Xin Chào! Chào mừng bạn đến với Hoàn Mỹ Breast Care chuyên trang dinh dưỡng tư vấn ăn uống đúng cách an toàn.
463 lượt xem

Có thai ăn bạch tuộc được không và ăn hàu được không?

Có thai ăn bạch tuộc được không và ăn hàu được không? Đây là vấn đề được nhiều chị em quan tâm và tìm hiểu trên các diễn đàn trong thời gian gần đây. Cả bạch tuộc và hàu đều chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, đối với mẹ bầu thì cần cẩn trọng khi lựa chọn các món ăn hàng ngày, đặc biệt là hải sản để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé. Bài viết sau đây Blog sức khoẻ Hoàn Mỹ Breast Care sẽ giúp chị em giải đáp chi tiết những thông tin liên quan vấn đề này, hãy cùng theo dõi.

Có thai ăn bạch tuộc được không?

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn bạch tuộc. tuy nhiên, chỉ nên ăn ở giới hạn nhất định, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Bởi bạch tuộc hay hải sản nói chung tuy bổ dưỡng nhưng lại có lượng thủy ngân cao, có thể tác động xấu đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.

Các kim loại có trong tự nhiên hoặc đến từ khí thải công nghiệp khi ngấm vào nước sẽ được vi khuẩn chuyển hóa thành methylmercury là dạng độc tính cao của thủy ngân. Chất này có thể được hấp thụ bởi các sinh vật biển và thường tích trữ trong mô mỡ của chúng. Lượng thủy ngân có trong bạch tuộc sẽ được tích trữ trong mô mỡ của chúng. Thủy ngân trong hải sản sẽ tăng dần thông qua chuỗi thức ăn.

Ngoài ra, bạch tuộc dù được xếp vào nhóm thực phẩm có thể dùng trong thai kỳ nhưng bà bầu chỉ nên ăn có chừng mực và phải ăn chín. Tuy nhiên, việc nấu chín chỉ giúp tiêu diệt những vi khuẩn nhưng không loại bỏ được hết các kim loại nặng như thủy ngân.

Do đó, các chuyên gia khuyên mẹ bầu không nên ăn hải sản, hoặc chỉ nên ăn một lượng rất ít chỉ ăn khoảng 1- 2 lần/tuần. Tần suất này giúp ngăn tình trạng ngộ độc thủy ngân mà vẫn đảm bảo thai phụ nhận được những dưỡng chất cần thiết. Đặc biệt, mẹ không nên ăn bạch tuộc trong tam cá nguyệt đầu tiên để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi.

Hơn nữa, suốt quá trình sử dụng, mẹ cũng phải theo dõi xem bản thân có gặp bất kỳ phản ứng dị ứng nào hay không. Trường hợp nếu quá mẫn cảm thì phải ngưng tiêu thụ ngay.

+ Tác dụng của bạch tuộc đối với bà bầu

Bạch tuộc là nguồn bổ sung dinh dưỡng phong phú cho thai kỳ nếu mẹ biết cách ăn đúng và liều lượng phù hợp. Các chuyên gia cho biết, thực phẩm này mang đến một số lợi ích cho mẹ bầu:

  1. Tăng cường hệ miễn dịch, phòng tránh các bệnh lý thông thường nhờ chứa nhiều dưỡng chất như kali, canxi, omega- 3,…
  2. Bạch tuộc là nguồn cung cấp selen cần thiết cho việc chuyển hóa đạm, từ đó mà quá trình chuyển hóa diễn ra trơn tru hơn. Ngoài ra, selen còn giúp chống oxy hóa mạnh mẽ, ngăn hoạt động gốc tự do, phòng ngừa các bệnh mãn tính.
  3. Với hàm lượng vitamin B12 cao, mẹ bầu ăn bạch tuộc không những giúp ngăn ngừa được chứng thiếu máu mà còn có thể tăng cường trao đổi chất nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày một tăng cao trong thai kỳ.
  4. Thịt bạch tuộc có nhiều axit béo omega 3 tốt cho sự phát triển trí não của thai nhi.

