Xin Chào! Blog Hoàn Mỹ cập nhật kiến thức sức khoẻ A - Z
356 lượt xem

Có thai ăn khoai mì được không và ăn mắm nêm được không?

Chế độ dinh dưỡng khi mang thai là một vấn đề rất quan trọng mẹ bầu cần lưu ý bởi không phải loại thực phẩm nào cũng có lợi cho cơ thể mẹ và sự phát triển của thai nhi. Thậm chí, có nhiều món ăn rất thơm ngon và bổ dưỡng với người bình thường nhưng với phụ nữ có thai lại là cấm kỵ. Vậy liệu có thai ăn khoai mì được không và ăn mắm nêm được không? Nếu bạn cũng đang quan tâm đến vấn đề này, hãy cùng blog sức khoẻ Hoàn Mỹ Breast Care theo dõi nội dung bài viết dưới đây.

KHOAI MÌ LÀ GÌ?

Khoai mì được biết đến là loại cây có nguồn gốc từ Nam Mỹ và rễ khoai mì là bộ phận được sử dụng nhiều nhất của cây vì mang lại nhiều lợi ích. Rễ cây khoai mì rất giàu tinh bột và phát triển lớn dần tạo thành củ khoai mì.

Khoai mì được trồng phổ biến ở các vùng nhiệt đới vì có khả năng chịu được điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Củ khoai mì có chứa hàm lượng calo và carbohydrate dồi dào và thường được sử dụng như một loại lương phẩm của người dân ở những quốc gia kém phát triển. Củ khoai mì có thể được chế biến theo nhiều cách như luộc/hấp chín, nấu chè, nấu xôi hoặc cũng có thể nghiền thành bột để làm bánh… Ngoài ra, củ khoai mì còn được sử dụng làm nguyên liệu chính để sản xuất bột năng dùng trong ẩm thực.

Thêm vào đó, khoai mì còn nổi tiếng với nhiều lợi ích mà nó mang lại cho sức khỏe, đặc biệt là cho những người thường bị dị ứng với ngũ cốc và các loại hạt. Có thể kể đến như:

  1. Cung cấp nguồn năng lượng dồi dào.
  2. Hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa táo bón.
  3. Cải thiện các triệu chứng đau đầu, mỏi mắt.
  4. Hỗ trợ giảm cân.
  5. Giảm huyết áp.
  6. Tẩy giun sán.

Theo nhiều nghiên cứu, khoai mì là thực phẩm rất giàu chất xơ, khoáng chất và một số loại vitamin khác. Cụ thể, trong 100g khoai mì luộc có chứa các thành phần dinh dưỡng như:

  1. Calo: 112
  2. Carbohydrate: 27g
  3. Chất xơ: 1g
  4. Vitamin B1: 20% RDI
  5. Phốt pho: 5% RDI
  6. Canxi: 2% RDI
  7. Vitamin B2: 2% RDI

*RDI là khẩu phần khuyến cáo hằng ngày.

CÓ THAI ĂN KHOAI MÌ ĐƯỢC KHÔNG?

Theo các chuyên gia y tế, trong thành phần của khoai mì có chứa axit cyanhydric (HCN) – loại độc tố khi đi vào cơ thể có thể gây rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm. Loại độc tố này thường tập trung nhiều ở hai đầu củ khoai mì và lớp vỏ. Mặc dù phải đạt đến một lượng nhất định thì axit cyanhydric (HCN) mới gây ngộ độc nhưng đối với cơ thể phụ nữ có thai thường nhạy cảm hơn người bình thường thì lại có tính nguy hiểm cao. Lượng axit cyanhydric (HCN) trong khoai mì cao hay thấp sẽ tùy thuộc vào từng giống khoai. Nếu lượng độc tố này dưới 20mg thì có thể gây ngộ độc nhưng nếu HCN từ 50mg trở lên thì có thể đe dọa tính mạng. Vì vậy, tốt nhất phụ nữ có thai không nên ăn khoai mì.

