Xin Chào! Chào mừng bạn đến với Hoàn Mỹ Breast Care chuyên trang dinh dưỡng tư vấn ăn uống đúng cách an toàn.
380 lượt xem

Thai 4 tuần có phôi và có yolksac chưa?

Khi mang thai bà bầu thường có rất nhiều những câu hỏi và thắc mắc khác nhau. Đặc biệt là những chị em nữ giới lần đầu mang thai. Trong những tuần đầu của thai kì bà bầu có thể có những thắc mắc như: thai 4 tuần có phôi và yolksac chưa? Để phôi thai và yolksac có vào tuần thai nào, thì chúng ta cùng nhau theo dõi những nội dung được chia sẻ ngay dưới đây để cùng hiểu hơn nhé.

PHÔI VÀ YOLKSAC LÀ GÌ?

+ Phôi thai là gì?

Phôi thai chính là “hạt giống” ban đầu cho biết thai nhi đang được hình thành và phát triển qua từng ngày trong bụng của người mẹ.

Phôi được hình thành từ hợp tử trứng khi được thụ tinh với tinh trùng. Sau khi kết hợp chúng sẽ tại thành noãn hoàng, liên tục trải qua quá trình phân chia tế bào để hình thành nên phôi thai và phát triển thành thai nhi trong những giai đoạn tiếp theo.

Phôi nang sau khi được thụ tinh sẽ đi vào tử cung, làm tổ trong niêm mạc tử cung, phôi nang sẽ chia thành 2 nhóm tế bào. 1 nhóm tế bào sẽ phát triển thành nhau thau, 1 nhóm sẽ hình thành bên trong và dần phát triển thành phôi thai.

Quá trình từ sau khi thụ tinh, phân chia tế bào thành phôi nang, di chuyển đến tử cung và hình thành phôi thai trong thời gian từ 9-10 ngày sau khi được thụ tinh.

Phôi thai sau khi được hình thành sẽ bao gồm 3 lớp:

  1. Ngoài bì: tế bào ngoại bì của phôi sẽ hình thành nên một số cơ quan như: da, hệ thần kinh trung ương, hệ thần kinh ngoại biên, mắt, tai trong và các mô liên kết.
  2. Trung bì: các tế bào này sẽ hình thành hệ xương, cơ, thận, hệ thống cơ quan sinh sản.
  3. Nội bì: các tế bào nội bì của thai sẽ đảm nhận vai trò hình thành nên các màng niêm mạc của các ống cơ thể, phổi, ruột và bàng quang…

+ Yolksac là gì?

Yolksac chính là túi noãn hoàng, túi thai và được hình thành khi hợp tử trứng làm tổ bên trong tử cung.

Yolksac hay túi noãn hoàng chính là cấu trúc đầu tiên được hình thành để chuẩn bị cho quá trình mang thai. Yolksac hay túi thai sẽ có vai trò cung cấp chất dinh dưỡng cho phôi thai khi nhau thai chưa được hình thành.

Cấu tạo của túi noãn hoàng được hình thành từ nội bì của phôi, được bao bọc bên ngoài bởi tạng trung bì để hình thành những tế bào quan trọng ở bên trong túi, bản thân yolksac chứa rất giàu protein.

Sau khi phôi thai hình thành, túi ối được hình thành và phát triển. Nó sẽ gây chèn ép nên yolksac, như vậy yolksac và noãn hoàng sẽ co lại và được gọi là cuống noãn hoàng.

Thông thường yolksac có kính thước khoảng 5-6mm và tồn tại trong thời gian từ 5-10 tuần. Sau đó khi phôi thai phát triển hơn thì yolksac sẽ thoái trào, ngừng phát triển và dẫn biến mất. Lúc này nhau thai sẽ thay thế và đảm nhận chức năng cung cấp chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng thai nhi.

THAI 4 TUẦN CÓ PHÔI VÀ YOLKSAC CHƯA?

  • Thai 4 tuần có phôi thai chưa? Phôi thai xuất hiện vào tuần thứ mấy?

Sau khi trứng được thụ tinh thành công, thì sẽ bắt đầu bước vào quá trình phân chia tế chia tế bào và di chuyển qua ống dẫn trứng đến buồng tử cung.

Và thông thường phôi thai sẽ xuất hiện từ tuần thai thứ 5-6 sau khi thụ thai. Trong những tuần thai này thì phôi thai sẽ nằm trong túi thai.