+ Những nguy hại tiềm ẩn khi ăn bạch tuộc sống mẹ bầu nên lưu ý

Bạch tuộc có thể ăn theo nhiều cách khác nhau, kể cả ăn sống như một món ăn của Nhật Bản. Tuy nhiên, cách ăn này có thể gây ra nhiều rủi ro, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai. Cụ thể, bạch tuộc sống có thể chứa salmonella khiến mẹ bầu dễ bị ngộ độc thực phẩm.

Ngoài ra, dùng hải sản sống còn có thể đối mặt với nguy cơ nhiễm anisakis. Đây là một loại giun tròn sống trong hệ tiêu hóa của một số loại cá và hải sản khác gây ngộ độc thực phẩm. Mẹ bầu cũng cần tránh xa bach tuộc đốm xanh trên thân vì nó chứa độc tố tetrodotoxin là nguyên nhân gây ung thư, thậm chí là đe dọa đến tính mạng người dùng.

Như vậy, có thai ăn bạch tuộc được không phụ thuộc phần lớn vào cách chế biến. Theo đó, bạch tuộc nước hoặc hấp được cho là an toàn đối với sức khỏe mẹ bầu.

Lưu ý trong cách hấp, để kiểm tra món ăn đã chín hay chưa bạn nên dùng dao hoặc nĩa cắm vào phần dày nhất của bạch tuộc, nếu thấy đã mềm thì đồng nghĩa là thịt đã chín. Riêng với cách nướng, bạn hãy kiểm tra độ chín bằng cách cắt đôi miếng bạch tuộc ra.

Có thai ăn hàu được không?

Hàu cũng là loài nhuyễn thể được biết đến là loại hải sản ngon, tốt cho sức khỏe, giàu dinh dưỡng. Trong thịt hàu chứa nhiều thành phần như: axit béo omega 3, kẽm, selen, sắt, mangan, đồng, cùng các vitamin B12, vitamin D.

Trong hàu chứa rất ít chất béo nhưng lại giàu protein. Mỗi con hàu có chứa khoảng 7g protein hoàn chỉnh. Đây là một trong số thực phẩm hiếm chứa tất cả các axit amin cần thiết cho sức khỏe.

Hàu chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe bà bầu. Chất béo omega 3 cùng các khoáng chất rất tốt cho phụ nữ mang thai, cần thiết cho sức khỏe tim mạch và chống được chứng viêm não.

Trong hàu có chứa hàm lượng kẽm lớn, tốt cho sự phát triển của hệ thần kinh của thai nhi. Đặc biệt, hàu giúp bổ sung sắt, canxi cho cơ thể, hỗ trợ sự phát triển toàn diện của răng và xương của bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Vậy nên, đây chính là lựa chọn tuyệt vời cho các bà bầu để cung cấp đủ khoáng chất cần thiết cho cơ thể trong giai đoạn mang thai.

Tuy nhiên, khi ăn hàu trong giai đoạn mang thai, chị em cần lưu ý:

  1. Chỉ ăn hàu tươi sống, tráng sử dụng hàu đông lạnh.
  2. Hàu phải được sơ chế sạch sẽ, đảm bảo loại bỏ được các vi khuẩn có hại.
  3. Chỉ ăn hàu khi đã được chế biến chín hoàn toàn, không còn mùi tanh. Không ăn hàu sống hay tái.
  4. Không nên ăn nhiều bữa hàu trong tuần, mà phải bổ sung thêm các loại thực phẩm khác vì hải sản  vốn thường chứa những độc tố như thủy ngân, ăn nhiều không tốt cho sức khỏe của thai nhi.

Lưu ý khi bà bầu ăn hải sản

Ăn hải sản phải khoa học và đúng cách để đảm bảo an toàn cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ.

Lựa chọn nhiều loại hải sản cho bữa ăn là cách bổ sung dinh dưỡng hợp lý cho mẹ bầu. Ăn nhiều các loại hải sản khác nhau như tôm, cá, sò điệp, cá nước ngọt… mới có thể đảm bảo khẩu phần ăn và dinh dưỡng cho bà bầu trong thai kỳ.

