Xin Chào! Blog Hoàn Mỹ cập nhật kiến thức sức khoẻ A - Z
500 lượt xem

Mang thai tuần đầu có bị sốt không?

Mang thai tuần đầu có bị sốt không? Sốt có phải là dấu hiệu của mang thai không? Mang thai trong giai đoạn đầu bị sốt có sao không?… Đây là những câu hỏi được rất nhiều chị em phụ nữ quan tâm, thắc mắc trong quá trình mang thai. Để mẹ bầu yên tâm hơn và để giải đáp những thắc mắc này, thì chúng ta cùng nhau tham khảo những thông tin được chia sẻ ngày dưới đây nhé.

MANG THAI TUẦN ĐẦU CÓ BỊ SỐT KHÔNG?

Thông thường cơ thể nữ giới có mức nhiệyt độ cơ thể cao hơn só với nam giới một chút và thường giai động từ 36.5 độ C đến 37 độ C.

Nhiệt độ cơ thể của nữ giới thường cao hơn nam giới để để tạo ra môi trường thuận lợi nhất cho việc trứng có thể thụ thai được dễ dàng hơn. Nhiệt độ cơ thể cũng có những thay đổi trong kỳ kinh nguyệt. Trong những ngày hành kinh thì nhiệt độ cơ thể sẽ cao tăng lên. Hoặc vào thời gian rụng trứng thì nhiệt độ cơ thể cung tăng lên khoảng 0.2 độ C.

Hiện tượng tăng nhiệt độ này của cơ thể là do: trong thời gian hành kinh, trứng rụng thì hàm lượng hormone Progesterone cũng sẽ tăng lên. Nữ giới cũng có thể nhờ vào sự thay đổi nhiệt độ này để nhận biết thời gian rụng trứng.

Mang thai tuần đầu có bị sốt không? Thực tế trong những ngày đầu của chu kỳ mang thai, cơ thể nữ giới có nhiều sự thay đổi khác nhau. Vì vậy cũng có rất nhiều những dấu hiệu để bạn có thể nhận biết khi mang thai.

Mang thai tuần đầu thì bạn thường có cảm giác nóng bức hơn bình thường, nóng trong người, cơ thể buồn bực khi mới mang thai. Như vật thì mang thai tuần đầu co bị sốt không? Sốt nhẹ có phải là dấu hiệu nhận biết mang thai sớm hay không?

Trứng sau khi rụng sẽ tồn tại trong cơ thể trong khoảng từ 12-16 ngày, và thời gian phổ biến nhất là 14 ngày. Nếu trứng rụng và không thụ tinh thì trứng sẽ dần biến mất sau 9-10 ngày.

Trường hợp trứng rụng và có sự thụ tinh diễn ra thì trứng sẽ di chuyển đến tử cung để tiếp tục phát triển. Trung bình từ 7-8 ngày thì trứng đã thụ tinh sẽ dần phát triển thành phôi thai và bám vào niêm mạc tử cung. Như vậy trong thời  gian khoảng 1 tuần này nhiệt độ cơ thể sẽ được duy trì cơ hơn mức bình thường một chút.

Như vậy, mang thai tuần đầu có bị sốt không? Câu trả lời là có. Trong tuần đầu mang thai cơ thể sẽ duiy trì nhiệt độ cao hơn bình thường, và bạn có thể sẽ cảm thấy nóng và sốt nhẹ.

Nếu trước đó bạn có quan hệ tình dục, bị chậm kinh và có biểu hiện sốt nhẹ ở mức 36.8-37.3 độ C, và kéo dài khoảng 15 ngày thì đây chính là những dấu hiệu cho thấy bạn đang mang thai. Tuy nhiên để chắc chắn hơn thì bạn nên tiến hành kiểm tra bằng que thử thai, kiểm tra nồng độ hCG để chắc chắn hơn nhé.

NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH HẠ SỐT KHI MANG THAI TUẦN ĐẦU

  • Nguyên nhân bị sốt nhẹ trong tuần đầu mang thai

Trong tuần đầu tiên khi mang thai bạn có thể sẽ xuất hiện tình trạng bị sốt nhẹ. Nguyên nhân của hiện tượng bị sốt này là do khi mang thai cơ thể cần nhiều máu hơn và tăng cường vận chuyển, hoạt động máu trong cơ thể để nuôi dưỡng bào thai.

