Xin Chào! Chào mừng bạn đến với Hoàn Mỹ Breast Care chuyên trang dinh dưỡng tư vấn ăn uống đúng cách an toàn.
281 lượt xem

Sau sinh có nhổ răng được không?

Phụ nữ sau sinh và cho con bú là những đối tượng nhạy cảm vì vậy mà nhiều loại thuốc hoặc thực phẩm có thể đưa ra khuyến cáo không nên sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Cũng bởi những khuyến cáo này mà nhiều bà mẹ sau sinh băn khoăn không biết có nên nhổ răng hay không? sau sinh có nhổ răng được không? Để mẹ có thêm thông tin về nhổ răng sau sinh, đang cho con bú có được không? thì cùng nhau theo dõi những nội dung dưới đây để tìm câu trả lời nhé.

SAU SINH CÓ NHỔ RĂNG ĐƯỢC KHÔNG?

Sau sinh có nhổ răng được không? Với câu hỏi này thì câu trả lời sẽ phụ thuộc vào tình trạng răng của người mẹ, cũng như việc bà mẹ có đang nuôi con bằng sữa mẹ không?

+ Trường hợp bà mẹ cần thiết phải tiến hành tiến hành nhổ răng

  1. Răng khôn, hoặc răng bị sâu khiến bạn bị sưng tấy, đau đớn dữ dội.
  2. Tình trạng răng khôn mọc lệch, chèn ép khiến cấu trúc hàm bị chèn ép đây đau đớn, thay đổi cáu trúc hàm.
  3. Tình trang răng khiến bà mẹ bị viêm tuỷ, nhiễm trùng, nha chu và có biểu hiện sốt cao.
  4. Xuất hiện mủ hoặc chảy máu xung quanh răng.

Trong những trường hợp như thế này bác sĩ có thể tiến hành chỉ định nhổ răng, để giảm bớt đau đớn và điều trị tình trạng viêm, nhiễm trùng…

+ Trường hợp có thể trì hoãn việc nhổ răng

Thực tế việc nhổ răng cần sử dung đến thuốc tê, một số loại thuốc tê sẽ ở trong máu, sữa của người mẹ. Bởi vậy nếu không có những biểu hiện cấp tính như những trường hợp trên, thì bà bầu có thể trì hoãn việc nhổ răng lại, và khắc phục bằng những cách khác.

Ngoài phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh có nhổ răng được không? thì một số trường hợp khác, nếu không thực sự quá cần thiết thì cũng nên hạn chế việc nhổ răng như:

  1. Người mắc bệnh cao huyết áp, một số bệnh liên quan đến tim mạch, rối loạn đông máu, máu khó đông hoặc tình đang gặp phải tình trạng suy thận…
  2. Người có tinh thần không ổn định, mắc các bệnh về thần kinh hoặc chứng trầm cảm sau sinh cũng không nên nhổ răng nếu không thực sự cần thiết.
  3. Người từng thực hiện xạ trị có liên quan đến vùng hàm, mặt hoặc điều trị bệnh ung thư máu…

Như vậy, sau sinh có nhổ răng được không? sẽ phụ thuộc vào tình trạng răng hiện tại của người mẹ. Trong những trường hợp răng khôn hoặc tình trạng viêm quá mức thì bác sĩ sẽ dựa vào từng tình trạng và có những tư vấn cũng như chỉ định phù hợp nhất để đảm bảo an toàn cho người mẹ và không gây ảnh hưởng quá lớn đến em bé.

NHỮNG LƯU Ý AN TOÀN CHO MẸ VÀ BÉ KHI TIẾN HÀNH NHỔ RĂNG

Khi thực sự cần thiết phải tiến hành nhổ răng thì bà mẹ cần chú ý những lưu ý nhỏ dưới đây để đảm bảo an toàn cho cả người mẹ cũng như giảm thiệt tối đa nhất những ảnh hưởng đến em bé đang bú mẹ.

  • Thăm khám nha sĩ kỹ càng

Khi bị đau răng hoặc mọc răng khôn. Bà mẹ cần tiến hành thăm khám kĩ càng, thông báo với bác sĩ nha khoa về việc mình mới sinh và đang cho con bú. Như vậy bác sĩ có thể dựa vào tình trạng răng và tình trạng đang cho con bú của bạn, để tư vấn và đưa ra những chỉ định phù hợp và an toàn nhất cho bà mẹ cũng như hạn chế ảnh hưởng đến em bé.