Tuy nhiên, nếu mẹ bầu quá thèm ăn khoai mì thì chỉ nên ăn một lượng rất ít và cần phải biết sơ chế đúng cách để tránh nhiễm độc gây hại cho sức khỏe của mẹ và bé. Trước khi chế biến chín khoai mì, chị em cần lột sạch vỏ và loại bỏ hai đầu và sau đó ngâm khoai mì trong nước khoảng 1 tiếng. Bên cạnh đó, nên mở nắp nồi khi luộc khoai mì để độc tố có thể theo đó bay hết ra ngoài.

MẮM NÊM LÀ GÌ?

Nhắc đến mắm nêm là chúng ta có thể nghĩ ngay đến đặc sản miền Trung. Người miền Trung thường có thói quen làm mắm nêm để dành ăn cho những ngày có thời tiết xấu như trời mưa, bão không đi ra được ngoài chợ, ngoài đồng hay ra khơi.

Mắm nêm là sản phẩm được chế biến bằng cách lên men từ việc ướp muối con cá (con nêm) cùng với một số nguyên liệu khác như đường, thơm (khóm), thính,….

Con nêm có thể được tách xương hoặc để nguyên xương, và cũng có thể sử dụng nguyên con (như loại cá cơm, cá sơn đỏ,…) hoặc xay nhuyễn (như loại cá trích, cá liệt, cá nục,…).

CÓ THAI ĂN MẮM NÊM ĐƯỢC KHÔNG?

Bún mắm nêm là món ăn yêu thích của rất nhiều người. Món ăn này gồm có bún tươi kết hợp với các loại rau sống, thịt và trộn cùng mắm nêm ăn rất đưa miệng và do đó, chị em hay thắc mắc băn khoăn rằng có thai ăn mắm nêm được không? Trả lời cho câu hỏi này, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết đa phần các loại mắm nêm đều chưa được nấu chín và chính vì vậy, mẹ bầu có thể gặp phải nguy cơ tiêu chảy, đau bụng nếu ăn nhiều. Đặc biệt, thành phần của món mắm nêm thường được thêm trái dứa (thơm) băm nhỏ, trong khi đó đây là một trong những trái cây mà mẹ bầu 3 tháng đầu nên tuyệt đối kiêng kỵ vì có thể dẫn đến tình trạng sảy thai.

LỜI KHUYÊN TỪ CHUYÊN GIA: CÓ THAI KHÔNG NÊN ĂN GÌ ĐỂ ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO SỨC KHỎE CỦA MẸ VÀ THAI NHI?

Các chuyên gia khuyên mẹ bầu nên tránh xa một số loại thực phẩm sau trong quá trình mang thai:

+ Đồ ăn quá mặn

Lượng muối ăn hàng ngày có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ tăng huyết áp. Vì vậy, nếu phụ nữ có thai ăn đồ ăn quá mặn sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh tăng huyết áp – một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiễm độc thai nghén 3 tháng cuối thai kỳ. Do đó, để đảm bảo có một thai kỳ an toàn, các mẹ bầu không nên ăn đồ ăn quá mặn mà chỉ nên tiêu thụ khoảng 6g muối/ngày.

+ Đồ ngọt

Chức năng thải đường ở thận của phụ nữ sẽ giảm khi mang thai. Do đó, việc ăn đồ ngọt quá nhiều và thường xuyên sẽ làm cho đường máu tăng cao, khiến thận phải làm việc quá tải và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

+ Thức ăn nhiều dầu mỡ

Nhiều nghiên cứu y học đã chỉ ra rằng ung thư vú và ung thư cổ tử cung có khả năng di truyền qua các thế hệ trong gia đình. Nếu phụ nữ mang thai tiêu thụ thức ăn nhiều dầu mỡ trong thời gian dài thì con cái sau này sẽ có nguy cơ mắc các bệnh ung thư đường sinh dục.

