Xin Chào! Blog Hoàn Mỹ cập nhật kiến thức sức khoẻ A - Z
378 lượt xem

Ăn khổ qua có bị mất sữa không?

Khổ qua là một loại quả quen thuộc, có vị đắng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, có nhiều người cho rằng những phụ nữ đang cho con bú không nên ăn khổ qua vì có thể làm mất sữa mẹ. Vậy điều này có thật sự đúng hay không? Phụ nữ sau sinh ăn khổ qua có bị mất sữa không? Bài viết dưới đây Blog sức khoẻ Hoàn Mỹ Breast Care sẽ giúp các bạn giải đáp băn khoăn này !

NHỮNG LỢI ÍCH SỨC KHỎE CỦA TRÁI KHỔ QUA

Khổ qua ( mướp đắng) là một loại quả non, mềm, có vỏ sần sùi và đúng như tên gọi, nó có vị đắng tự nhiên. Loại quả này được dùng để chế biến rất nhiều món ăn thơm ngon, bổ dưỡng như: Canh khổ qua dồn thịt, khổ qua xào trứng, khổ qua muối chua, gỏi khổ qua chà bông,…

Không chỉ thế, trong khổ qua còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng quan trọng với cơ thể như: Vitamin A, B, C, protein, chất xơ, kali, canxi, sắt, đồng, magie, mangan, kẽm,…. Đặc biệt, các thành phần saponin và ancaloit trong khổ qua có khả năng chống oxy hóa giúp chống lại những tác động của gốc tự do, phòng ngừa các bệnh tim mạch và bệnh mãn tính.

Dưới đây là 7 lợi ích sức khỏe hàng đầu của khổ qua:

  • Khổ qua giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể

Khổ qua rất giàu vitamin C – đây là một chất chống oxy hóa mạnh giúp chống lại các gốc tự do trong cơ thể. Bên cạnh đó, vitamin C còn giúp kích thích sự phát triển của các tế bào bạch cầu, từ đó tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Các bạn có thể luộc khổ qua rồi uống nước hàng ngày để phòng ngừa các bệnh cảm lạnh, cảm cúm thông thường.

  • Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Các thành phần phytonutrient, polypeptide – P có trong khổ qua có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu, từ đó giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

  • Phòng ngừa các bệnh ung thư

Một trong những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên của khổ qua đó là phòng chống ung thư. Các hợp chất trong khổ qua đã được chứng minh có khả năng ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư tuyến tụy. Bên cạnh đó, khổ qua cũng có thể ngăn chặn sự tăng trưởng của các tế bào ung thư trong gan, đại tràng, vú hoặc tuyến tiền liệt.

  • Hỗ trợ quá trình giảm cân

Trái khổ qua có chứa ít calo, nên có thể tạo cảm giác no lâu, làm giảm sự thèm ăn. Do đó, khổ qua là một thực phẩm lý tưởng cho những người đang trong quá trình giảm cân, ăn kiêng. Bên cạnh đó, khổ qua có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin và khoáng chất nên có thể đảm bảo cơ thể không bị thiếu hụt chất trong quá trình ăn kiêng.

  • Hỗ trợ tiêu hóa

Trong khổ qua có chứa nhiều chất xơ, trung bình trong 100 gram khổ qua thì có chứa đến 2.8 g chất xơ. Hàm lượng chất xơ dồi dào sẽ giúp quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng, trơn tru, ngăn ngừa tình trạng táo bón, khó tiêu, đầy hơi,….

  • Duy trì đôi mắt sáng khỏe

Thành phần vitamin A, beta-carotene và lutein – zeaxanthin có trong khổ qua có thể giúp tăng cường sức khỏe cho đôi mắt, ngăn ngừa các vấn đề về mắt như: Viêm kết mạc, thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể,…

  • Làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch

Nồng độ cholesterol trong máu tăng cao là yếu tố nguy cơ dẫn đến nhiều bệnh lý tim mạch, đặc biệt là xơ vữa mạch máu. Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra những chiết xuất trong trái khổ qua có tác dụng làm giảm đáng kể mức cholesterol xấu LDL. Do đó, việc ăn khổ qua thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa các bệnh lý tim mạch.

