Xin Chào! Chào mừng bạn đến với Hoàn Mỹ Breast Care chuyên trang dinh dưỡng tư vấn ăn uống đúng cách an toàn.
558 lượt xem

Uống thuốc levothyrox khi mang thai có ảnh hưởng gì không?

Theo khuyến cáo của chuyên gia y tế, tất cả phụ nữ mang thai cần thận trọng khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Mọi loại thuốc, mẹ bầu chỉ được dùng khi bác sĩ chuyên khoa chỉ định. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc để tránh những tác hại đến mẹ và bé. Thực tế, trong thời gian gần đây có nhiều thông tin trên các trang mạng chia sẻ băn khoăn về vấn đề uống thuốc levothyrox khi mang thai. Vậy thực hư điều này như thế nào, thuốc levothyrox có ảnh hưởng tới thai kỳ hay không? Bạn có thể tham khảo thông tin được chia sẻ trong nội dung bài viết sau đây.

Thuốc levothyrox là thuốc gì

Thuốc levothyrox là thuốc gì?

  1. Biệt dược: Levothyrox
  2. Hoạt chất: Levothyroxine natri 50mcg hoặc 100mcg
  3. Dạng bào chế: Viên nén

Levothyrox (levothyroxin) là phiên bản tổng hợp của hormone thyroxine – một loại hormone mà trong cơ thể con người, tuyến giáp có thể sản xuất ra được một cách tự nhiên.

Levothyrox được xác định có thể kiểm soát lượng năng lượng cơ thể sử dụng. Khi tuyến giáp không sản xuất đủ thyroxine (một tình trạng được gọi là suy giáp), nhiều trong số chức năng cơ thể chậm lại. Riêng thuốc Levothyrox 100mcg còn được dùng để chẩn đoán trong xét nghiệm ức chế tuyến giáp. Vì thế, việc sử dụng loại thuốc này là cần thiết theo chỉ định của bác sĩ. Theo đó, bạn có thể nhận biết triệu chứng suy giáp dựa vào một số dấu hiệu sau đây:

  1. Cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, có khi tăng cân khó kiểm soát
  2. Sợ lạnh, da khô và thô, da tái lạnh
  3. Biểu hiện rụng lông mày, tóc dễ rụng, lông mu thưa.
  4. Phù niêm mạc toàn thể
  5. Dễ táo bón.
  6. Nhịp tim chậm,; nếu suy giáp nặng có thể suy tim (nhất là khi có thiếu máu đi kèm).
  7. Suy nghĩ và vận động chậm chạp, trí nhớ giảm.

Viên Levothyroxin được sử dụng để thay thế thyroxine tuyến giáp không thể sản xuất và ngăn ngừa các rối loạn suy giáp. Loại thuốc này có thể được thay thế hoặc cung ứng hormone tuyến giáp. Thực tế, nồng độ hormone tuyến giáp thấp có thể tự nhiên mà có hoặc do tuyến giáp gặp các vấn đề về tổn thương do bức xạ, khi dùng thuốc hoặc do thực hiện phẫu thuật. Lúc này, việc có đủ hàm lượng hormone tuyến giáp có vai trò quan trọng trong việc duy trì ổn định, hoạt động của thể chất cơ thể con người.

Chỉ định sử dụng thuốc

 Thuốc Levothyrox được chỉ định trong điều trị các bệnh rối loạn tuyến giáp, suy tuyến giáp theo chỉ định của bác sĩ, cụ thể:

  1. Điều trị thay thế hoặc bổ sung cho các hội chứng suy giáp, rối loạn tuyến giáp do bất cứ nguyên nhân nào ở tất cả các lứa tuổi, từ trẻ em đến người trưởng thành (kể cả ở phụ nữ có thai), trừ trường hợp suy giáp nhất thời trong thời kỳ hồi phục viêm giáp bán cấp.
  2. Tác dụng ức chế tiết thyrotropin (TSH): tác dụng tốt với người bị bướu cổ đơn thuần, người mắc bệnh viêm giáp mạn tính, tác dụng ngăn chặn sự phát triển, giảm dần kích thước của bướu.
  3. Phối hợp với các thuốc kháng giáp trong nhiễm độc giáp. Sự phối hợp này để ngăn chặn bướu giáp và tình trạng suy giáp.

Chống chỉ định

  1. Thuốc chống chỉ định với những trường hợp với thuốc levothyroxin hoặc bất kỳ thành phần nào khác của thuốc
  2. Chống chỉ định với người cường giáp không được điều trị, phụ nữ có thai đang dùng thuốc kháng giáp trạng.
  3. Thận trọng khi sử dụng với người suy tuyến yên, suy thượng thận chưa được điều trị, bệnh tim mạch, đái tháo đường, người cao tuổi.
  4. Không sử dụng đối với những bệnh nhân sau phẫu thuật tuyến giáp nhưng vẫn có mức TSH (thyrotropin) máu bình thường.
  5. Bệnh nhân bị suy tim mất bù; suy mạch vành; loạn nhịp mất kiểm soát.

Thực chất trong bảng thành phần, hướng dẫn sử dụng, chỉ định và chống chỉ định đã có trong mỗi hộp thuốc. Mặc dù được bác sĩ chỉ định, nhưng bạn nên đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng.

Hướng dẫn liều dùng và cách sử dụng thuốc

Đối với liều dùng: thuốc dùng cho cả trẻ em, người lớn. Vì thế liều lượng sẽ có sự điều chỉnh khác nhau theo đúng chỉ định của bác sĩ. Cụ thể như sau:

Đối với người lớn:

  1. Trung bình liều dùng được khuyến cáo là 100-200 mcg và dùng duy nhất 1 lần trong ngày.
  2. Thông thường liều khởi đầu là 50-100mcg/ngày. Sau đó tùy từng tình hình sức khỏe cũng như mức độ bệnh của bệnh nhân mà có thể điều chỉnh từ 25-50mcg mỗi lần tăng, trong khoảng thời gian 4 tuần cho đến khi đáp ứng mong muốn, sau đó duy trì liều ở mức này.
  3. Đối với những người trên 50 tuổi, có tiền sử bệnh tim hoặc suy giáp nặng thì liều khởi đầu dao động 12,5-25 mcg/ngày. Sau đó tăng liều từ từ đến khoảng 4 tuần thì duy trì.

Đối với trẻ em

  1. Tùy từng độ tuổi mà bác sĩ có những chỉ định dùng thuốc khác nhau
  2. Trẻ sơ sinh, khởi đầu 10-15mcg. Ngày, điều chỉnh 2 lần/ tuần rồi duy trì mức trung bình theo từng thể trạng người bệnh, chú ý tối đa ≤50 mcg/ngày.
  3. Đối với những trẻ em 2-12 tuổi: thông thường liều lượng khởi đầu là 50mcg/ngày và dùng một lần duy nhất trong ngày. Sau đó 2-4 tuần lại điều chỉnh một lần, sau đó suy trì liều trung bình khoảng 70-100mcg/ngày.
  4. Đối với trẻ lớn 12-18 tuổi: thông thường chỉ định liều khởi đầu 50mng/ngày. Sau đó dần nâng mức liều lên, thời gian 4 tuần kiểm tra một lần cho tới khi duy trì.

Cách dùng thuốc:

  1. Levothyrox được dùng bằng đường uống.
  2. Liều dùng phải được điều chỉnh và dùng theo chỉ định của bác sĩ.
  3. Levothyrox đường uống dùng 1 lần duy nhất trong ngày.
  4. Thuốc được uống vào lúc đói, thường trước bữa ăn sáng khoảng 30-60 phút

Một số tác dụng phụ của thuốc

Khi sử dụng thuốc, nếu gặp những triệu chứng sau đây bạn cần thông báo ngay với bác sĩ. Bởi đó có thể là phản ứng phụ của thuốc:

  1. Nhịp tim nhanh hoặc tim đập không đều
  2. Sốt, nóng, đỏ bừng mặt, đổ mồ hôi
  3. Chu kỳ kinh nguyệt thay đổi, rối loạn
  4. Xuất hiện triệu chứng nôn mửa, tiêu chảy

Ngoài ra, một số trường hợp nhẹ có thể xuất hiện dấu hiệu rụng tóc. Thực chất không phải ai cũng gặp những tác dụng phụ nêu trên. Tuy nhiên, để an toàn nhất, bạn nên chia sẻ với bác sĩ nếu như gặp những tác dụng phụ không mong muốn.

Một số lưu ý khi dùng thuốc levothyrox

Để sử dụng thuốc mang lại hiệu quả tốt nhất, bạn cần lưu ý một số điều cơ bản sau đây khi sử dụng thuốc:

  1. Không dùng levothyrox với những trường hợp cho mục đích giảm cân hay điều trị béo phì. Lý do bởi thuốc chỉ định chỉ định trong điều trị bệnh lý tuyến giáp, không dùng cho người sử dụng với những mục đích khác
  2. Đối với những người già, khi sử dụng levothyrox cần phải tăng liều từ từ để tránh sự bất thường về chuyển hóa cơ bản.
  3. Chú ý thận trọng dành cho những trường hợp bướu cổ, theo dõi sát sao
  4. Sử dụng thận trọng đối với những bệnh nhân đái tháo đường.
  5. Đối với bệnh nhân suy thượng thận có kèm suy giáp, sử dụng thận trọng, tuân thủ chủ định bác sĩ.
  6. Dùng levothyroxin dài ngày có thể làm giảm lượng khoáng trong xương.
  7. Hiệu quả điều trị levothyrox hoặc các dấu hiệu không dung nạp chỉ có thể nhận biết được sau từ 15 ngày đến 1 tháng.
  8. Tuyệt đối không dùng đồng thời levothyrox và natri iodid.

Nếu sử dụng quá liều levothyrox cần làm gì?

Trong trường hợp sử dụng quá liều thuốc, thường có dấu hiệu sau:

  1. Sốt, đau ngực, tim đập nhanh không đều, nhức đầu, đổ mồ hôi, tiêu chảy, bồn chồn, đỏ bừng mặt. Những dấu hiệu này có thể mất trong vòng 5 ngày xuất hiện. Tuy nhiên, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ ngay để tránh những hậu quả đáng tiếc.
  2. Cần thiết phải mang theo bao bì thuốc để nhân viên có thể biết chính xác bạn đã uống liều lượng như thế nào, từ đó có thể can thiệp kịp thời và hiệu quả.

Uống thuốc levothyrox khi mang thai có ảnh hưởng gì không

Uống thuốc levothyrox khi mang thai có ảnh hưởng gì không?

Theo chuyên gia y tế, levothyrox  an toàn cho phụ nữ có thai. Vì thế, nếu như bạn đang mang thai bị vấn đề tuyến giáp mà được bác sĩ chỉ định sử dụng levothyrox thì có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng thuốc.

Tuy nhiên, phụ nữ mang thai bị suy tuyến giáp điều trị bằng hormone tuyến giáp levothyrox cần phải làm các xét nghiệm FT4 và TSH cách nhau 6-8 tuần trong suốt quãng thời gian mang thai để có thể theo dõi tình hình sức khỏe, vì nhu cầu hormone tuyến giáp sẽ tăng lên trong thời kỳ mang thai.

Thực tế, khi mang thai, nếu như người mẹ bị suy giáp sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển toàn diện của thai nhi. Do đó, để đảm bảo em bé sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh thì phụ nữ trong độ tuổi sinh sản được bác sĩ khuyến cáo nên điều trị các bệnh về tuyến giáp trước khi mang thai.

Chuyên gia cho biết: nguy cơ suy giáp đối với phụ nữ mang thai luôn thường trực. Nếu như mẹ không điều trị hoặc điều trị không đúng cách, dùng thuốc không đúng liều lượng có thể dẫn tới nhiều hệ lụy như: tình trạng thiếu máu, hồng cầu suy giảm, bệnh lý  về cơ, yếu cơ, triệu chứng suy tim sung huyết thậm chí là những bất thường về nhau thai, tiền sản giật; trẻ em sinh ra nhẹ cân…..Đặc biệt, bạn có biết hormone tuyến giáp  rất cần thiết cho sự phát triển não bộ của em bé. Vì thế, nếu như mẹ bị suy giáp sẽ rất dễ sinh ra em bé có những bất thường về nhận thức hoặc chậm phát triển về hệ thần kinh. Điều này sẽ được phát hiện ngay sau khi sinh. Chính vì thế mà hiện nay nhiều quốc gia trên thế giới có thực hiện sàng lọc suy giáp đối với trẻ em khi sinh ra. Những hệ quả này thường xảy ra đối với những phụ nữ bị suy giáp nặng.

Thông thường, vấn đề điều trị suy giáp ở phụ nữ mang thai khá giống với phụ nữ không mang thai bị suy giáp, đó là dùng hormone tuyến giáp tổng hợp thay thế. Tùy vào trường hợp bệnh nhân, thông thường bác sĩ sẽ phải tăng liều hormone lên đến 25-50% khi mang thai, thậm chí có những trường hợp nặng cần tăng liều gấp đôi. Trong đó, đối với phụ nữ mang thai sẽ cần thiết phải điều chỉnh levothyroxine tối ưu trước khi mang thai đồng thời cần phải kiểm tra thường xuyên chức năng của tuyến giáp theo lịch hẹn của bác sĩ.

Nếu trong trường hợp thay đổi liều levothyroxine thì cần phải kiểm tra chức năng hoạt động của tuyến giáp trước 4 tuần. Chú ý rằng, việc điều trị suy tuyến giáp bằng levothyroxine cần phải được đảm bảo suốt thời gian mang thai. Liều dùng theo chỉ định của bác sĩ. Chú ý trong trường hợp dùng levothyroxine liều cao có thể gặp tác dụng phụ bất lợi trong thai kỳ, ảnh hưởng tới bào thai và trẻ sơ sinh. Vì thế, bạn cần nghiêm ngặt thực hiện theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Bên cạnh cách dùng, liều lượng dùng levothyrox cho phụ nữ mang thai thì bạn cần chú ý đến cách bảo quản thuốc để sử dụng tốt nhất, như sau:

  1. Nhiệt độ phù hợp để bảo quản thuốc được khuyến cáo là <25°C.
  2. Bảo quản thuốc ở những nơi thoáng mát, khô ráo, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời và tránh nơi ẩm ướt.
  3. Chú ý để thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em và trẻ nhỏ.
  4. Không dùng thuốc đã hết hạn sử dụng.
  5. Không dùng thuốc khi chưa chắc chắn về liều lượng dùng mà mình được bác sĩ chỉ định.
  6. Bạn cần chú ý không được vứt thuốc ra rác thải sinh hoạt gia đình vì điều này được khuyến cáo có thể gây ra ô nhiễm môi trường. Do đó, cần xử trí trước khi đưa ra ngoài môi trường.

Những lưu ý cần kiêng khi mang thai

Những lưu ý cần kiêng khi mang thai?

Để tránh nguy cơ mắc bệnh lý liên quan đến tuyến giáp cũng như các bệnh lý khác. Chị em cần biết rằng thời kỳ mang thai vô cùng nhạy cảm, để bảo vệ cho một sức khỏe tốt và thai kỳ khỏe mạnh, để phòng ngừa suy tuyến giáp, bạn cần chú ý những điều sau đây:

  1.       Quá trình mang thai cần ăn uống lành mạnh, nghỉ ngơi hợp lý
  2.       Tránh môi trường hóa chất độc hại làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
  3.       Không nên tẩy trắng răng, sơn móng tay hay dùng mỹ phẩm trong thời gian mang thai.
  4.       Chú ý lựa chọn thực phẩm hàng ngày, tránh đồ ăn tái sống chứa vi khuẩn. Thức ăn cần được nấu chín, uống sôi.
  5.       Tuyệt đối không dùng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa có sự thăm khám và chỉ định của bác sĩ.
  6.       Tránh làm việc căng thẳng, không hút thuốc lá, không uống rượu bia thời kỳ mang thai, tránh đồ uống có gas.
  7.       Tránh các thực phẩm có thể gây co thắt tử cung như: rau ngót, ngải cứu….để tránh những ảnh hưởng tới thai nhi.
  8.       Phụ nữ mang thai có sức đề kháng yếu, cần chú ý bảo vệ mình trước môi trường bên ngoài có thể gây hại cho sức khỏe và sự phát triển của bé.
  9.       Người mang thai cần lựa chọn những thực phẩm giàu iodine để sử dụng giảm nguy cơ mắc bệnh lý tuyến giáp.
  10.       Nấu canh cần để nguội mới cho muối. Vì ở nhiệt độ cao, iot dễ bay hơi làm mất chất.
  11.       Nếu trong độ tuổi vị thành niên, nếu bạn phát hiện mắc bệnh bướu cổ phải điều trị triệt để trước khi mang thai.
  12.       Đối với phụ nữ mang thai cần thiết phải sàng lọc cho thai phụ, tránh nguy cơ mắc bệnh.
  13.       Đối với những phụ nữ tiền sử mắc bệnh tuyến giáp cần điều trị ổn định. Khi muốn có thai nên tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
  14.       Trong thời gian điều trị bệnh và đang dùng thuốc levothyrox mà muốn giữ thai thì cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để thăm khám nội tiết và được bác sĩ cho lời khuyên tốt nhất.
  15.       Sàng lọc sơ sinh ngay sau sinh để phát hiện sớm các trường hợp mắc suy giáp bẩm sinh; để có thể điều trị sớm cho trẻ, tránh các hậu quả lâu dài.
  16.       Khi có những dấu hiệu bất thường nghi ngờ những vấn đề liên quan đến sức khỏe mẹ và thai nhi, thai phụ cần sớm đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và xử lý kịp thời.

Lời kết: Suy tuyến giáp khi mang thai ảnh hưởng không nhỏ đến phụ nữ mang thai và thai nhi thậm chí có thể dẫn tới sảy thai cho dù được điều trị bằng levothyroxin,. Do đó, để phòng ngừa suy tuyến giáp cũng như các bệnh lý khác; các bà mẹ cần sàng lọc trong 3 tháng đầu thai kỳ là tốt nhất. Hiện nay, với sự phát triển vượt bậc của y học hiện đại có nhiều cách để bảo vệ mẹ và bé an toàn trong thai kỳ bằng các kỹ thuật y học khác nhau. Vì thế, trong thời kỳ mang thai, chị em cần phải nghiêm ngặt theo dõi sức khỏe, khám thai định kỳ, siêu âm thai, theo dõi sức khỏe tại cơ sở y tế chuyên khoa uy tín đáp ứng yêu cầu về chuyên môn cũng như cơ sở vật chất, thiết bị y tế để phát hiện và tầm soát bệnh tốt nhất, đảm bảo cho một thai kỳ hoàn toàn khỏe mạnh.

NÊN XEM THÊM:

Trên đây là những thông tin cơ bản về chủ đề uống thuốc levothyrox khi mang thai. Mong rằng những chia sẻ bổ ích dành cho bạn. Nếu còn thắc mắc bạn có thể để lại câu hỏi tại mục liên hệ để được tư vấn.

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!