Như vậy khi hoạt động vận chuyển và lưu thông máu tăng lên thì nhiệt độ cơ thể cũng tăng lên và mẹ bầu có thể bị ốm hoặc sốt nhẹ. Ngoài ra trong những tuần đầu mang thai, cơ thể người mẹ sẽ thường xuyên cảm thấy nóng bức, khó chịu, đổ nhiều mồ hôi ngày cả khi trời lạnh, thời tiết lạnh.

Thực tế nếu bạn bị sốt khi mang thai thì có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, sốt có thể rất nguy hiểm nêu nguyên nhân khiến bị sốt là do: viêm ruột thừa, viêm bàng quang, viêm đường hô hấp do vi khuẩn, nhiễm virus, viêm gan B, nhiễm khuẩn thai, nhiễm khuẩn ối,…

Tuy nhiên khi mang thai tháng đầu thì nguyên nhân chủ yếu khiến bạn bị sốt, là thai đang vào tử cung an toàn và đang tiếp tục phần chia tế bào và làm tổ, bám ngày càng chắc hơn vào niêm mạc tử cung.

Như vậy nếu đang mang thai tháng đầu thì sốt nhẹ là điều bình thường và bạn cũng nên lo lắng quá. Nếu bạn đang nghi ngờ mình mang và bị sốt nhẹ thì nên tiến hành thử que hoặc xét nghiệm nồng độ hCG để có thể biết có đang mang thai hay không, và thăm khám kịp thời cũng giúp bạn có thể kịp thời phát hiện và nhanh chóng xó hướng xử lý và điều trị kịp thời, sớm nhất để có kết quả tốt nhất.

  • Cách hạ sốt an toàn khi mang thai tuần đầu

Mang thai tuần đầu là giai đoạn rất khá nhạy cảm, đôi khi là bà bầu còn chưa nhận ra là mình đang mang thai. Bởi vậy mà tình trạng sốt nhẹ cũng là một trong những dấu hiệu nhận biết bạn đã mang thai.

Khi mang thai tuần đầu nếu bạn bị sốt nhẹ thì không nên vội vàng uống thuốc, thai tuần đầu còn đang rất nhạy cảm và chưa thực sự chắc vào thành tử cung, nếu bạn uống thuốc hạ sốt hoặc một số loại thuốc khác có thể khiến phôi thai tổn thương, bong ra khỏi niêm mạc và dẫn đến sảy thai.

Vì vậy nếu đang mang thai tuần đầu mà bị sốt nhẹ thì bạn không nên sử dụng thuốc, vì những cơm sốt nhẹ này sẽ nhanh chóng qua đi.

Tuy nhiên nếu bị sốt cao, kéo dài nhiều ngày thì nên thăm khám và kiểm tra ngày, mang thai tuần đầu bị sốt cao có thể khiến bạn bị sảy thai, nguy cơ tiền sản giật,…

Như vậy để đảm bảo an toàn, có một thai kỳ khoẻ mạnh, bà mẹ nên chú ý chăm sóc sức khoẻ thận cẩn thận. Để đảm bảo an toàn nhất thì nên đi thăm khám ngay khi bị sốt quá cao hoặc có những biểu hiện bất thường.

Để hạ sốt khi mang thai tháng đầu, chị em phụ nữ có thể áp dụng một số những mẹo dân gian như sau:

  1. Uống nhiều nước, uống nhiều nước sẽ giúp bà bầu bổ sung chất lỏng cơ thể và có tác dụng làm dịu các tế bào và giúp quá trình chuyển hoá của cơ thể diễn ra nhanh chóng và thuận lợi hơn.
  2. Dùng nước ấm để lau rửa hoặc chường người.
  3. Chọn quần áo rộng rãi, thoải mái và chất liệu mềm thấm hút mồ hôi tốt
  4. Nghỉ ngời sâu, chọn nằm ở những vị trí thoáng mát, tránh ồn ào…
  5. Bổ sung sắt, canxi và folate ngay khi mang thai
  6. Sử dụng miếng dán hạ sốt để có thể hạ sốt nhanh hơn
  7. Ăn uống và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là tăng cường các vitamin từ rau của quả, trái cây…

MỘT SỐ NHỮNG DẤU HIỆU KHÁC KHI MANG THAI TUẦN ĐẦU

  • Đau tức ngực

Sự thay đổi của vòng 1 như: căng tức, sậm màu cũng là một trong những dấu hiệu nhận biết mang thai phổ biến. Nguyên nhân là vì khi mang thai, một số loại hormone được tăng cường, chúng được tiết ra nhiều hơn bình thường nhằm tại điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thai nhi.

Dưới sự tác động của những loại hormone này, bạn sẽ có cảm thấy tình trạng căng tức ngực hoặc căng đau đầu ngực và màu sắc của vú cũng sẽ đậm màu hơn. Tuy nhiên những dấu hiệu thay đổi ở đầu quanh đầu ngực, nhũ hoa thường sẽ hiện muộn hơn, thường vào tuần thứ 10 của thai kỳ.

  • Rỉ máu âm đạo

Tình trạng rỉ máu âm đạo hay còn được mọi người quen gọi là máu báo thai. Hiện tượng này cũng xuất hiện rất phổ biến, khi mang thai tuần đầu do trứng di chuyển đến tử cung và bám vào thành tử cung để tổ. Trong quá trình này trứng có thể khiến niêm mạc tử cung bị tổn thương và bong chóc một chút, và gây ra tình trạng rỉ máu âm đạo.

Máu bao thai sẽ khác với màu hành kinh, thông thường lượng máu bao thai sẽ ít hơn, màu sắc cũng nhạt hơn so với máu kinh.

  • Thường xuyên bị chuột rút

Trong giai đoạn đầu khi mới mang thai, trứng được thụ tinh và đang phát triển, làm tổ. Chúng sẽ bắt đầu bám ngày càng chắc vào thành tử cung. Vì vậy khiến thành tử cung bị kéo căng và sẽ khiến bạn thường xuyên bị chuột rút

  • Cảm thấy cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống

Trong thời giai mang thai tuần đầu tiên hoặc tuần thứ 2, do có những thay đổi đột ngột của cơ thể, vì vậy bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ và không còn sức lực để làm việc. Nguyên nhân một phần do sự thay đổi của cơ thể và một phần là do phần lớn năng lượng và chất dinh dưỡng trong cơ thể bạn đang được dùng để dành cho sự hình thành và phát triển của thai nhi.

  • Buồn nôn và nhạy cảm với mùi hương

Đây cũng là một trong những dấu hiệu nhận biết mang thai rất phổ biến, đa số chị em phụ nữ khi mang thai đều xuất hiện biểu hiện này. Khi mang thai cơ thể bạn sẽ nhảy cảm hơn và rất dễ bị kích thích, buồn nôn. Đặc biệt buồn nôn nhiều hơn vào buổi sáng và khi có mùi đồ ăn, nhất là những món ăn nặng mùi hoặc tôm cá tanh.

  • Thèm ăn

Khi mang thai do nhu cầu năng lượng và chất dinh dưỡng tăng lên. Vì vậy  mà bà bầu sẽ luôn có cảm giác thèm ăn. Đặc biệt là thèm ăn những thức ăn có vị chua hoặc ngọt. Sau những ngày ốm nghén thì cơ thể bạn sẽ dần thích nghi, và từ chán ăn, ăn uống kém ngon miệng sẽ chuyển sang thèm ăn và ăn ngon miệng hơn.

  • Đầy hơi hoặc thường xuyên bị táo bón

Khi mang thai cơ thể có những thay đổi về nội tiết tố, hàm lượng hormone Progesterol tăng lên, chúng sẽ gây ra một số những ảnh hưởng nhất định đến hệ tiêu hoá, hoạt động của đường ruột. Như vậy hormone Progesterol sẽ khiến bạn bị đầy hơi, khó tiêu hoặc thường xuyên bị táo bón.

  • Thường xuyên buồn tiểu, tiểu nhiều lần

Khi mang thai, tử cung của người phụ nữ cũng sẽ giãn ra, tăng kích thước theo sự phát triển của thai nhi. Khi kích thước tử cung tăng lên cũng sẽ gây đề lên và gây sức ép nên bàng quang. Như vậy bạn sẽ thường xuyên cảm thấy buồn vệ sinh và đi tiểu nhiều lần hơn.

Ngoài ra khi mang thai do nhu cần máu tăng cao, thận cần phải hoạt động nhiều hơn, và cũng sẽ cần đi tiểu nhiều hơn bình thường.

Trên đây là những chia sẻ về dấu hiệu mang thai sớm. Blog sức khoẻ Hoàn Mỹ Breast Care hy vọng từ những chia sẻ này bạn đã có thêm thông tin, kiến thức hữu ích trong quá trình mang thai, cũng như có thể giải đáp được thắc mắc: Mang thai tuần đầu có bị sốt không? Nếu bạn có thêm những câu hỏi hay thắc mắc nào khác trong quá trình mang thai, bạn hãy chủ động để lại bình luận.

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!

Để lại một bình luận