+ Các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao

Một số loại cá chứa hàm lượng thủy ngân cao như: cá thu, cá ngừ, các loại cá đóng hộp,… được chuyên gia khuyến cáo không nên sử dụng trong thai kỳ bởi nếu ăn thường xuyên sẽ làm tích tụ thủy ngân trong cơ thể, dẫn đến tổn thương đến hệ thần kinh và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

+ Thịt nướng, thịt xông khói

Đây là những món ăn rất được ưa chuộng bởi hương vị thơm ngon và thường được nướng bằng than hay chất đốt. Tuy nhiên, khi đốt than như vậy sẽ tạo ra một loại chất độc nhiễm vào thức ăn và có khả năng dẫn đến ung thư. Do đó, các chuyên gia khuyên phụ nữ có thai nên hạn chế ăn các loại thực phẩm là đồ nướng để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả mẹ và bé.

+ Các loại thịt cá sống, tái

Các món ăn còn sống hay nấu tái như bò bít tết, sushi, thịt cá có nguy cơ gây ngộ độc cho thai phụ bởi chúng đều có chứa các loại vi khuẩn gây hại như: salmonella, toxoplasmosis, coliform,…

+ Các loại thịt chế biến sẵn

Các thực phẩm chế biến sẵn rất tiện lợi và có hương vị thơm ngon như thịt nguội, giăm bông, xúc xích,… đều có khả năng chứa vi khuẩn listeria, do đó khiến thai phụ phải đối diện với nguy cơ sảy thai cao. Do đó, mẹ bầu nên hạn chế ăn những thực phẩm này.

+ Cà phê, đồ uống có cồn

Nhiều nghiên cứu y học đã cho thấy kết quả rằng phụ nữ mang thai, đặc biệt là mang thai trong ba tháng đầu, uống cà phê thường xuyên sẽ có nguy cơ gây sảy thai cao. Hơn nữa,, cà phê cũng có khả năng làm thay đổi quá trình phát triển bình thường của bé trong giai đoạn này. Vì vậy, mẹ bầu cần hạn chế uống cà phê trong thai kỳ. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên tránh sử dụng các thức uống có cồn như rượu bia – một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên những dị tật  bẩm sinh cho thai nhi, nhất là sự phát triển của não bộ.

+ Một số loại trái cây

Dứa

Các chuyên gia khuyến cáo bà bầu mới mang thai 3 tháng đầu nên tránh xa ăn loại trái cây này. Theo nghiên cứu, trong quả dứa có chứa chất bromelain – thành phần có khả năng làm mềm tử cung và có thể kích thích co bóp tử cung. Đặc biệt là những trái dứa xanh có chứa hàm lượng chất bromelain là rất cao. Do đó, phụ nữ mang thai, nhất là 3 tháng đầu nên hạn chế ăn dứa để phòng tránh nguy cơ sảy thai. Để đảm bảo an toàn nhất có thể, phụ nữ mang thai chỉ nên ăn loại quả này trong thời gian cuối thai kỳ hoặc đã quá ngày sinh.

Nhãn

Nhãn là loại trái cây có hương vị ngọt ngào đặc trưng nên được khá nhiều chị em phụ nữ yêu thích. Tuy nhiên, nhãn lại là loại quả các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu không nên ăn trong quá trình mang thai bởi ăn nhiều sẽ gây nóng trong và từ đó dẫn đến tình trạng động thai, đau tức bụng dưới, ra huyết, đau bụng, nghiêm trọng hơn là gây tổn thương thai khí và có nguy cơ gây sảy thai.

Đu đủ

Đu đủ chính là một trong những loại thực phẩm gây sảy thai phổ biến và nguy hiểm nhất mà mẹ bầu cần tuyệt đối tránh trong khi mang thai. Nhiều trường hợp mẹ bầu do thiếu kinh nghiệm, thiếu hiểu biết nên trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ đã sử dụng đu đủ xanh để làm các món ăn bồi dưỡng và các chuyên gia cho biết điều này khá nguy hiểm. Nguyên nhân là do trong đu đủ xanh chứa rất nhiều enzyme có thể gây co thắt tử cung với hậu quả là gây sảy thai.

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc có thai ăn khoai mì được không và ăn mắm nêm được không?. Hoàn Mỹ Breast Care hy vọng hữu ích với bạn đọc. Mọi thắc mắc về vấn đề này, các bạn hãy vui lòng để lại bình luận cuối bài

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!

Để lại một bình luận