Xin Chào! Blog Hoàn Mỹ cập nhật kiến thức sức khoẻ A - Z
931 lượt xem

Trễ kinh 16 ngày thử que 1 vạch liệu có thai hay không?

Dấu hiệu trễ kinh 16 ngày thử que 1 vạch liệu có thai hay không? là thắc mắc của rất nhiều chị em. Tâm lý của chị em là sau khi tiếp xúc tình cảm với bạn tình, đồng thời kinh nguyệt cũng diễn ra chậm hơn so với bình thường nên chị em nghĩ đó là những dấu hiệu mang thai đầu tiên. Tuy nhiên, nhiều chị em trễ kinh đến 16 ngày thử que 1 vạch không biết nguyên nhân do đâu? liệu có phải có thai hay không? Đừng lo lắng quá, cùng theo dõi những chia sẻ của bài viết dưới đây để có những thông tin cần thiết nhất, từ đó có định hướng đúng nếu như gặp phải hiện tượng này.

Trễ kinh 16 ngày thử que 1 vạch liệu có thai hay không?

Que thử thai là dụng cụ giúp bạn xác định bản thân đã mang thai hay chưa dựa vào việc phản ứng với nồng độ hCG trong nước tiểu. Nếu như nồng độ tăng, que thử sẽ hiện lên 2 vạch nhằm báo hiệu rằng bạn đã có thai, còn nếu nồng độ không thay đổi hoặc giảm thì que sẽ chỉ hiện lên 1 vạch, điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn không mang thai.

Bác sĩ Hà Thị Huệ – chuyên khoa cấp I chuyên ngành Sản phụ khoa, hiện nay đang công tác tại phòng khám Đa khoa Y Học Quốc Tế, 12 Kim Mã- Ba Đình- Hà Nội cho biết: một chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ từ 28-32 ngày hoặc có thể đến 35 ngày. Giả sử chu kỳ kinh nguyệt của bạn đều đặn 30 ngày thì ngày rụng trứng là ngày thứ 15 hoặc 16. Như vậy tính đến thời điểm trễ kinh 16 ngày nếu do mang thai thì lúc này thai được khoảng 5-6 tuần.

Trễ kinh 16 ngày thử que 1 vạch có thể mang thai

Thường chậm kinh 16 ngày thì túi thai đã vào tử cung, trường hợp que thử chỉ xuất hiện 1 vạch nhưng trên thực tế bạn đã có thai có thể là do những nguyên nhân sau:

  1. Thử que quá sớm: Thời gian thụ thai bình thường kéo dài từ 7 – 10 ngày sau khi có tiếp xúc tình cảm, vì vậy nếu thực hiện que quá sớm thì que sẽ không thể đưa ra được kết quả chính xác do lúc này lượng hormone hCG trong cơ thể chưa tăng cao.
  2. Do nước tiểu: Uống nước nhiều trước khi thử thai khiến nước tiểu bị loãng làm độ hCG bị giảm xuống, lúc này que thử thai không thể nào phát hiện được là bạn đang có thai hay không.
  3. Que thử thai không nhạy: Những trường hợp que thử thai quá hạn sử dụng hoặc chất lượng kém sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả do độ nhạy không có.
  4. Nồng độ hCG chưa đạt: Đối với những phụ nữ đang trong tình trạng béo phì thì chỉ số BMI sẽ cao hơn, nên nồng độ hCG sẽ thấp hơn những người bình thường. Vì vậy khi thử thai, que chỉ hiện lên 1 vạch.
  5. Đang sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh: Những loại thuốc như an thần, hỗ trợ sinh sản, hoặc thậm chí là paracetamol cũng có thể khiến kết quả thử thai bị thay đổi và chỉ hiện lên 1 vạch.
  6. Thử thai không đúng thời gian: Kết quả cho việc thử thai chính xác nhất khi chị em thực hiện vào buổi sáng. Do buổi tối nước tiểu thường bị loãng nên sẽ không thể đo được đúng nồng độ hCG nên que thử sẽ chỉ hiện lên được 1 vạch.

