Xin Chào! Blog Hoàn Mỹ cập nhật kiến thức sức khoẻ A - Z
329 lượt xem

Có thai ăn mận Hà Nội được không và ăn hồng giòn được không?

Mận Hà Nội và hồng giòn là những loại trái cây đặc trưng của miền Bắc. Đến mùa lại lên, mận Hà Nội và hồng giòn với hương vị riêng biệt, hấp dẫn và được rất nhiều chị em yêu thích. Tuy nhiên khi mang thai, thì có những loại thực phẩm mà bà bầu cần hạn chế ăn, vì vậy mà bà bầu băn khoăn không biết có thai ăn mận Hà Nội được không và ăn hồng giòn được không? Cùng Blog sức khoẻ Hoàn Mỹ Breast Care tìm hiểu ngay những nội dung dưới đây để cùng tìm ra câu trả lời nhé.

CÓ THAI ĂN MẬN HÀ NỘI ĐƯỢC KHÔNG?

+ Mang thai ăn mận Hà Nội được không?

Mận Hà Nội hay mận Bắc là một trong những loại trái cây mùa hè rất hấp dẫn, chua chua ngọt ngọt được lòng rất nhiều người, lại có giá cả phù hợp nên được rất nhiều người yêu thích.

Thực tế thì bà bầu trong thời gian mang thai hoàn toàn có thể ăn mận được. Tuy nhiên trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ hoặc những bà mẹ có tiền sử bệnh tiêu hoá, dạ dày… thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng mận, để đảm bảo an toàn cho bà mẹ và cả sự phát triển của thai nhi.

+ Bà bầu ăn mận Hà Nội có lợi ích như thế nào?

  • Bù nước cho cơ thể

Trung bình cứ 100g mận Hà Nội sẽ có chứa khoảng 94g nước. Như vậy nếu ăn mận Hà Nội khi mang thai, sẽ giúp bà mẹ bổ sung thêm chất lỏng cho cơ thể. Đặc biệt là tình trạng cơ thể thường xuyên mất nước dẫn đến bà mẹ hay bị đau đầu, chóng mặt…

  • Tăng cường hấp thu sắt

Trong thời gian mang thai, cơ thể bà mẹ có nhu cầu máu tăng cao hơn gấp đôi bình thường. Như vậy mà nhu cầu về sắt để sản xuất hồng cần cũng tăng cao hơn.

Nếu bà mẹ thường xuyên ăn mận trong thời gian mang thai, sẽ giúp cơ thể tăng cường hấp thu sắt. Bởi trong thành phần của mận có hàm lượng vitamin C rất lớn sẽ giúp cơ thể tăng cường hấp thu sắt, tại điều kiện thuận lợi cho quá trình sảm xuất hồng cầu cho cơ thể.

  • Tốt cho hoạt động của hệ tim mạch

Trong thành phẩn của mận có chứa hàm lượng Kali cao, khoảng 157 mg. Kali là một trong những khoáng chất cần thiết và quan trọng đối với hoạt động của hệ tim mạch. Hàm lượng kali của mận sẽ giúp cơ thể điều hoà huyết áp ổn động, và hạn chế cũng như phòng ngừa huyết áp cao mà rất nhiều bà mẹ gặp phải trong thời gian mang thai.

Không chỉ vậy kali còn có tác dụng làm giảm những cơn đau nhức, và giảm tình trạng bị chuột rút trong quá trình mang thai. Như vậy kali là trong những khoáng chất cần thiết với bà bầu. Trung bình mỗi ngày bà bầu cần 2000 mg kali, như vậy là tương đưỡng với khoảng 10 quả mận Hà Nội.

  • Cải thiện tình trạng nôn và ốm nghén

Trong những tháng đầu tiên của thai kỳ, đa phần bà bầu đều sẽ trải qua quá trình ốm nghén, có thể xuất hiện những biểu hiện khó chịu như: ợ chua, nôn, buồn nôn, chán ăn…

Những trái mận Hà Nội chua chua sẽ giúp bà bầu cải thiện và bớt những cơn buồn nôn do ốm nghén gây ra. Đồng thời cũng sẽ giúp bà mẹ cải thiện vị giác, kích thích ăn uống và ăn ngon miệng hơn.

CÓ THAI ĂN HỒNG GIÒN ĐƯỢC KHÔNG?

+ Mang thai có ăn hồng giòn được không?