Các chuyên gia cho rằng bà bầu chỉ được ăn tối đa 350gr hải sản mỗi tuần, tương đương với 50 gam mỗi ngày. Tuy nhiên, bà bầu không nên ăn cách ngày để đảm bảo cơ thể hấp thu dưỡng chất tốt nhất.

Để thưởng thức hải sản an toàn và tốt cho sức khỏe, bà bầu cần lưu ý:

  1. Tiền xử lý và xử lý cẩn thận: Việc bỏ qua một số bước làm sạch cơ bản trong giai đoạn tiền xử lý rất dễ tạo cơ hội cho các vi sinh vật có hại tồn tại. Nấu thức ăn quá nóng hoặc chưa chín kỹ cũng dễ gây đau bụng khi mang thai 3 tháng đầu.
  2. Không nên ăn hải sản sống: Mẹ bầu không nên ăn các loại hải sản chưa được nấu chín như gỏi cá, sushi bởi vì các món ăn sống tiềm ẩn nhiều loại vi khuẩn, ấu trùng sán,… gây hại cho hệ tiêu hóa mẹ bầu.
  3. Không nên ăn hải sản đã được chế biến sẵn: Mẹ bầu nên tránh ăn các loại hải sản được chế biến sẵn đóng hộp vì các sản phẩm này chứa lượng chất bảo quản, chất tạo hương vị, phụ gia. Đây đều là những chất gây ung thư nếu ăn thường xuyên.
  4. Không nên ăn hải sản quá nhiều một lúc: Việc ăn nhiều hải sản quá nhiều khiến cơ thể tích tụ quá nhiều thủy ngân, gây ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.
  5. Không nên ăn nội tạng cá hay các loại dầu gan cá: Bởi vì trong nội tạng và gan cá có rất nhiều ký sinh trùng và vi trùng có hại. Một số loại vi trùng tồn tại được ở nhiệt độ cao kể cả khi được chế biến.

Tốt nhất là mẹ bầu nên hỏi trước ý kiến từ các chuyên gia dinh dưỡng để có cách ăn bạch tuộc đúng cách và hiệu quả.

Có thai nên ăn hải sản gì?

Bên cạnh bạch tuộc và hàu thì mẹ bầu có thể lựa chọn các loại hải sản sau đây để

  • Tôm

Các loại tôm như tôm sú, tôm hùm, tôm hùm đất,… chứa nhiều vitamin B12, sắt, có tác dụng bổ trợ hiệu quả trong quá trình sản xuất hồng cầu của cơ thể, giúp mẹ bầu hạn chế tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.

Trong cá chứa nhiều omega 3 cần thiết cho sự phát triển trí não và mắt của thai nhi. Mẹ bầu nên bổ sung các loại cá như cá hồi, cá cơm, cá mòi, cá trích, cá đù, cá chim, cá da trơn, cá bơn,… trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Hơn nữa, cá cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng khác như vitamin A, vitamin D, kẽm, canxi, iot,… hỗ trợ mẹ bầu tăng cường sức đề kháng. Ngoài ra, thành phần protein của cá rất dễ hấp thu, giảm tình trạng khó tiêu ở mẹ bầu.

Ngoài ra, các loài cá nước ngọt khác như cá chép, cá quả (cá lóc), cá rô, cá trắm đều rất tốt cho bà bầu bởi chúng có nhiều dưỡng chất quan trọng như photpho, canxi, omega 3,… hỗ trợ thai nhi phát triển. Đặc biệt, các món ăn được chế biến từ cá quả có tác dụng trong việc an thần, giảm stress ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu.

  • Sò, hàu

Các loại hải sản vỏ cứng như sò, hàu, trai chưa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin C, kẽm, sắt, protein,… phù hợp cho mẹ bầu bổ sung trong thời kỳ mang thai.

Tuy nhiên, cần lưu ý không nên ăn nhiều hải sản để tránh nhiễm thủy ngân, gây nguy hiểm cho thai nhi. Đồng thời, tham khảo thêm ý kiến từ các chuyên gia để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Nếu như khi ăn khải sản có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và xử lý kịp thời.

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc có thai ăn bạch tuộc được không và ăn hàu được không. Ngoài ra, nếu như còn bất kỳ vấn đề nào khác chưa rõ hãy để lại bình luận.

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *