Xin Chào! Blog Hoàn Mỹ cập nhật kiến thức sức khoẻ A - Z
738 lượt xem

Bà bầu bị cúm A có sao không?

Bà bầu bị cúm A có sao không? Khi mang thai sức đề kháng suy giảm, mẹ dễ mắc các bệnh lý, đặc biệt là cúm A. Vậy bệnh này nguy hiểm cho sức khỏe như thế nào? Có ảnh hưởng tới sự phát triển của em bé hay không? Để giải đáp thắc mắc này, mẹ bầu có thể tham khảo thông tin có trong bài viết sau đây.

Bệnh cúm ở bà bầu

Bệnh cúm ở bà bầu

Bệnh cúm ở bà bầu ở nhóm bệnh lý thường gặp ở mọi người, mọi độ tuổi và phụ nữ mang thai cũng không ngoại lệ. Đặc biệt đối với phụ nữ mang thai dễ mắc bệnh cúm xâm nhập qua đường hô hấp. Đây là một trong những bệnh lý dễ mắc hơn khi thời tiết thay đổi.

Cúm có nhiều loại khác nhau, phổ biến có cúm A, B, C.  Cúm A thường xuất hiện nhiều hơn cả, bệnh gây ra bao gồm: H1N1, H5N1, H7N9. Bệnh cúm dễ dàng lây qua đường hô hấp hoặc qua hạt bụi, giọt nước trên ly có dính virus gây bệnh. Bên cạnh đó người ho, hắt hơi, hoặc qua tiếp xúc với các đồ vật nhiễm virus rồi đưa lên mắt, mũi, miệng cũng có thể mắc bệnh.  Do đó, bệnh Cúm A có đặc điểm lây lan nhanh chóng trong cộng đồng, đặc biệt là những nơi tập trung nhiều người nên mọi người cần hết sức thận trọng… (1)

Nguyên nhân cúm A ở phụ nữ mang thai

Theo chuyên gia y tế, khi mang thai bà bầu dễ mắc các loại cúm mùa, đặc biệt là cúm A. Theo đó, khi mang thai cơ thể người phụ nữ sẽ có rất nhiều thay đổi; nội tiết tố cũng như hệ miễn dịch thay đổi khiến cho sức đề kháng của họ suy giảm một cách nhanh chóng. Chính điều này vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho các loại virus cúm dễ tấn công xâm nhập gây bệnh.

Đặc biệt trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu, cơ thể mẹ có nhiều thay đổi, mẹ nhạy cảm hơn với các tác nhân gây bệnh dễ tạo điều kiện cho cúm A xâm nhập dẫn tới triệu chứng ho, cảm lạnh, sốt….

Song song đó, sự thay đổi đột ngột của khí hậu, thời tiết hoặc môi trường sống xung quanh biến đổi cũng khiến mẹ bầu dễ bị cúm. Đặc biệt khi mẹ tiếp xúc với người mắc cúm thì nguy cơ lây bệnh sẽ rất cao.

Phân biệt triệu chứng cúm thường và cúm A ở phụ nữ mang thai

Theo chuyên gia y tế, cúm thường và cúm A có triệu chứng gần giống nhau. Tuy nhiên, mẹ bầu có thể dựa vào các triệu chứng phân biệt như sau:

Triệu chứng của người mắc cúm thường như sau:

  1.       Dấu hiệu chảy nước mũi.
  2.       Hắt hơi nhiều có khi liên tục.
  3.       Nghẹt mũi, sổ mũi.
  4.       Nhức đầu, cơ thể mệt mỏi khó chịu
  5.       Ho kèm sốt nhẹ.

Thông thường, các dấu hiệu cúm thông thường chỉ dừng lại ở mức độ nhẹ và dễ điều trị, nhanh chóng khỏi trong  khoảng 1 tuần. Nếu có sử dụng thuốc kháng sinh, bệnh sẽ nhanh khỏi hơn và không gây ra biến chứng gì.