Hồng giòn là một trong những loại trái cây bồ dưỡng với hàm lượmng vitamin cao, có thể đáp ứng đến khoảng 80% nhu cầu vitamin C của cơ thể mỗi ngày. Hồng giòn cũng tác dụng cung cấp khoánh chất cần thiết cho hoạt động sản xuất tiểu cẩu, cũng như nâng cao chức năng của hện miễn dịch.

Mang thai có ăn hồng giòn được không? Thực tế thì bà bầu và phụ nữ đang cho con bú là những đối tượng nên hạn chế ăn hồng giòn và cả hồng bình thường khác cũng vậy.

Như vậy, trong thời gian mang thai để đảm bảo an toàn nhất thì tốt nhất bà bầu không nên ăn hồng giòn, và cả các loại hồng đỏ khác cũng vậy.

+ Vì sao không nên ăn hồng giòn khi mang thai và cho con bú?

  • Giảm khả năng hấp thu sắt của cơ thể

Trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ cần nhiều máu hơn rất nhiều. Bởi vậy mà nhu cầu bổ sung sắt cho cơ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất hồng cầu được thuận lợ hơn là rất cần thiết và quan trọng.

Mà một số thành phần có trong hồng giòn lại làm gián đoạn hoặc cản trở quá trình hấp thu sắt của cơ thể. Tanin trồng hồng giòn khi gặp sắt sẽ tạo ra phản ứng kết tủa, khiến cơ thể không hấp thu được sắt.

  • Gây ra một số những tác dụng phụ

Ăn hồng giòn với lượng nhiều có thể gây ra tình trạng đâu nửa đầu, buồn nôn, kích thích dạ dày và gây hại hoặc làm tổn thương đến gan thận…

Như vậy nếu bà mẹ có tiền sử mắc bệnh về tiêu hoá, dạ dày, đường ruột, bệnh trĩ… thì nên hạn chế ăn hồng giòn. Bởi hàm lượng tanin từ hồng sẽ khiến tình trạng của những bệnh này trở nên nặng hơn và nghiêm trọng hơn.

Thậm chí nếu bạn ăn quá nhiều hồng giòn còn có thể khiến cơ thể bạn gia tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư liên quan đến vòm họng, họng hoặc mũi…

  • Không nên ăn quá nhiều hồng giòn

Thực tế bà bầu có thể ăn được hồng giòn trong thời gian mang thai, tuy nhiên không nên ăn nhiều và cũng không nên ăn quá thường xuyên. Mức độ được phép ăn là từ 50-100g/lần.

Chỉ được ăn hồng khi đã ăn bữa chính và bụng đã no, khi ăn thì nên nhai thật kỹ. Đồng thời chỉ nên ăn hồng chín, tuyệt đối không ăn những quả hồng chưa chín hẳn.

LƯU Ý ĐỂ ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO BÀ BẦU KHI ĂN MẬN HÀ NỘI, HỒNG GIÒN

+ Những lưu ý khi bà bầu ăn mận Hà Nội

  • Không ăn quá nhiều mận

Mang thai ăn mận Hà Nội được không? trong thời gian mang thai bà bầu có thể ăn được mận Hà Nội hay chính là mận bắc. Nhưng chú ý là không nên ăn quá nhiều và cũng không nên ăn quá thường xuyên.

Vào mùa mận, bà bầu có thể ăn từ 5-7 quả mận mỗi ngày.

  • Không ăn mận khi bụng đang đói

Mận thường có vị chua và hàm lượng vitamin C rất cao, ăn mận khi đang đói thì hàm lượng vitamin C sẽ khiến dạ dày cũng như hệ tiêu hoá bị kích ứng, tổn thương. Đặc biệt bà mẹ nên ăn mận không và hạn chế chấm muối quá mặn. Bà bầu cũng có thể kết hợp mận với những loại trái cây ngọt khác đề dễ ăn hơn.

  • Nên ăn mận tươi và ăn cả vỏ

Bà bầu nên chọn mua những loại mận tươi, ngâm rửa thật kỹ và nên ăn cả vỏ của mận. Bởi hàm lượng chất chống oxy hoá lại nằm ở phần vỏ của những trái mận Hà Nội. Vì vậy bà bầu nên ăn cả vỏ, không cần gọt bỏ, nhưng cần ngâm rửa kỹ để đảm bảo an toàn vệ sinh.

+ Những lưu ý khi bà bầu ăn hồng giòn

  • Chỉ nên ăn những trái hồng chín kỹ

Với bà bầu bạn chỉ nên ăn những loại hồng đã chín kỹ. Bởi những trái hồng chưa chín kỹ thường có hàm lượng tanin cao hơn so với những trái đã chín. Như vậy chúnh có thể khiến cơ thể không thể hấp thu được sắt vào cơ thể. Với bà bầu có thể gây ra tình trạng buồn nôn, đau nửa đầu…

  • Không nên ăn quá nhiều hồng

Đốui với người bình thường bạn cũng nên ăn hồng với một lượng vừa phải. Và bà bầu cũng vậy, bạn không nên ăn quá nhiều hồng, đặc biệt là loại hồng giòn, chưa chín kỹ.

Mẹ bầu chỉ nên ăn 1-2 miếng hồng nhỏ mỗi lần và cũng không nên ăn quá thường xuyên.

  • Không ăn khi bụng đang đói

Bà bầu lưu ý tuyệt đối không ăn hồng vào lúc bụng đang đói. Tốt nhất là nên ăn sau bữa ăn khoảng 1-2 tiếng. Khi ăn thì nên nhai thật kỹ, nên chọn những quả chín, có vị ngọt, nếu thấy quả hồng có vị hơi chát hoặc chát thì không nên ăn.

Khi ăn thì nên gọt vở sâu một chút để loại bở bớt tanin và các hoá chất bảo vệ thực vật.

  • Không ăn hồng nếu bà bầu có mắc các vấn đề về dạ dày, hệ tiêu hoá

Nếu bà bầu có bệnh về dạ dạy như: đau dạ dày, viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày, trĩ… thì tuyệt đối không nên ăn hồng. Khi ăn hồng chúng có thể khiến tình trạng của những bệnh này bị nặng hơn, thậm chí hồng còn khiến bạn bị tắc ruột, táo bón hoặc ngược lại có thể khiến bạn bị tiêu chảy, buồn nôn hoặc làm cho tình trạng ốm nghén diễn ra nặng nề hơn.

MỘT SỐ NHỮNG MÓN ĂN HẤP DẪN TỪ MẬN HÀ NỘI CHO BÀ BẦU

Trong thời gian mang thai bà bầu có thể ăn được mận. Ngoài ăn trực tiếp ra thì bà bầu cũng có thể tham khảo một số cách ăn mận hấp dẫn khác dưới đây nhé:

  • Nước ép mận

Mận tươi bạn có thể ép lấy nước cốt, pha thêm nước và chút đường hoặc một chút mật ông để giảm bớt vị chua của mận và dễ uống hơn thì có thể thêm 1-2 viên đá nhỏ. Lưu ý là khi ép nước bạn nên bỏ hết hạt ra trước khi ép nhé.

  • Sinh tố mận

Để có thể sử dụng cả phần thịt của qua mận và không phải bỏ đi như nước ép mận, thì bạn có thể thử món sinh tố mận.

Sinh tố mận không chỉ giúp bạn bổ sung thêm vitamin C và chất xơ không hoà tan cho cơ thể, tốt cho hệ tiêu hoá mà còn là món đồ uống mùa hè rất hấp dẫn.

Để làm món sinh tố mận bạn cũng bỏ hết hạt, có thể bỏ vỏ trước khi xay sinh tố. Ngoài ra bà mẹ có thể thêm vài lá bạc hà để sinh tố mận thêm màu sắc và có hương thơm hấp dẫn hơn.

  • Mứt mận

Bà bầu cũng có thể tự làm mứt mận để ăn với bánh mì cũng rất hấp dẫn và đơn giảm.

Bạn chuẩn bị khoảng 500g mận, sơ chế sạch sẽ, bỏ hạt và sên với 100g đường ở lửa nhỏ. Bạn sên đến khí mận ra nước, mềm và hơi sệt lại thì tắt bếp và cho vào hũ hoặc lọ thuỷ tinh để bảo quản.

Như vậy có thai ăn mận Hà Nội được không? ăn hồng giòn được không? đã được chia sẻ trong bài viết vừa rồi. Blog sức khoẻ Hoàn Mỹ Breast Care hy vọng từ những chia sẻ này bà mẹ đã tìm được câu trả lời cho thắc mắc trên, đồng thời có thể giúp bà mẹ có thêm những kiến thức mới để có một thai kỳ khoẻ mạnh và an toàn.

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!

Để lại một bình luận