10 mà các mẹ bầu cần lưu ý:

–     Nhịp tim thai đập quá chậm, chỉ khoảng 80 nhịp/ phút thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng suy thai.

–     Một số trường hợp tim thai đập hơn 150 nhịp/phút là quá nhanh. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do thai nhi bị thiếu oxy nặng nề.

MẸ BẦU TUẦN THỨ 10 CÓ NHỮNG SỰ THAY ĐỔI GÌ ?

Ở tuần thai thứ 10, phần bụng của mẹ bầu đã nhô ra, vòng eo đã to hơn trước nhưng vẫn chưa bị lộ bụng bầu.

Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai 10 tuần sẽ có những sự thay đổi khác như:

–     Tử cung to hơn: Thai nhi ngày càng phát triển, kéo theo đó là sự gia tăng kích thước của tử cung. Ở tuần thai này, tử cung của người mẹ sẽ có kích thước tương đương với một quả bưởi nên các mẹ không thể diện quần bó sát được nữa.

–     Khó tiêu, đầy hơi: Sự gia tăng nồng độ hormone progesterone khi mang thai sẽ có thể làm giãn các cơ trong cơ thể, bao gồm cả các cơ ở ruột. Điều này sẽ khiến hệ tiêu hóa hoạt động chậm lại, dẫn đến các tình trạng đầy bụng, khó tiêu và ợ hơi ở phụ nữ mang thai. Các triệu chứng này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu mẹ mang thai đa thai. Để giảm bớt tình trạng này, các mẹ bầu cần bổ sung nhiều chất xơ và chú ý không nằm ngay sau khi ăn.

–     Cơ thể mệt mỏi: Sự thay đổi nội tiết tố cùng với việc thai nhi đang lớn dần sẽ khiến các mẹ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, cơ thể trở nên nặng nề hơn.

–     Các đường mạch máu ( đường gân) lộ rõ: Các mẹ bầu sẽ thấy nổi những đường gân xanh ở vùng ngực và bụng. Đây chính là nguồn cung cấp máu và các chất dinh dưỡng đến thai nhi, giúp hỗ trợ bé phát triển. Những đường gân xanh này sẽ mờ dần và biến mất sau khi sinh nở.

–     Thay đổi tâm trạng thất thường: Khi mang thai, sự thay đổi hormone sẽ khiến cho các mẹ bầu trở nên nhạy cảm hơn, dễ xúc động, thường xuyên lo âu và cáu gắt vô cớ.

–     Chóng mặt: Thai nhi đang ngày càng phát triển và cần được cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hơn. Do đó, lưu lượng máu trong cơ thể cũng sẽ tăng lên và khiến cho các mẹ bầu bị chóng mặt khi áp lực máu lên cao. Khi cảm thấy bị chóng mặt, các mẹ bầu cần chú ý nghỉ ngơi và uống nhiều nước.

–     Ốm nghén: Trong tuần thai này, các triệu chứng ốm nghén vẫn còn, thậm chí còn xuất hiện thường xuyên hơn trước. Các mẹ có thể luôn cảm thấy buồn nôn và không muốn ăn gì hết. Để làm dịu cảm giác buồn nôn, các mẹ bầu có thể uống một ly trà gừng hoặc ăn kẹo gừng.

MẸ BẦU MANG THAI 10 TUẦN CẦN LƯU Ý NHỮNG GÌ ?

Để có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh, các mẹ cần lưu ý những điều dưới đây:

–     Đi khám thai định kỳ đầy đủ và đúng theo lịch hẹn của bác sĩ chuyên khoa để theo dõi tình hình phát triển của thai nhi và phát hiện sớm những vấn đề bất thường. Qua đó, có biện pháp can thiệp kịp thời, ngăn chặn những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

–     Không nên làm việc và vận động quá sức. Không tham gia các bộ môn thể thao nguy hiểm, đòi hỏi nhiều sức lực và có thể làm giảm lượng oxy cung cấp cho thai nhi như: Lặn, leo núi, chèo thuyền,… Chỉ nên tập các bài thể dục nhẹ nhàng, vừa sức như: Yoga, đi bộ, bơi,…để thúc đẩy quá trình lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho mẹ bầu.

–     Chú ý ngủ đủ giấc từ 7 – 8 tiếng một ngày, dành ít nhất 30 phút để ngủ trưa, hạn chế việc thức khuya.