  • Cho em bú no hoặc sử dụng máy vắt sữa và dự trữ sữa trước khi tiến hành nhổ răng.

Đây là việc làm cần thiết, bởi khi tiến hành nhổ răng bà mẹ cần phải tiêm thuốc tê. Thuốc tế sẽ tồn tại trong máu, sữa của người mẹ trong một thời gian nhất định. Vì vậy trong thời gian thực hiện nhổ răng và chờ thuốc tê được đào thải hết, thì trẻ cần sử dụng sữa dự trữ.

Vì nếu bú trực tiếp, thuốc tê có thể ảnh hưởng đến cơ thể, sự phát triển của trẻ. Đồng thời cũng để phòng những trường hợp em bé đói bụng, và đòi ti đúng lúc mẹ đang nhổ răng sẽ rất bất tiện.

Vì vậy trước khi nhổ răng bà bầu nên cho em bé bú no trước hoặc sử dụng máy vắt sữa để dự trữ sữa. Ngoài ra nếu trẻ có thể sử dụng sữa công thức thì sẽ tiện hơn cho bà mẹ sau sinh khi nhổ răng.

  • Tuyệt đối không cho em bú trực tiếp ngay sau khi nhổ răng xong

Như đã chia sẻ ở trên, bà mẹ không nên cho con bú trực tiếp ngay sau khi vừa mới nhổ răng xong.

Nguyên nhân là bởi sau khi vừa thực hiện thủ thuật nhổ răng xong thì hàm lượng thuốc tê, thuốc giảm đau vẫn đang còn rất nhiều trong máu, trong sữa của người mẹ. Nếu trẻ bú lúc này thì hậu quả sẽ rất khó lường, thậm chí là gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

Vì vậy mà sau khi nhổ răng thì bạn cần ít nhất là 6 tiếng, để cơ thể chuyển hoá và đào thải các chất này ra ngoài, và lúc này bà mẹ mới có thể cho em bé bú.

Trong một số trường hợp nếu bà mẹ sử dụng kháng sinh hoặc thuốc gây tê liều cao, thì thời gian để giải phóng, thuốc hết tác dụng có thể cần đến 48 tiếng hoặc 72 tiếng.

Vì vậy sau khi nhổ răng bạn nên tham khảo những chỉ định và hướng dấn của bác sĩ. Cần tuyệt đối tuân thủ theo những chỉ dẫn này để tránh gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với em bé cũng như cơ thể người người.

  • Sử dụng thuốc tê và thuốc giảm đau an toàn

Trong khi nhổ rẳng thì cần phải gây tê và sử dụng thuốc giảm đau để đảm bảo an toàn cũng như thuận lợi nhất trong quá tình nhổ răng.

Tuy nhiên vì bà mẹ sau sinh và đang cho con bú nên sẽ cần cân nhắc khi sử dụng một số loai thuốc giảm đau, thuốc tê. Thông thường loại thuốc gây tê được khuyến nghị nên sử dụng là Lidocain kết hợp với Epinephrine. Loại thuốc tê và giảm đâu này được đánh giá là an toàn với cả bà mẹ và em bé, những ảnh hưởng của thuốc gầy như là không quá nhiều.

Tuy nhiên cũng có một số trường hợp chống chỉ định sử dụng Lidocain kết hợp với Epinephrine như sau:

  1. Bà mẹ có tiền sử dị ứng hoặc quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
  2. Mẫm cảm với thuốc co mạch.
  3. Bà mẹ mắc bệnh cao huyết áp, xơ vữa động mạch, bệnh tuyến giáp, tiểu đường…

Sau khi nhổ răng xong bà mẹ cũng cần chú ý, và tuyệt đối không tự ý sử dụng hay uống các loại thuốc giảm đau khác nhau mà không có sự chỉ định, tư vấn từ bác sĩ.

CHĂM SÓC SỨC KHOẺ CỦA BÀ MẸ SAU KHI NHỔ RĂNG

Sau khi nhổ răng xong bà mẹ nên sinh hoạt, nghỉ ngơi và chăm sóc sức khoẻ bản thân, và cũng nên chú ý đến một số những lưu y như sau nhé:

  • Nghỉ ngơi phù hợp sau khi nhổ răng

Sau khi nhổ răng xong, thì trong những giờ đầu tiên có thể bạn vẫn sẽ thấy bình thường, không đau hay mệt mỏi gì cả. Bởi lúc này cơ thể vẫn đang còn thuốc tê, thuốc giảm đâu. Nhưng sau đó bà mẹ có thể sẽ cảm thấy hơi đau và có thể kèm theo chán ăn, uể oải.