Như vậy thai 4 tuần có phôi thai chưa? Thực tế với thai 4 tuần thì có thể sẽ chưa xuất hiện phôi thai, nhưng cũng có những trường hợp đến tuần thai thức 5-6 mà siêu âm vẫn không thấy phôi thai, thì đây có thể tình trạng trứng rỗng, mang thai trứng và như vậy là thai đã không thụ thai thành công, thai hư. Cần có biện pháp can thiệp nhanh chóng để ngăn chặn nguy hiểm.

Trong quá trình mang thai, phôi thai thường xuất hiện khá sớm. Vì vậy mà bà mẹ cũng có thể cảm nhận được những thay đổi của cơ thể báo hiệu bạn đang mang thai. Ngoài ra khi test que bạn cũng sẽ thấy que lên 2 vạch, đây cũng là một dấu hiệu cho thấy bạn đang mang thai.

Thai 4 tuần nếu bác sĩ kết luận chưa thấy phôi thai thì bà mẹ cũng không nên lo lắng quá. Bởi thai ở tuần thứ 4 có thể chưa về đến tử cung để làm tổ, bạn cần chờ thêm vài ngày để thai làm tổ và ổn định hơn.

  • Thai 4 tuần có yolksac chưa? Yolksac xuất hiện khi nào?

Khi trứng được thụ tinh tạo thành hợp tử và hình thành phôi thai. Khi phôi thai di chuyển về tử cung để làm tổ, thì đồng thời trong thời gian này túi noãn hoàng hay còn gọi là yolksac cũng đồng thời được hình thành. Và bà bầu có thể quan sát được yolksac thông qua siêu âm.

Tuy nhiên trong thời gian đầu tiên này thì túi yolksac sẽ có kích thước rất nhỏ, kích thước có thể chỉ tương đương với hạt gạo.

Yolksac hay túi noãn hoàng được tạo ra từ các tế bào nội bì của phôi thau, do ở thời điểm này nhau thai chưa được hình thành, vì vậy mà túi yolksac có chứa protein và đảm nhận vai trò nuôi dưỡng cho những tế bào đầu tiên của thai nhi.

Sau đó khi phôi thai dần phát triển, túi ối được hình thành thì yolksac sẽ thoái triển, dần co lại thành cuống noãn hoàng và biết mất khi nhau thai được hình thành hoàn thiện và đảm nhận vai trò nuôi dưỡng thai. Như vậy túi yolksac sẽ biến mất khi nhau thai được hình thành.

Thai 4 tuần có phôi và có yolksac chưa? Thông thường yolksac sẽ xuất hiện từ tuần thứ 5 sau khi thụ thai, bà mẹ sẽ phát hiện túi yolksac khi đi siêu âm.

Như vậy số trường hợp đến tuần thai thứ 5-6 bà mẹ có thể siêu âm thấy túi yolksac. Và lúc phôi thai có thể đã hình thành bên trong hoặc đang chuẩn bị hình thành.

Như vậy thai 4 tuần có phôi và có yolksac chưa? Có thể khi siêu âm thai 4 tuần bà mẹ sẽ chưa thể thấy được phôi thai cũng như túi thai. Bởi thai 4 tuần còn quá sớm để tiến hành siêu âm, hợp tử trứng có thể chưa di chuyển đến tử cung, chưa làm tổ. Như vậy để chắc chắn hơn thì bạn nên chờ thêm 1-2 tuần tiếp theo để thai làm tổ và hoàn thành các quá trình phân chia tế bào một cách an toàn, sau đó mới nên kiểm tra hoặc siêu âm lại.

BÀ MẸ NÊN LÀM GÌ ĐỂ THAI PHÁT TRIỂN KHOẺ MẠNH

Trong thời gian mang thai đặc biệt là với những bà bầu mang thai lần đâu tiên sẽ không thể tránh được những băn khoăn, thắc mắc và cả những lo lắng cho sự hình thành cũng như phát triển của thai nhi.

Vậy thai 4 tuần có phôi và có yolksac chưa? Trong thời gian mang thai, bà bầu nên làm gì để có một thai kỳ khoẻ mạnh. Dưới đây là một số những điều chú ý mà bà mẹ nên thực hiện để có một thai kỳ an toàn, khoả mạnh:

  • Thăm khám định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa

Trong suốt thời gian mang thai 9 tháng 10 ngày, việc thăm khám kiểm tra và theo dõi trạng sức khoẻ của bà mẹ và sự phát triển của thai nhi là điều vô cũng quan trọng và cần thiết.