ĂN KHỔ QUA CÓ BỊ MẤT SỮA KHÔNG?

Vậy ăn khổ qua có bị mất sữa không ? Với nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, khổ qua có thể là một lựa chọn hoàn hảo đối với nhiều người. Tuy nhiên, đối với phụ nữ đang cho con bú thì lại khác. Theo các chuyên gia y tế, việc ăn khổ qua trong giai đoạn đang cho con bú sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình sản xuất sữa mẹ. Cụ thể như:

  • Khổ qua không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho mẹ

Trong giai đoạn cho bé bú, các mẹ cần phải đảm bảo bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình sản xuất sữa. Tuy nhiên, khổ qua lại là một loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng thấp và chứa ít chất béo, không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của sản phụ sau sinh.

Không chỉ thế, nhu cầu năng lượng của phụ nữ trong giai đoạn cho con bú khá cao. Tuy nhiên, khổ qua lại chứa rất ít calo (trong 100 gram khổ qua có chứa 17 calo), khi ăn vào thì sẽ chỉ có thể làm cho mẹ no nhưng không cung cấp đủ năng lượng để cơ thể hoạt động và sản xuất đủ lượng sữa cho bé bú.

  • Ăn khổ qua tác động tiêu cực đến quá trình sản xuất sữa mẹ

Khổ qua là loại thực phẩm có tính hàn cao. Do đó, nếu phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ ăn nhiều khổ qua thì sẽ gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa, dễ dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy… Tình trạng tiêu chảy xảy ra thường xuyên sẽ có thể khiến cơ thể bị mất nước, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất sữa mẹ.

Không chỉ thế, những rối loạn tiêu hóa còn làm giảm khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng của cơ thể. Điều này sẽ khiến cơ thể mẹ giảm tiết sữa cũng như làm giảm chất lượng dinh dưỡng có trong sữa mẹ.

Trong thời gian ngắn, các mẹ sẽ có thể khó nhận ra được sự thay đổi lượng sữa sản xuất sau khi ăn khổ qua. Tuy nhiên, sau một thời gian dài, việc ăn khổ qua thường xuyên sẽ có thể khiến lượng sữa mẹ sản xuất ra ít đi rõ rệt, thậm chí là mất hẳn nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài.

  • Việc ăn khổ qua có thể gây nguy hiểm cho trẻ bú sữa mẹ

Việc ăn khổ qua trong thời gian cho con bú có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ. Nguyên nhân là do trong hạt khổ qua có chứa các chất gây hại cho sức khỏe, điển hình như vicine. Đây là một loại độc tố có khả năng gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, dẫn đến các triệu chứng nhức đầu, đau bụng, hôn mê nếu tiêu thụ một lượng lớn. Những chất độc tố này có thể truyền từ cơ thể mẹ sang con thông qua đường sữa mẹ. Lúc này, do hệ miễn dịch của trẻ còn khá non yếu, các chất độc tố trong hạt khổ qua có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe và sự phát triển của bé.

  • Khổ qua có thể gây vị lạ ở sữa

Việc ăn khổ qua trong giai đoạn đang cho con bú có thể khiến sữa mẹ có mùi lạ, vị đắng khiến nhiều bé không thích, bỏ bú và quấy khóc nhiều hơn. Việc trẻ ngừng bú mẹ sẽ kích thích cơ thể sản sinh ra các yếu tố ức chế hormone prolactin, từ đó các tuyến sữa sẽ dần ngừng hoạt động và không sản xuất sữa nữa.

Như vậy, các bạn đã biết được câu trả lời cho vấn đề ăn khổ qua có bị mất sữa không. Lời khuyên tốt nhất dành cho những phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ là không nên ăn các món ăn từ khổ qua trong giai đoạn này.

