Xin Chào! Blog Hoàn Mỹ cập nhật kiến thức sức khoẻ A - Z
424 lượt xem

Ăn dưa vàng có tốt cho bà bầu không?

Ăn dưa vàng có tốt cho bà bầu không? Dưa vàng là trái cây giải nhiệt được nhiều gia đình lựa chọn vào mùa hè. Loại quả này giàu các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là bà bầu.

Tìm hiểu giá trị dinh dưỡng của quả dưa vàng

Dưa vàng là loại quả thuộc họ bầu bí, vỏ nhiều đường chằng chịt, ruột vàng, mọng nước, vị thanh ngọt. Dưa vàng là một trong những loại quả tốt cho sức khỏe nhờ giá trị dinh dưỡng cao. Các thành phần dinh dưỡng nổi trội có trong dưa vàng bao gồm:

  1. Beta-carotene: Loại quả này có hàm lượng beta-carotene vượt trội hơn hẳn so với các quả có màu vàng cam khác như mơ, bưởi, cam, đào, quýt,… Theo các nhà nghiên cứu, beta-carotene là một loại carotenoid giúp tạo nên màu sắc rực rỡ cho dưa vàng. Khi đi vào cơ thể, beta-carotene sẽ được chuyển hóa thành vitamin A. Vitamin A này rất quan trọng đối với sức khỏe của đôi mắt, sức khỏe cơ xương khớp, chức năng miễn dịch, khả năng sinh sản,…
  2. Vitamin C: Theo các chuyên gia về dinh dưỡng, 160 gram dưa vàng có thể cung cấp hơn 100% nhu cầu vitamin C cơ thể cần hàng ngày. Vitamin C rất quan trọng đối với sự tăng trưởng, phát triển, phục hồi của cơ thể. Bổ sung đầy đủ vitamin C được biết tới giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính, kiểm soát đường huyết, ngăn ngừa thiếu máu, tăng cường chức năng miễn dịch, giảm nguy cơ sa sút trí tuệ khi có tuổi,…
  3. Folate (vitamin B9): Dưa vàng cung cấp folate với 10% nhu cầu hàng ngày cho mỗi 100 gram. Folate được biết tới có vai trò đặc biệt quan trọng đối với thai kỳ. Bởi bổ sung đầy đủ folate giúp ngăn ngừa các dạng dị tật ống thần kinh bẩm sinh, chẳng hạn như tật nứt đốt sống. Folate cũng giúp làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, cải thiện sức khỏe não bộ, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý mạn tính,…
  4. Nước: Dưa vàng có hàm lượng nước cao, chiếm gần 90% trọng lượng quả. Việc bổ sung đầy đủ nước có ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe như cải thiện sức khỏe tim mạch, tốt cho chức năng tiêu hóa, chức năng thận,…
  5. Cung cấp chất xơ: Dưa vàng cung cấp một lượng đáng kể chất xơ, tốt cho hệ thống tiêu hóa và giúp ngăn ngừa táo bón. Việc bổ sung đầy đủ chất xơ còn có tác dụng hỗ trợ giảm cân, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đái tháo đường.
  6. Kali: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một miếng dưa vàng cỡ trung bình có thể cung cấp 4% nhu cầu kali hàng ngày của cơ thể. Kali là một khoáng chất quan trọng giúp duy trì sự cân bằng chất lỏng bên trong cơ thể.
  7. Các vitamin và khoáng chất khác: Một số vitamin và khoáng chất khác cũng có mặt trong loại quả này là vitamin K, niacin (hay vitamin B3), choline, canxi, ma giê, phốt pho, kẽm, đồng, mangan, selen,…

Ăn dưa vàng có tốt cho bà bầu không?

Giải đáp thắc mắc, ăn dưa vàng có tốt cho bà bầu không, các bác sĩ cho biết, loại quả này rất tốt cho những phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai. Những ích lợi của dưa vàng có thể kể đến là:

  1. Ngăn ngừa tình trạng thiếu máu và dị tật ống thần kinh ở trẻ: Dưa vàng giàu folate cùng với các vitamin nhóm B. Chúng rất quan trọng đối với thai kỳ vìu giúp mẹ bầu ngăn ngừa tình trạng thiếu máu và dị tật ống thần kinh ở em bé.
  2. Tốt cho sức khỏe của mắt: Cùng với beta-caroten, các chất như lutein và zeaxanthin có trong dưa vàng góp phần giúp đôi mắt của bà bầu trở nên hơn sáng khỏe và tinh anh hơn. Nó cũng giúp phòng ngừa các bệnh về mắt, chẳng hạn như thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể.
  3. Phòng ngừa bệnh ung thư: Ăn dưa vàng có thể giúp phòng ngừa các bệnh ung thư nhờ giàu các chất chống oxy hóa dạng polyphenol. Ngoài ra, các chất chống oxy hóa có trong dưa vàng còn giúp chống viêm, làm giảm tình trạng stress oxy hóa. Hàm lượng cao chất xơ có trong loại quả này cũng giúp giảm nguy cơ mắc phải bệnh ung thư đại trực tràng.
  4. Tốt cho sức khỏe tim mạch: Theo các nhà khoa học, dưa vàng giàu chất adenosine. Chất này rất có lợi cho sức khỏe của tim vì nó giúp ngăn ngừa tình trạng máu đông trong hệ thống tim mạch. Vitamin C trong dưa vàng cũng sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng xơ cứng ở động mạch, trong khi folate sẽ giúp ngăn ngừa các cơn đau tim/đột quỵ. Ngoài ra, kali cũng giúp giảm huyết áp cao gây bệnh tim và chất xơ giúp giảm mức độ cholesterol “xấu” LDL bên trong cơ thể.
  5. Duy trì cân nặng khỏe mạnh: Ăn dưa vàng giúp kiểm soát trọng lượng khỏe mạnh nhờ giàu chất xơ cùng hàm lượng nước cao giúp người ăn cảm thấy no lâu, giảm cảm giác thèm ăn vặt.
  6. Kiểm soát tốt lượng đường trong máu, giúp phòng ngừa nguy cơ đái tháo đường thai kỳ: Theo các nhà khoa học thì dưa vàng có hàm lượng calo không quá cao, ít đường, lại giàu các vitamin và khoáng chất. Loại quả này do đó rất tốt cho những người có lượng đường trong máu cao hơn bình thường. Nó cũng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ.
  7. Tăng cường chức năng của hệ miễn dịch: Với hàm lượng các vitamin C và vitamin A, khả năng miễn dịch của cơ thể sẽ tăng lên nhờ sự gia tăng của các tế bào bạch cầu. Ngoài ra, vitamin C còn được biết tới là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp chống lại các gốc tự do trong cơ thể.
  8. Giúp da đẹp hơn: Ăn dưa vàng vào buổi sáng có thể giúp cơ thể giải độc, thanh lọc cơ thể. Nghiên cứu chỉ ra rằng, chất zeaxanthin có trong dưa vàng có tác dụng bảo vệ da khỏi tia UV từ ánh sáng mặt trời. Dưa vàng còn là loại quả giàu các chất giúp dưỡng da và làm sáng da như beta-carotene, axit folic, kali, vitamin C, vitamin A,…
  9. Làm giảm căng thẳng: Theo các nhà khoa học, dưa vàng có chứa enzyme super oxyd dismutase (SOD). Loại enzyme này có thể giúp cải thiện những dấu hiệu căng thẳng cả về thể chất lẫn tinh thần.
  10. Cải thiện chất lượng giấc ngủ: Nghiên cứu cho thấy, một số thành phần trong dưa vàng có tác dụng an thần, hỗ trợ cải thiện chất lượng giấc ngủ. Nghiên cứu được thực hiện với 10.000 tình nguyện viên cho thấy nhóm đối tượng ăn dưa vàng thường xuyên có giấc ngủ sâu hơn, tần suất thức giấc vào ban đêm thấp hơn những đối tượng không ăn.
  11. Tăng cường trao đổi chất: 100 gram dưa vàng có thể cung cấp 22% lượng vitamin B6 mà cơ thể cần hàng ngày. Vitamin B6 là một vitamin rất quan trọng giúp gia tăng quá trình trao đổi chất của cơ thể.
  12. Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, chất phytochemical có trong dưa vàng có tác dụng chống viêm. Đồng thời, nó cũng giúp ngăn chặn sự thoái hóa của khớp xương.