Tuy nhiên bạn cần có những mốc, những tuần thai quan trọng cần tiến hành kiểm tra. Để không bỏ lỡ những thời điểm vàng giúp sàng lọc dị tật cũng như ghi nhận những bước phát triển quan trọng của thai nhi. Thì bà mẹ cần  thăm khám, tiến hành siêu âm thai tuân thủ theo hướng dẫn và những chỉ định cần thiết của bác sĩ chuyên khoa.

Đặc biệt cần tự theo dõi thêm tại nhà, nếu có những dấu hiệu bất thường cần nhanh chóng thông báo cho bác sĩ hoặc đến ngày cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn, thăm khám hoặc có hướng xử lý kịp thời, phù hợp và an toàn nhất.

  • Xây dựng chế độ dinh lành mạnh, khoa học

Khi có kế hoạch mang thai, chị em phụ nữ luôn được khuyến cáo bổ sung vitamin, canxi, sắt và đặc biệt là folate để đảm bảo cơ thể có điều kiện thuận lợi nhất cho việc thụ tinh và mang thai.

Cùng tư tự như vậy, trong suốt thời gian mang thai bà bầu cần một chế độ sinh dưỡng phù hợp để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể cũng như nuôi dưỡng thai nhi.

Bà bầu cần ăn uống đa dạng các thực phẩm khác nhau để cung cấp đa dạng chất dinh dưỡng cho quá trình mang thai. Tăng cường bổ sung protein, chất béo lành mạnh, vitamin và các khoáng chất khác nhau.

Đặc biệt nên tăng cường những thực phẩm giàu sắt, canxi, vitamin A, folate… Đồng thời chú ý bổ sung dinh dưỡng theo từng giai đoạn phát triển của thai, ngoài việc thông qua ăn uống hàng ngày thì bà bầu có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng thêm một số viên uống sắt, canxi hoặc vitamin cần thiết.

Trong thời gian mang thai cần tuyệt đối tránh nhưng chất kích thích, rượu, bia, thuốc lá, cần sa, cocain, đồ uống có cồn…

  • Chế độ sinh hoạt lành mạnh, khoa học

Khi mang thai cơ thể bà bầu khá nhạy cảm, dễ bị mệt mỏi, cáu gắt. Vì vậy nên tăng cường nghỉ ngơi, tránh lao động nặng nhọc, quá sức. Đặc biệt nên giữ cho tình thần được thoải mái, tránh áp lực hoặc tình trạng stress quá cao, kéo dài.

Không chỉ nghỉ ngơi điều độ, bà bầu còn nên kết hợp với vận động thể chất, rèn luyện thể dục thể thao hàng ngày với mức độ phù hợp. Bà bầu có thể vận động và tập luyện những môn thể thao phù hợp, nhẹ nhàng hàng ngày như: yoga bà bầu, đi bộ… vừa để tăng cường sức khoẻ, nâng cao sức đề kháng vừa giúp tinh thần được sảng khoái, tích cực hơn rất nhiều.

  • Sáng lọc bệnh di truyền

Nếu trog gia đình bạn có người thân sinh con mắc các dị tật bẩm sinh, động kinh, down hoặc các vấn đề liên quan đến thần kinh, phát triển, nhận thức… thì cần thông báo với bác sĩ.

Việc cung cấp thông tin này với bác sĩ để tiến hành các xét nghiệm liên quan sẽ giúp bạn biết mình có khả năng mang di truyền, mang mã gen gây bệnh hay không và nguy cơ di truyền cho con là như thế nào.

Đây là những vấn đề nhạy cảm và cần được tiến hành đúng thời điểm để giảm bớt những nguy cơ, tổn thương về sau. Đối với những chị em phụ nữ có đang có kế hoạch sinh con, thì nên tiến hành sàng lọc, thăm khám trước những nguy cơ này để có biện pháp phòng tránh hoặc can thiệp sớm.

Tham khảo thêm:

Như vậy trên đây là những chia sẻ, những thông tin về phôi thai và túi noãn hoàng(yolksac). Blog sức khoẻ Hoàn Mỹ Breast Care hy vọng thông qua bài viết này bạn có thể giải đáp được thắc mắc: Thai 4 tuần có phôi và có yolksac chưa? Nếu có thêm những câu hỏi, thắc mắc khác trong quá trình mang thai, bạn hãy để lại bình luận.

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!