Triệu chứng khi mắc bệnh Cúm A:

Đối với phụ nữ mang thai mắc cúm A thường ban đầu sẽ có dấu hiệu như triệu chứng cúm thông thường nêu trên. Ngoài ra, bệnh còn điển hình hơn với những triệu chứng sau đây:

  1.       Ho kéo dài khó chịu
  2.       Đau đầu.
  3.       Sưng hạch hầu họng, viêm, đau nhức vòm họng.
  4.       Sốt cao trên 38.5 độ và kéo dài.
  5.       Cơ thể mệt mỏi, đau nhức xương, cơ nặng, tê bì chân tay.
  6.       Nhiều khi bệnh nặng sẽ có cảm giác khó thở,…

Bà bầu bị cúm A có sao không

Bà bầu bị cúm A có sao không? ảnh hưởng tới thai nhi như thế nào?

Theo nhận định từ bác sĩ chuyên khoa, virus cúm nói chung và cúm A nói riêng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Theo đó, virus cúm có thể khiến cho thai có nguy cơ dị tật bật sinh, nhất Là đối với những mẹ mang thai 3 tháng đầu tiên. Khi cơ thể mẹ bị sốt có thể kết hợp với độc tính của virus dẫn tới kích thích co bóp tử cung gây sảy thai, sinh non hoặc thai chết lưu.

Đối với những thai phụ mắc bệnh cúm có thể dẫn tới biến chứng dị tật như: hở hàm ếch, tim bẩm sinh, hở van tim hay những khiếm khuyết trên cơ thể bé. Lý do bởi não bộ của thai nhi rất dễ bị tổn thương do loại virus này nên tình trạng rối loạn tâm thần cũng có thể xảy ra.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới sự bất thường này. Chủ yếu là do kháng thể cúm của người mẹ có thể lọt qua nhau thai và tác động xấu đến hệ miễn dịch còn non nớt của bào thai dẫn tới hàng loạt hệ quả nghiêm trọng.  Kết hợp với sự gia tăng thân nhiệt của mẹ, mẹ bị sốt khi bị cúm (nhiệt độ cơ thể tăng kéo dài ở mức cao từ 39 độ C) là những yếu tố tác động xấu đến não bộ của thai nhi gây nên nhiều rối loạn. Vì thế, mẹ cần hết sức thận trọng. Ngoài ra, các thuốc trị bệnh cúm cũng tác động xấu đến hệ thần kinh trung ương của em bé.

Đối với mẹ bầu, khi mắc bệnh cúm thường bệnh sẽ tiến triển nặng hơn người bình thường. Nếu như thời gian mắc bệnh ở người thường chỉ khoảng dưới 1 tuần thì ở phụ nữ mang thai có thể kéo dài hơn.

Bệnh cúm ở phụ nữ mang thai nếu như tiến triển nặng có thể gây viêm phổi cho thai phụ vô cùng nguy hiểm. Tình trạng viêm phổi ở phụ nữ mang thai nguy hiểm hơn người thường do họ có nhu cầu oxy lớn hơn bình thường trong khi hệ miễn dịch yếu đi. Chính vì thế đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị bệnh là cần thiết.

Bầu bị cúm A có được uống thuốc

Theo chuyên gia, đối với người bị cúm A thì việc dùng thuốc trở nên rất dễ dàng. Nhưng đối với phụ nữ mang thai cần phải hết sức thận trọng. Bởi vì có rất nhiều loại thuốc chống chỉ định đối với phụ nữ mang thai.  Nó có thể dẫn tới dọa sảy thai, sảy thai, thai dị tật…thậm chí nhiễm độc thai nghén, nhất là đối với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu thai kỳ.

Tuy nhiên, hiện nay cũng có một số loại thuốc trị cúm an toàn cho thai kỳ mà mẹ có thể sử dụng. Nhưng tốt hơn hết, để đạt được hiệu quả, bảo vệ cho một thai kỳ khỏe mạnh thì mẹ nên thăm khám bệnh tại cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác bệnh, hỗ trợ điều trị phù hợp dành cho phụ nữ mang thai.

Mẹ bầu cần làm gì khi bị cúm A

Khi bị cúm, mẹ bầu cần lưu ý đến nhiều vấn đề từ ăn uống, sinh hoạt cho đến việc dùng thuốc.

Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc

Như đã nói ở trên, việc sử dụng thuốc trị cúm cho bà bầu khó khăn hơn nhiều so với những người bình thường. Vì thế, tất cả loại thuốc điều trị cúm cần phải do bác sĩ chỉ định, hướng dẫn để đảm bảo an toàn cao nhất.

