Xin Chào! Chào mừng bạn đến với Hoàn Mỹ Breast Care chuyên trang dinh dưỡng tư vấn ăn uống đúng cách an toàn.
1361 lượt xem

Thai 9 tuần nhịp tim 183

Trên thực tế, tim thai được hình thành từ rất sớm, thường vào tuần thứ 6 của thai kỳ. Nhịp tim là một chỉ số quan trọng giúp các bác sĩ nhận biết thai nhi có đang phát triển tốt hay không. Trong trường hợp thai 9 tuần nhịp tim 183 có làm sao không?

Nhịp tim thai phát triển như thế nào?

Các bác sĩ cho biết, tim của thai nhi được hình thành từ rất sớm, thường khi thai được 6 tuần tuổi. Phôi thai lúc bấy giờ đã xuất hiện hai mạch máu và hình thành nên hai ống dẫn vào tim thai. Mặc dù vào thời điểm này, hình dạng của thai nhi chưa hoàn thành nhưng phần tim thai đã được tạo thành, có khả năng co bóp tốt. Tim đập như một người thực thụ.

Bước sang tuần thứ 7 của thai kỳ, nhịp tim thai lớn dần lên, sau đó bắt đầu phân chia thành 2 buồng là buồng trái và buồng phải. Khi bác sĩ tiến hành siêu âm, bà bầu có thể nhìn thấy cũng như đo được những điểm sáng nhấp nháy trên thiết bị.

Ban đầu, nhịp tim đập mỗi phút có thể dao động từ 90–110 nhịp/phút và tăng dần mỗi ngày. Nhịp tim thai sẽ tiếp tục tăng cho đến khi nó đạt đỉnh vào khoảng tuần thứ 9 của thai kỳ. Trung bình, nhịp tim có thể dao động từ 140–170 nhịp đập mỗi phút.

Thai 9 tuần nhịp tim 183 có làm sao không?

Giải đáp thắc mắc thai 9 tuần nhịp tim 183 có làm sao không, các bác sĩ cho biết đây là khoảng thời gian mà nhịp tim đập của thai nhi rất cao,trung bình từ 140-170 nhịp/phút và có thể cao hơn, lên tới 183 nhịp/phút. Điều này là hoàn toàn bình thường.

Vào tuần thứ 16 của thai kỳ, tim thai đã có thể bơm máu với một lượng khoảng 24 lít/ngày. Số lượng này còn tiếp tục tăng cùng với sự phát triển của em bé. Tim thai về cơ bản đã hoàn chỉnh về mặt cấu tạo và đảm nhiệm tốt chức năng của mình.

Trong các tuần thai tiếp theo và cho đến khi em bé chào đời, nhịp tim thai nhi có thể tiếp tục lớn hơn. Bình thường, tim thai có thể đập từ 120 đến 160 lần/phút.

Tim của thai nhi có thể nghe được khi nào?

Bắt đầu từ tuần thứ 6 – 7 của thai kỳ, mẹ đã có thể nghe được tim thai khi đi khám và siêu âm thai. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu chưa nghe được tim thai thì cũng đừng lo lắng quá. Đối với một số thai nhi, phải đến khoảng tuần thứ 8 đến 10 của thai kỳ, mẹ bầu mới có thể nghe được tim thai.

Cho đến tuần thứ 20 của thai kỳ, nhịp đập của tim thai ngày càng trở nên mạnh hơn và bà bầu dùng tai nghe bình thường cũng có thể nghe thấy được. Nhịp đập nghe được càng to, điều này càng chứng tỏ rằng thai nhi đang rất khoẻ mạnh, phát triển bình thường.

Tìm hiểu các chỉ số nhịp tim của thai nhi

Trên thực tế, các trang thiết bị phục vụ siêu âm ở bên ngoài sẽ giúp các bác sĩ có thể đo và theo dõi nhịp tim thai nhi. Việc nắm bắt được sự thay đổi liên quan đến nhịp tim thai là một trong những biểu hiện rõ ràng nhất thông báo về tình trạng sức khỏe của mẹ và em bé.

  • Chỉ số nhịp tim bình thường

Khi siêu âm thai, một trong những điều mà bà bầu cần quan tâm là nhịp tim đang nhanh hay đang chậm. Bởi, nếu như tim thai đập quá nhanh hoặc quá chậm so với ngưỡng bình thường, rất có thể sức khỏe của mẹ hoặc là thai nhi đang có vấn đề.

Vào khoảng tuần thai thứ 12, tim thai nhi gần như đã hoàn thiện, những nhịp đập đã rõ ràng hơn. Cuối tuần thai thứ 16, tim thai hoàn chỉnh về mặt cấu tạo, nó có thể đảm đương chức năng như một quả tim bình thường. Tim thai lúc này có thể bơm khoảng 24 lít máu mỗi ngày. Trung bình, tim thai có thể dao động từ 120 cho đến 160 lần/phút. Tuy nhiên, nhịp tim thai nhi có thể tăng nhanh, tăng đến 180 lần/phút nếu như thai nhi có biểu hiện cựa quậy nhiều.

Cho đến tuần thứ 20 của thai kỳ, tim thai đập ngày một mạnh hơn. Bà bầu lúc này dùng tai nghe bình thường cũng có thể nghe thấy được nhịp tim của con đấy. Nhịp đập càng to, càng chứng tỏ rằng thai nhi đang rất khỏe mạnh và phát triển tốt.

Theo các bác sĩ, trong giai đoạn chuyển dạ, nhịp tim thai nhi bình thường có thể dao động từ 110 đến 160 nhịp đập mỗi phút. Nhịp tim của thai nhi cũng có thể thay đổi một cách tự nhiên, tương tự như nhịp tim của chúng ta vậy. Sự cử động, ngủ và các hoạt động khác của thai nhi cũng có thể gây ra sự thay đổi về nhịp tim.

  • Chỉ số nhịp tim nhanh

Vào quá trình mẹ chuyển dạ, bác sĩ sẽ liên tục đo nhịp tim thai nhi. Nhịp tim thai nhanh được định nghĩa là khi nhịp tim có thể tăng lên ít nhất là 15 nhịp trong mỗi phút, trung bình thường có thể kéo dài tối thiểu trong 15 giây. Tình trạng này theo các bác sĩ là hoàn toàn bình thường. Thực tế, nguyên nhân khiến cho nhịp tim chiều hướng tăng nhanh do khi chuyển dạ, thai nhi đang cần đủ lượng khí oxy để thở.

Nhịp tim của thai nhi có thể tăng nhanh một cách đột ngột, diễn ra nhiều lần, vào các thời điểm khác nhau của giai đoạn chuyển dạ và sinh nở. Trong khi quá trình này đang diễn ra, nếu như có bất cứ dấu hiệu bất thường của sự suy tim, như nhịp tim chậm lại, phần lớn các bác sĩ sẽ tác động làm cho tim thai đập nhanh hơn bằng các biện pháp thích hợp.

Chẳng hạn như mẹ lắc bụng một cách nhẹ nhàng, đưa ngón tay đi qua phần cổ tử cung, ấn nhẹ lên đầu thai trong trường hợp thai ngôi thuận, tạo ra những âm thanh động,… Trong trường hợp những phương pháp này có tác dụng, giúp làm tăng nhanh tốc độ nhịp tim thai, điều này chứng tỏ rằng thai nhi vẫn đang khoẻ mạnh.

  • Chỉ số nhịp tim chậm

Các bác sĩ cho biết, tình trạng nhịp tim chậm có thể gây nguy hiểm cho thai nhi hơn là khi thai nhi có nhịp thai nhanh. Bởi vì nó có thể là dấu hiệu của suy thai. Nhịp tim chậm được định nghĩa khi nhịp tim đập dưới 80 lần/phút.

Nhịp tim của thai nhi có thể dự đoán được giới tính hay không?

Nhiều bà mẹ thường truyền tai nhau về việc chỉ số nhịp tim thai nhi có thể dự đoán sớm được giới tính của thai nhi. Nếu như nhịp tim của thai nhi đập trên 140 lần/mỗi phút thì thai nhi đó sẽ là một bé gái. Trong trường hợp nhịp tim thai nhi dưới 140 nhịp đập mỗi phút, thai nhi đó sẽ là bé trai. Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết, điều này là không chính xác, bà bầu sẽ không thể dự đoán được giới tính của thai nhi qua nhịp tim thai.

Nhịp tim của thai nhi bao nhiêu mới gây nguy hiểm?

Thực tế thì nhịp tim thai nếu như quá nhanh hoặc là quá chậm đều có thể gây nguy hiểm tới thai nhi. Tuy nhiên, khi nhịp tim thai bị chậm, thường nó sẽ nguy hiểm hơn khi là nhịp tim nhanh bởi vì đây là một dấu hiệu cảnh báo cho thấy mẹ đang có tình trạng suy thai.

Các nguyên nhân có thể khiến cho nhịp tim của thai nhi trở nên chậm đi là:

  1. Có sự bất thường về nhau thai.
  2. Bà bầu có chỉ số huyết áp thấp.
  3. Khả năng lưu thông máu đến tử cung của người mẹ kém.

Mẹ bầu cần lưu ý rằng, trong trường hợp tim thai nhi đo được thấp dưới 80 lần/phút thì cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được bác sĩ xử lý kịp thời.

Làm sao để phòng ngừa tình trạng tim thai yếu cho mẹ bầu?

Để phòng ngừa tình trạng tim thai yếu, các bác sĩ khuyến cáo mẹ bầu nên:

+ Đảm bảo việc duy trì chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết trong thời gian mang thai: Cần cung cấp cho cơ thể đầy đủ các dưỡng chất cần thiết như đạm, tinh bột, chất béo lành mạnh, vitamin và khoáng chất. Tăng cường ăn thịt nạc, cá, rau xanh, trái cây và hoa quả. Hạn chế các loại thực phẩm giàu chất béo bão hòa, thức ăn nhanh, thức ăn chứa nhiều đường, gỏi, đồ ăn chưa chín kỹ,… Một số dưỡng chất quan trọng mà bà bầu cần đảm bảo bổ sung đầy đủ là:

+ Sắt: Thiếu sắt có thể gây thiếu máu khi mang thai, khiến em bé bị nhẹ cân, nhịp tim bất thường, giảm phát triển trí tuệ, thiếu máu sau sinh,…

+ Canxi: Có vai trò quan trọng đối với sự phát triển khung xương của thai nhi. Bổ sung đầy đủ canxi giúp tránh tình trạng cơ thể người mẹ rút canxi từ xương để bù cho bé.

+ Acid Folic: Thiếu acid folic có thể làm tăng nguy cơ dị tật ống thần kinh. Nhu cầu khuyến cáo cho bà bầu theo các bác sĩ về hàm lượng acid folic là 400 – 800 mcg/ngày.

+ Kẽm: Thiếu kẽm khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim thai, sảy thai, thai chết lưu, trẻ sinh non,…

+ Iod: Thiếu iod có thể gây ra nhiều nguy cơ/biến chứng nguy hiểm như sảy thai, thai chết lưu, đẻ non,… Trong trường hợp thiếu iod nặng, trẻ có thể bị đần độn, bị khuyết tật bẩm sinh như nói ngọng, câm, điếc, liệt tay chân,…

+ Vitamin A: Thiếu vitamin A khi mang thai có thể làm gia tăng tỷ lệ nhiễm khuẩn, ảnh hưởng tới thị giác, gây khô mắt.

+ Vitamin D: Vitamin D cần thiết cho quá trình hấp thu canxi và phốt pho.

+ Vitamin C: Vitamin C tham gia vào quá trình tạo kháng thể, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, làm tăng hấp thu sắt, góp phần làm giảm thiểu thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai.

+ Không sử dụng thuốc bừa bãi trong thời gian mang thai. Việc sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào trong thai kỳ đều có nguy cơ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của em bé.

+ Tiêm phòng đầy đủ: Đảm bảo tiêm phòng đầy đủ để phòng ngừa các bệnh xảy ra trong thai kỳ.

+ Sinh hoạt điều độ, lành mạnh: Cân bằng giữa thời gian học tập/làm việc và nghỉ ngơi, đảm bảo ngủ đủ giấc, giữ cho tinh thần luôn được thoải mái, lạc quan và vui vẻ.

Bạn có thể cần tham khảo thêm:

Trên đây là giải đáp của bác sĩ thai 9 tuần nhịp tim 183 có làm sao không. Để được giải đáp miễn phí thắc mắc về sức khỏe trong thai kỳ, hãy để lại bình luận.

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!