Trễ kinh 16 ngày thử que 1 vạch có thể không có thai:

Bạn bị trễ kinh 16 ngày và kiểm tra que thử nhiều lần mà xác định mình không mang thai khi bị chậm kinh thì có thể loại bỏ nguyên nhân mang thai ngoài ý muốn. Tuy nhiên, tình trạng chậm kinh nhiều ngày kéo dài thì có thể do những nguyên nhân sau:

  1. Do các bệnh lý phụ khoa: Nếu bạn mắc bệnh ở vùng kín như viêm âm đạo hay các vấn đề ở cơ quan sinh sản như u xơ cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm buồng trứng. Viêm nội mạc tử cung,… thì đều khiến cho kinh nguyệt bị rối loạn dẫn đến tình trạng trễ kinh nhiều ngày.
  2. Thường xuyên căng thẳng, stress: Căng thẳng, stress liên tục không ngừng gia tăng khiến cho các hormone trong cơ thể thay đổi, ức chế sự rụng trứng nên dẫn đến chu kì kinh nguyệt bị xáo trộn, chậm kinh trong thời gian dài.
  3. Tác dụng của việc uống thuốc: Sử dụng các loại thuốc như tránh thai, thuốc chống trầm cảm, thuốc ngủ, thuốc nội tiết tố,… sẽ làm ảnh hưởng đến estrogen và progesterone nên khiến cho kinh nguyệt bị chậm kéo dài.
  4. Chế độ dinh dưỡng: Ăn uống không hợp lý thiếu hay thừa chất đều làm ảnh hướng đến quá trình rụng trứng gây chậm kinh.
  5. Vận động quá nhiều: Các hoạt động hoặc tập thể dục quá sức cũng khiến cho cơ thể bị thay đổi và làm kinh nguyệt không đều.
  6. Đang cho con bú: Khi các bà mẹ đang cho con bú thường rất dễ gặp việc kinh nguyệt không đều, hoặc chưa có kinh lại do lượng hormone chưa thể ổn định.
  7. Tiền mãn kinh: Khi bắt đầu vào độ tuổi trung niên, thì phụ nữ sẽ gặp phải tình trạng kinh nguyệt không đều do bắt đầu giai đoạn tiền mãn kinh, lúc này các estrogen trong cơ thể thay đổi và làm ảnh hưởng đến kinh nguyệt.

Lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa

Nếu trong trường hợp trễ kinh 16 ngày thử que 1 vạch, để chắc chắn là mình có mang thai hay không thì các chị em hãy đến các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và siêu âm. Tuy nhiên, các chị em cũng không nên chủ quan, vì tình trạng trễ kinh nhưng thử que 1 vạch cũng là dấu hiệu của việc mang thai ngoài tử cung, sảy thai sớm hay những bệnh phụ khoa.

Hiện nay tại Hà Nội, chị em có thể tin tưởng lựa chọn phòng khám Đa khoa Y Học Quốc Tế, 12 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội để thăm khám. Phòng khám là cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, chuyên khoa sức khỏe sinh sản, thăm khám và điều trị hiệu quả bệnh phụ khoa, nam khoa, siêu âm thai, theo dõi thai kỳ,… cho nhiều thế hệ chị em tại thủ đô và các tỉnh thành lân cận.

Phòng khám đa khoa Y Học Quốc Tế
Phòng khám Đa khoa Y Học Quốc Tế, 12 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội

Phòng khám với thế mạnh về cơ sở vật chất khang trang tầm cỡ “bệnh viện khách sạn”, thiết bị y tế đầy đủ và hiện đại; hệ thống siêu âm 2D, 4D, hệ thống xét nghiệm sinh hóa tự động cho kết quả chính xác. Ngoài ra, thủ tục khám bệnh tại đây nhanh chóng, chi phí thăm khám và điều trị bệnh được niêm yết công khai. Tất cả tạo nên môi trường y tế chuyên nghiệp, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu mong mỏi của người bệnh.

Mọi thắc mắc về vấn đề trễ kinh 16 ngày thử que 1 vạch liệu có thai hay không? nguyên nhân do đâu? Có sao không? bạn có thể nhấp chuột TẠI ĐÂY hoặc gọi (024) 38.255.599 –  083.663.3399 để được giải đáp và đặt lịch hẹn khám miễn phí.

Chúc vợ chồng bạn sớm nhận được tin vui!

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!

Để lại một bình luận