–     Ăn uống điều độ, đủ chất, chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để giảm bớt các triệu chứng ốm nghén. Tăng cường tiêu thụ các loại trái cây, rau củ để bổ sung thêm vitamin và khoáng chất vào trong cơ thể.

–     Duy trì một tâm lý thoải mái, tích cực, hạn chế lo âu, buồn phiền, căng thẳng. Các mẹ nên tâm sự, chia sẻ với chồng hoặc bạn bè về những áp lực tâm lý của mình khi mang thai để nhận được sự động viên và những lợi khuyên hữu ích.

–     Lựa chọn các trang phục rộng rãi, có chất liệu co giãn, vòng eo thấp ở dưới bụng để mang lại cảm giác thoải mái.

–     Tránh sử dụng rượu bia, thuốc lá hay các chất kích thích khác.

–     Không được tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, kể cả các loại thực phẩm chức năng khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

NHỮNG THỰC PHẨM TỐT CHO MẸ BẦU

Việc xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học khi mang thai đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Bởi một chế độ ăn thiếu chất dinh dưỡng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của của thai nhi cũng như khiến cho thai phụ gặp phải một số vấn đề sức khỏe trong suốt thai kỳ.

Một số loại thực phẩm tốt cho phụ nữ mang thai có thể kể đến như:

  • Sữa và các sản phẩm từ sữa

Khi mang thai, người mẹ cần phải bổ sung thêm protein và canxi để đáp ứng nhu cầu cho thai nhi phát triển. Sữa và các sản phẩm từ sữa là nguồn canxi và protein tốt nhất trong chế độ ăn cùng với hàm lượng vitamin và các khoáng chất dồi dào.

  • Các loại đậu

Nhóm thực phẩm này bao gồm: Đậu lăng, đậu Hà Lan, đậu đen, đậu xanh, đậu nành, đậu phộng,… Các loại đậu là một nguồn cung cấp protein, sắt, axit folic, chất xơ và canxi tuyệt vời cho cơ thể. Axit folic là dưỡng chất quan trọng trong thai kỳ, đặc biệt trong giai đoạn 3 tháng đầu mang thai.

Nếu thiếu axit folic ở giai đoạn này thì sẽ có thể làm tăng nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Hơn nữa, các loại đậu này còn chứa rất nhiều chất xơ cùng với các khoáng chất thiết yếu khác như sắt, magie, kali, rất tốt cho phụ nữ mang thai.

  • Cá hồi

Cá hồi rất giàu axit béo Omega – 3. Đây là một dưỡng chất rất cần thiết trong thai kỳ, giúp thúc đẩy sự phát triển trí não và mắt của thai nhi. Hơn nữa, cá hồi là một trong những loại thực phẩm giàu vitamin D, giúp hỗ trợ quá trình chuyển hoá của cơ thể, tăng cường chức năng miễn dịch và duy trì hệ xương khớp chắc khỏe.

  • Các loại rau có lá màu xanh đậm

Các loại rau có lá màu xanh đậm bao gồm: Cải xoăn, rau bina, bông cải xanh, … có chứa rất nhiều dưỡng chất quan trọng cho cơ thể. Chúng cung cấp cả chất xơ, vitamin A, vitamin C, vitamin K cùng với các khoáng chất thiết yếu như: Canxi, sắt, kali,… cho cơ thể mẹ bầu. Ngoài ra, bông cải xanh và rau có lá xanh đậm có chứa rất nhiều chất chống oxy hoá, giúp chống lại những tác động của các gốc tự do – tác nhân hàng đầu gây ra các bệnh tim mạch, ung thư. Ngoài ra, hàm lượng chất xơ dồi dào trong những loại rau này có thể giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt, ngăn ngừa tình trạng táo bón, khó tiêu – đây là những vấn đề tiêu hóa rất phổ biến ở phụ nữ mang thai.

Bạn cũng cần chú ý thêm một số vấn đề khác:

Trên đây là những thông tin giải đáp về băn khoăn: Thai 10 tuần biết đạp chưa? Hy vọng sẽ hữu ích với các bạn đọc. Mọi thắc mắc về vấn đề này, các bạn hãy vui lòng nhấp chuột chọn TẠI ĐÂY hoặc gọi đến số 02438.255.599 – 0836.633.399 để được các bác sĩ tư vấn, hỗ trợ và đặt lịch hẹn khám trước hoàn toàn miễn phí.

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!