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng cơ thể

Ai cũng biết rằng khi mang thai cơ thể mẹ thường nhạy cảm hơn, sức khỏe yếu hơn người bình thường. Lúc này một chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp cho mẹ bầu có thể tăng cường sức đề kháng,  đồng thời giúp em bé phát triển tốt nhất.

Mẹ nên ăn uống đủ chất dinh dưỡng với nguồn thực phẩm đa dạng khác nhau. Đặc biệt nếu bị cúm A thì nên ăn nhiều trái cây nhất là trái cây họ cam, quýt để tăng sức đề kháng giúp chống lại sự tấn công của virus. Đặc biệt nên bổ sung cháo loãng, trứng, các loại rau xanh, gừng tỏi, hành lá, tía tô…giúp giảm thiểu triệu chứng bất thường do cúm A gây ra.

Bên cạnh những thực phẩm cần ăn thì mẹ chú ý khi bị cúm không nên ăn đồ lạnh, không uống nước đá; không ăn đồ tanh, đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ sẽ không tốt cho sức khỏe, khiến bệnh lâu hồi phục.

Tắm nước ấm

Khi bị cúm mẹ không nên tắm nước lạnh, nơi có gió lùa. Mẹ cần tắm nhanh trong phòng kín, sử dụng nước ấm giúp tăng cường lưu thông máu, đào thải độc tố giúp mẹ nhanh khỏi bệnh hơn.

Ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi đầy đủ

Giấc ngủ vốn vô cùng quan trọng, đặc biệt đối với những mẹ mang thai bị cúm. Khi bị cúm, mẹ bầu thường rơi vào trạng thái mệt mỏi, uể oải. Vì vậy, mẹ hãy dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi lấy lại tinh thần và sức lực; không nên cố gắng làm việc, không làm việc nặng tránh ảnh hưởng tới sự phát triển của em bé.

Một số biện pháp phòng cúm A cho mẹ bầu

Với những thông tin cung cấp nêu trên bài viết đã giúp bạn biết được cúm A có hại như thế nào đến sức khỏe và sự phát triển của em bé trong bụng mẹ. Vì thế, việc phòng tránh cúm A khi mang thai được cho là vô cùng cần thiết. Theo đó, mẹ nên chú ý những điều sau đây:

  1.       Tránh xa các nguồn lây bệnh cúm. Nếu như môi trường có người mắc cúm thì mẹ nên hạn chế đến những nơi này.
  2.       Không tiếp xúc với người đang mắc bệnh, hạn chế đến nơi đông người, các khu vực ô nhiễm môi trường.
  3.       Không tiếp xúc gần với gia cầm tươi sống vì chúng có thể chứa tác nhân gây cúm rồi truyền sang người, đặc biệt phụ nữ mang thai rất dễ mắc.
  4.       Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, đủ chất; ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi.
  5.       Hạn chế đi mưa, nắng, khi thời tiết thay đổi mẹ cần bảo vệ mình hơn vì rất dễ bị cảm cúm
  6.       Khi ngủ không nên để gió quạt, gió điều hòa bay thẳng vào mũi vì rất dễ bị ngạt mũi và gây viêm họng, cúm.
  7.       Đặc biệt, nếu có ý định mang thai, tất cả chị em phụ nữ nên tiêm phòng cúm là biện pháp phòng bệnh tốt nhất hiện nay
  8.       Nếu có biểu hiện của cúm hãy đi khám ngay để được chỉ dẫn cách điều trị an toàn, hiệu quả
  9.       Khi mang thai cần phải chú trọng thăm khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi sức khỏe và sự phát triển của em bé, bảo vệ cho một thai kỳ hoàn toàn khỏe mạnh, mẹ tròn con vuông.

Mong rằng những thông tin chia sẻ từ bài viết đã giúp bạn biết được bà bầu bị cúm A có sao không? Nếu mẹ còn có thắc mắc về bệnh cúm ở phụ nữ mang thai hay tổng quan sức khoẻ thai kỳ có thể để lại câu hỏi tại mục liên hệ để được tư vấn.

Chúc bạn sức khỏe.

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!

Để lại một bình luận