Một số lưu ý đối với dưa vàng

  • Cách chọn dưa vàng ngon dành cho bạn

Để có một quả dưa vàng ngon, khi chọn dưa, bạn cần chú ý một số vấn đề sau:

  1. Quả dưa vàng nếu già, đã chín thường còn cuống và bám khá chắc, khô tự nhiên. Nếu như quả dưa còn cuống mà tươi xanh thì thường là chưa đủ độ già, đủ độ chín và ngọt.
  2. Nên chọn những quả dưa vàng mà khi vỗ nhẹ thì thấy đanh, bề mặt của vỏ dưa khô ráo, các gân nổi gồ lên một cách rõ ràng. Bạn nên tránh chọn những quả dưa vàng có bề mặt của vỏ bằng phẳng, trơn mướt vì chúng thường là những quả chưa được già.
  3. Mùi thơm cũng là một trong những dấu hiệu để có thể nhận biết quả dưa vàng đã chín hay chưa. Tuy nhiên, nếu như mùi thơm của quả dưa vàng quá ngọt, khi ấn tay vào mà thấy mềm nhũn thì tức là quả đó đã chín quá, ăn sẽ không ngon.
  4. Các bạn cũng nên tránh mua những quả dưa vàng có vết thâm hay xuất hiện những đốm màu khác lạ vì đó thường là những chỗ hỏng và có thể đã lan vào tới phần ruột của quả.
  • Cách để bảo quản dưa vàng

Để dưa vàng bảo quản được lâu hơn, bạn cần lưu ý:

  1. Để dưa vàng ở nơi khô ráo: Với cách này thì dưa nguyên quả có thể để được từ 2 đến 5 ngày.
  2. Để bảo quản dưa vàng đã bổ: Tiến hành dùng màng nhựa để bọc dưa lại hoặc cho dưa vào trong hộp nhựa, dùng nắp đậy kín. Sau đó bản quản trong tủ lạnh. Lưu ý, nhiệt độ lý tưởng của tủ lạnh để bảo quản dưa vàng nên dao động ở mức từ 0 cho đến 15 độ C.
  • Những lưu ý khi ăn dưa vàng
  1. Cảnh giác nguy cơ nhiễm khuẩn khi ăn dưa vàng: Theo các chuyên gia, quả dưa vàng có bề mặt ở bên ngoài thô, sần sùi nên rất dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn trú ngụ. Bên cạnh đó, các tác nhân gây bệnh cũng có thể lây truyền thông qua quá trình chế biến dưa đã cắt sẵn, từ dao cắt qua vỏ đã bị nhiễm khuẩn. Nếu như tiếp tục sử dụng cùng một con dao đã bị nhiễm khuẩn thì nó có thể truyền vi khuẩn vào bên trong phần thịt dưa.
  2. Cách phòng tránh nguy cơ nhiễm khuẩn khi ăn dưa vàng:

+ Để phòng tránh nhiễm khuẩn khi ăn dưa vàng, hãy rửa sạch phần bên ngoài của dưa vàng bằng bàn chải dưới vòi nước trước khi dùng dao cắt. Tay, dao và thớt đã được rửa sạch sẽ.

+ Đầu tiên, các bạn tiến hành cắt bỏ đi phần cuống, sau đó bỏ luôn vào thùng rác. Tiếp đến,tiến hành cắt đôi quả dưa, bỏ đi phần hạt, sau đó là dùng dụng cụ nạo hoặc dao để cắt phần thịt dưa thành các miếng vừa đủ ăn. Sau khi tiến hành cắt dưa, hãy rửa tay và bất kỳ đồ dùng nào được sử dụng với nước ấm và xà phòng.

  1. Cảnh giác nguy cơ dị ứng: Theo các bác sĩ, nhiễm khuẩn không phải là yếu tố nguy cơ duy nhất có thể xảy ra khi một người ăn dưa vàng. Một số người bị dị ứng với phấn hoa cũng có thể bị dị ứng ngay sau khi ăn dưa vàng.
  2. Các đối tượng không nên ăn dưa vàng: Các bác sĩ khuyến cáo những đối tượng sau không nên ăn dưa vàng, bao gồm: Người mắc bệnh béo phì, bị viêm ruột mạn tính, mắc các bệnh gan và thận,…

Trên đây là giải đáp ăn dưa vàng có tốt cho bà bầu không. Nếu bạn có thắc mắc sức khỏe cần bác sĩ tư vấn, hãy để lại bình luận.

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!

Để lại một bình luận