Xin Chào! Chào mừng bạn đến với Hoàn Mỹ Breast Care chuyên trang dinh dưỡng tư vấn ăn uống đúng cách an toàn.
345 lượt xem

Thai 10 tuần đã biết máy chưa?

Thai máy không chỉ giúp các mẹ cảm nhận được một mầm sống đang ngày càng lớn dần trong cơ thể mà còn giúp theo dõi tình hình sức khỏe của thai nhi. Vậy thai bao nhiêu tuần thì có dấu hiệu cử động (máy)? Thai 10 tuần đã biết máy chưa ? Những thông tin ở bài viết dưới đây sẽ giúp các chị em giải đáp vấn đề này!

THAI MÁY LÀ GÌ ?

Thai máy là một thuật ngữ dùng để chỉ những cử động của thai nhi trong bụng mẹ. Đó có thể là những hoạt động như: Xoay trở mình, nhào lộn, đá chân hay thúc cùi chỏ vào thành bụng mẹ…Trên thực tế, khi thai nhi được 8 tuần tuổi thì đã bắt đầu có những cử động đầu tiên. Tuy nhiên, lúc này, những cử động của thai khá nhẹ và yếu ớt nên các mẹ bầu không thể cảm nhận được, chỉ có thể thấy khi đi siêu âm thai.

Chỉ đến khi thai nhi được 4 tháng tuổi, tức là vào khoảng tuần thứ 16 của thai nhi thì các mẹ mới có thể cảm nhận được rõ ràng những cử động của thai nhi. Đặc biệt, từ tuần thai thứ 20 trở đi, các cử động của thai sẽ mạnh mẽ và rõ rệt hơn, tần suất máy thường xuyên hơn. Thậm chí người mẹ có thể thấy những chuyển động của em bé trên vùng da bụng của mình.

Bên cạnh những cảm xúc hạnh phúc khi nhận biết những cử động của em bé, các mẹ bầu cần học cách theo dõi thai máy để kiểm tra tình trạng sức khỏe của thai nhi. Nếu số lần thai máy giảm đột ngột thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe kém của thai nhi. Đặc biệt, nếu thai nhi đột nhiên không máy thì có thể báo động biến chứng suy thai hay thai chết lưu.

Chính vì vậy, các bác sĩ Sản khoa thường khuyến nghị các mẹ bầu nên theo dõi và đếm các cử động thai mỗi ngày, kể từ tuần thứ 28 của thai kỳ. Việc bé cử động nhiều là một dấu hiệu tích cực, cho thấy thai nhi đang phát triển một cách bình thường, khỏe mạnh.

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC CẢM NHẬN THAI MÁY Ở BÀ BẦU

Khả năng cảm nhận những cử động của thai nhi ở mẹ bầu sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố như:

–     Vị trí nhau thai: Nếu vị trí nhau thai bám vào mặt trước tử cung, thì nó sẽ giống như một cái gối được đặt giữa mẹ và bé. Điều này sẽ khiến các mẹ khó cảm nhận được rõ ràng những chuyển động của thai nhi.

–     Số lần mang thai: Thông thường, những mẹ lần đầu mang thai sẽ nhận biết những cử động của thai nhi muộn hơn do với những mẹ mang thai con rạ.

–     Trọng lượng cơ thể của mẹ bầu: Đây có thể là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc cảm nhận những cử động của thai nhi. Những thai phụ bị thừa cân và có lớp mỡ bụng dày sẽ khó cảm nhận thai máy hơn so với những mẹ có thành bụng mỏng.

THAI 10 TUẦN ĐÃ MÁY CHƯA ?

Khi đạt 10 tuần tuổi, thai nhi đã bắt đầu có những cử động đầu tiên trong bụng mẹ. Tuy nhiên, những cử động này rất nhẹ và yếu ớt nên các mẹ sẽ chưa cảm nhận được. Các mẹ chỉ nhìn thấy khi đi khám và siêu âm thai.

Để cảm nhận rõ những chuyển động của thai nhi, các mẹ sẽ phải chờ thêm khoảng 6 tuần nữa. Đối với các mẹ đã từng mang thai thì có thể nhận biết thai máy của bé sớm, vào tuần thứ 16 của thai kỳ. Còn đối với các mẹ mang thai lần đầu thì sẽ có thể phải chờ đến tuần thai thứ 20 trở đi thì mới có thể cảm nhận được.

MẸ BẦU MANG THAI 10 TUẦN CẦN LƯU Ý NHỮNG GÌ ?

Bên cạnh việc quan tâm đến vấn đề thai 10 tuần đã biết máy chưa, thì các mẹ cũng cần lưu ý một số vấn đề dưới đây khi bước vào tuần thứ 10 của thai kỳ:

Chế độ dinh dưỡng

Phần lớn những phụ nữ mang thai 10 tuần vẫn còn có các triệu chứng ốm nghén. Lúc này, các mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày và lựa chọn các món ăn dễ tiêu hóa để cảm thấy dễ chịu hơn. Đồng thời, cần uống đủ từ 2 – 2.5 lít nước/ ngày để hỗ trợ quá trình tiêu hóa và trao đổi chất trong cơ thể.