Sau khi nhổ răng xong bạn sẽ được bác sĩ yêu cần cắn băng gạc để giảm tình trạng chảy máu trong khoảng 30 phút sau khi nhổ. Đồng thời sau khi nhổ răng xong bà mẹ nên nghỉ ngơi hoàn toàn, thả lỏng cơ thể, hạn chế vận động mạnh từ 1-2 ngày.

Để vết thường giảm sưng và dễ chịu hơn thì bà mẹ có thể sử dụng đá lạnh để chườm bên ngoài má, hoặc sử dụng túi chườn ấm để giảm đau một cách tự nhiên.

  • Bổ sung dinh dưỡng một cách hợp lý

Sau khi nhổ răng bà mẹ có thể sẽ có cảm giác chán ăn, hơi đau và khó nhai hơn bình thường. Vì vậy sau khi nhổ răng bạn nên ưu tiên những thực phẩm mềm, những món ăn dễ ăn và dễ tiêu hoá như: cháo, soup, canh hầm…

Ngoài ra để đảm bảo dinh dưỡng thì nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Đồng thời tăng cường bổ sung những thực phẩm giàu protein như: thịt, trứng, sữa,… và tăng cường vitamin từ rau củ và trái cây tươi, đặc biệt vitamin C, sắt, canxi…

Nên tránh thịt bò, thịt gà vì chúng có thể khiến bạn cảm thấy đau tức và khó chịu nhiều hơn. Ngoài ra cần tuyệt đối tránh các chất kích thích, cà phê, rượu, bia… Những chất kích thích này vừa không tốt cho sức khoẻ vừa gây ra những ảnh hưởng đến sữa cho em bé và cũng làm chậm lại quá trình chữa lành vết thường của cơ thể.

  • Chăm sóc răng miệng đúng cách

Chăm sóc và vệ sinh răng miệng sau khi nhổ răng là rất quan trọng. Sau khi nhổ răng xong bạn vẫn nên tiến hành đánh răng bình thường. Tuy nhiên nên chọn bàn chải đánh răng mềm và tránh tác động mạnh vào chân răng vừa mới nhổ, để tránh bị chảy máu, gây đau.

Ngoài ra thì bà mẹ cũng nên sử dụng nước súc miệng thường xuyên. Sau khi nhổ răng về bác sĩ sẽ kế đơn thuốc giảm đau, và chỉ định loại nước súc miệng phù hợp, trong những ngày đầu tiên bạn nên sử dụng loại nước súc miệng mà bác sĩ chỉ định, tránh sử dụng nước muối sinh lý.

  • Hạn chế một số loại đồ ăn

Sau khi nhổ răng xong thì bà mẹ cũng nên kiêng và hạn chế một số loại thực phẩm để hàm răng được chắc khoẻ hơn.

Hạn chế uống cà phê, trà, nước ngọt có gas, thực phẩm cay nóng, hạn chế những món ăn quá lạnh hoặc quá nóng, ngoài ra còn hạn chế cả đồ ngọt… để có một hàm răng chắc khoẻ và trắng sáng hơn.

Tham khảo thêm:

Sau sinh có nhổ răng được không? Thực tế vấn đề răng miệng, răng khôn, nhổ răng… có những ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ. Đặc biệt là với phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú. Vì vậy mà để biết sau sinh có nhổ răng được không? thì bạn cần đến cơ sở y tế thăm khám và kiểm tra, để bác sĩ tư vấn và có những hướng dẫn cũng như chỉ định phù hợp và an toàn. Bởi sau sinh bà mẹ sẽ cần nuôi con bằng sữa mẹ, mà nhổ răng thì cần sử dụng thuốc tê và thuốc giảm đau. Như vậy nếu không may có thể gây những hậu quả khôn lường cho em bé cũng như bà mẹ. Nếu thực sự cần thiết phải tiến hành nhổ răng, bác sĩ sẽ cân nhắc và ưu tiên những phương pháp an toàn nhất, đồng thời nếu có thể trì hoãn thì nên tàm hoãn một thời gian để giảm bớt tối đa những rủi ro.

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!