BÊN CẠNH KHỔ QUA, PHỤ NỮ NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ KHÔNG NÊN ĂN GÌ?

Để đảm bảo nguồn sữa cho bé bú, các mẹ cần phải lưu ý tránh ăn những loại thực phẩm dưới đây:

  • Cà phê

Khi mẹ bỉm uống cà phê thì lượng caffeine trong loại đồ uống này sẽ đi vào sữa mẹ và theo đó vào đường tiêu hóa của em bé. Đường tiêu hóa ở trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện, vẫn còn khá non yếu nên không thể chuyển hóa caffeine một cách hiệu quả. Do đó, chất caffeine tích tụ trong cơ thể bé sẽ gây kích thích, khiến bé bị khó ngủ và hay cáu gắt. Lượng caffein cao còn có thể làm giảm hàm lượng chất sắt trong sữa mẹ và làm giảm nồng độ hemoglobin trong cơ thể bé. Do đó, giải pháp tốt nhất là các mẹ nên tránh sử dụng cà phê trong thời kỳ cho con bú.

  • Chocolate

Chocolate có chứa nhiều chất theobromine – chất này có tác dụng tương tự như caffeine. Cách duy nhất để bạn biết được mình có đang dung nạp quá nhiều caffeine hay không là quan sát hành vi của trẻ. Nếu một bà mẹ dung nạp hơn 750 mg caffeine hoặc theobromine mỗi ngày, thì em bé sẽ gặp những vấn đề về giấc ngủ, có những hành vi thất thường và quấy khóc nhiều hơn.

  • Các loại trái cây họ cam quýt

Trái cây họ cam quýt là một nguồn cung cấp vitamin C dồi dào, nhưng thành phần axit citric của chúng có thể gây khó chịu cho hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ. Đường tiêu hóa đang non yếu của con sẽ không thể hấp thu hết dưỡng chất này và dẫn đến tình trạng phát ban tã, quấy khóc, nôn ói.

Nếu các mẹ quyết định ngừng hoàn toàn không ăn các loại trái cây họ cam quýt như bưởi, chanh và cam, thì hãy thay thế chúng bằng các loại trái cây giàu vitamin C khác như: Đu đủ, dứa, dâu tây hoặc xoài.

  • Các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao

Thủy ngân có thể xuất hiện trong sữa nếu các mẹ ăn cá và các loại thực phẩm có chứa lượng thủy ngân cao. Hàm lượng thủy ngân cao trong sữa mẹ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển hệ thần kinh và trí não của em bé. Phụ nữ đang cho con bú nên tránh ăn các loại cá kiếm, cá mập, cá thu và cá kình vì chúng chứa nhiều thủy ngân.

  • Rượu bia

Rượu bia có thể ngấm vào sữa mẹ và ảnh hưởng đến sự phát triển hệ thần kinh của bé. Do đó, trong giai đoạn đang cho con bú, các mẹ cần hoàn toàn tránh xa những chất kích thích như: Rượu bia, thuốc lá,…để đảm bảo chất lượng sữa cho bé bú.

  • Tỏi

Tỏi và các loại gia vị là những loại thực phẩm có hương vị mạnh có thể đi vào sữa mẹ và làm thay đổi mùi vị của sữa. Những em bé nhạy cảm với sự thay đổi này sẽ có thể tỏ ra cáu kỉnh, quấy khóc và không muốn bú mẹ.

Trên đây là những thông tin giải đáp về băn khoăn: Ăn khổ qua có bị mất sữa không? Mọi thắc mắc về vấn đề này, các bạn hãy vui lòng để lại bình luận

NGUỒN THAM KHẢO:

+ Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên ăn mướp đắng https://dantri.com.vn/suc-khoe/phu-nu-mang-thai-va-cho-con-bu-khong-nen-an-muop-dang-1311881338.htm Truy cập ngày 18/12/2019.

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!

Để lại một bình luận