Đặc biệt, các mẹ bầu nên bổ sung những thực phẩm dưới đây:

–     Thực phẩm giàu axit folic như: Măng tây, bông cải xanh, bắp cải, bí đao, nấm, ớt chuông, các loại đậu,… Nhóm thực phẩm này sẽ giúp làm giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi.

–     Thực phẩm giàu vitamin B6 như: Rau xanh, cam, quýt, khoai tây,…để làm giảm bớt các triệu chứng ốm nghén.

–     Thực phẩm giàu protein: Thịt nạc, thịt gia cầm, trứng, sữa,… để giúp phát triển các mô và cơ quan của thai nhi, đặc biệt là não bộ.

–     Thực phẩm giàu sắt như: Thịt bò, gan, tim, các loại rau xanh, các loại hạt,…có tác dụng hỗ trợ sản xuất các tế bào hồng cầu, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu.

–     Thực phẩm giàu chất xơ như: Các loại rau xanh, cà rốt, chuối, mâm xôi, táo, lê, các loại đậu, yến mạch, hạt chia, khoai lang,…giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa, hạn chế tình trạng khó tiêu, táo bón ở mẹ bầu.

–     Thực phẩm giàu canxi như: Trứng, sữa, các loại hạt, rau lá xanh, đậu phụ,… có tác dụng thúc đẩy sự phát triển hệ xương răng của thai nhi và ngăn ngừa tình trạng loãng xương ở mẹ bầu.

Các thực phẩm mà mẹ bầu nên tránh:

–     Rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích và nước ngọt có gas. Bởi theo một số nghiên cứu khoa học đã chứng minh việc sử dụng các chất kích thích khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ bị sảy thai, thai chết lưu, trẻ sinh ra bị nhẹ cân và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

–     Các món ăn có chứa gia vị cay nóng như: Ớt, hạt tiêu, mù tạt,…

–     Những loại cá có hàm lượng thủy ngân cao không tốt cho thai nhi như: Cá thu, cá ngừ, cá kiếm, cá mập,…Việc mẹ bầu hấp thụ quá nhiều thủy ngân vào cơ thể có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển hệ thần kinh và não bộ của thai nhi.

–     Những thực phẩm có khả năng gây co thắt, làm mềm tử cung như: Rau ngót, đu đủ xanh, rau răm, ngải cứu, dứa,….

–     Các món ăn tái, sống như: các món gỏi, sushi,…

–     Sữa và các sản phẩm từ sữa chưa được tiệt trùng

Chế độ sinh hoạt:

–     Việc ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi ngày sẽ khiến các mẹ bầu bị mệt mỏi, không tỉnh táo, thậm chí là dẫn đến kiệt sức, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Do đó, các mẹ cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ ít nhất 8 giờ mỗi ngày và dành khoảng 30 phút để nghỉ trưa, tránh thức quá khuya.

–     Các mẹ bầu nên tập luyện nhẹ nhàng, vừa sức để giúp tinh thần được thoải mái hơn và thúc đẩy quá trình lưu thông máu. Các bài tập thể dục phù hợp với bà bầu là: Bơi lội, đi bộ, yoga,…

–     Hạn chế việc tiếp xúc với các loại hóa chất như: Thuốc nhuộm tóc, sơn móng tay, các loại sản phẩm tẩy rửa,…

–     Tránh vận động mạnh, làm việc quá sức, mang vác đồ nặng hay leo trèo lên cao.

–     Duy trì tâm trạng thoải mái, tích cực, hạn chế căng thẳng, lo âu bằng cách tự thư giãn, tập thiền, yoga, đọc sách, tham gia các sự kiện, hoạt động ngoài trời.

–     Khám thai là một việc làm vô cùng quan trọng, không thể thiếu trong suốt thai kỳ. Việc này sẽ giúp cả bác sĩ và ba mẹ nắm được tình hình phát triển của thai nhi, đồng thời phát hiện sớm những vấn đề bất thường (nếu có) để đưa ra hướng xử lý kịp thời.

–     Các mẹ bầu tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ và không hiểu rõ thành phần của nó. Sự thiếu cẩn trọng trong việc sử dụng thuốc khi mang thai có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của thai nhi. Thậm chí có thể gây dị tật thai nhi, phát triển các cơ quan bất thường; làm thay đổi chức năng của bánh nhau, giảm lượng oxy và chất dinh dưỡng cung cấp cho thai, khiến thai nhi kém phát triển.

Trên đây là những thông tin cụ thể về vấn đề: Thai 10 tuần đã biết máy chưa? Hy vọng sẽ hữu ích với các mẹ bầu. Mọi thắc mắc về vấn đề này, các bạn hãy vui lòng nhấp chuột chọn TẠI ĐÂY hoặc gọi đến số 02438.255.599 – 0836.633.399 để được các bác sĩ tư vấn, hỗ trợ và đặt lịch hẹn khám trước hoàn toàn miễn phí.

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *