Xin Chào! Blog Hoàn Mỹ cập nhật kiến thức sức khoẻ A - Z
389 lượt xem

Sau sinh có ăn rau muống được không?

Rau muống không chỉ là loại rau có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon mà nó còn là một cây thuốc nam quý được ứng dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Mặc dù vậy cũng có nhiều mẹ thắc mắc không biết sau sinh có ăn rau muống được không? Hãy cùng các chuyên gia blog sức khoẻ Hoàn Mỹ Breast Care giải đáp chi tiết vấn đề này qua nội dung bài viết dưới đây.

Thành phần dinh dưỡng của rau muống

Rau muống chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như: protit, tro, xenlulozo, muối khoáng với hàm lượng cao như canxi, photpho, sắt, vitamin C, vitamin B1, vitamin B2, vitamin PP. Ngoài ra còn chứa nhiều chất nhầy.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, rau muống rất ít calo, trong 100g rau muống tươi chỉ chứa khoảng 19 calo và chất béo. Trong lá và thân của rau muống chứa nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin A.

Ngoài ra, thành phần của rau muống còn nổi bật với các khoảng chất khác nhau cùng nhiều chất chống oxy hóa phenolic như carotene, lutein, xanthine, crytoxanthin.

Các khoáng chất đa dạng như: canxi, kali, sắt, magie, mangan, photpho,…. Trong đó, canxi và magie là hai khoáng chất trực tiếp tham gia vào quá trình khoáng hóa xương và răng, giúp cho tim hoạt động nhịp nhàng.

Lợi ích của rau muống đối với phụ nữ sau sinh

Đây là loại rau chứa nhiều khoáng chất và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể nên ăn rau muống sẽ mang đến nhiều lợi ích bất ngờ cho sức khỏe:

  1. Ngăn ngừa thiếu máu: Trong rau muống chứa nhiều axit folic và hàm lượng sắt phù hợp với những người gặp tình trạng thiếu máu và bổ sung năng lượng bị mất khi sinh nở.
  2. Giảm viêm: Thành phần axit folic trong rau muống giúp hạn chế tình trạng sưng, nhiễm trùng ở vết thương, đặc biệt là nó còn hỗ trợ loại bỏ tình trạng chán ăn, buồn nôn.
  3. Hạn chế táo bón và bệnh trĩ: Sau sinh phụ nữ sẽ gặp tình trạng táo bón, nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến bệnh trĩ. Nhờ hàm lượng chất xơ cao có trong rau muống giúp tiêu hóa tốt, có lợi cho đường ruột và tránh tình trạng táo bón, nguy cơ mắc bệnh trĩ cao.
  4. Hỗ trợ giảm đau sau sinh: Glycolipid trong rau muống sẽ giúp giảm những cơn đau thường xuyên xuất hiện sau sinh và hạn chế tình trạng sưng viêm.
  5. Giúp hệ xương khớp chắc khỏe: Hàm lượng canxi trong rau muống sẽ giúp cho hệ xương khỏe mạnh, tăng cường sức khỏe cho xương và răng sau sinh.
  6. Tốt cho đôi mắt: Sử dụng rau muống thường xuyên sẽ làm giảm các nguyên nhân gây bệnh đục thủy tinh thể do chứa lượng vitamin A dồi dào cùng beta carotene.
  7. Giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ: Trong rau muống chứa các chất chống oxy hóa, giảm lượng cholesterol bị oxy hóa trong máu, hạn chế tình trạng đau tim, nghẽn động mạch.

Sau sinh có ăn rau muống được không?

Với những lợi ích của rau muống được chia sẻ như trên, mẹ sau sinh hoàn toàn có thể ăn rau muống để cơ thể khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, với những người vừa sinh xong lại không nên ăn rau muống với nó có thể khiến vết thương hình thành sẹo lồi với những mẹ sinh thường thì ảnh hưởng tới vết khâu tầng sinh môn, còn đối với mẹ sinh mổ sẽ tác động đến vết thương ở bụng.

Theo kinh nghiệm dân gian, nếu ăn rau muống ngay sau sinh sẽ có khả năng hình thành sẹo lồi, đặc biệt là sinh mổ phải chịu những vết thương lớn nhỏ. Nếu sử dụng rau muống trong khẩu phần ăn hằng ngày sẽ khiến vết thương, vết mổ khó lành hơn, gây đau rát và nguy hiểm hơn là để lại sẹo lồi lõm, ngứa rát gây mất thẩm mỹ cho các mẹ. Vì vậy, các mẹ sau sinh nên kiêng rau muống triệt để đến khi sức khỏe được bình phục. Mẹ sinh thường có thể ăn rau muống sau 3 tháng sinh, còn mẹ sinh mổ phải kiêng rau muống hoàn toàn cho tới khi vết thương hồi phục hoàn toàn.

Các chất dinh dưỡng ở trong rau muống khi bôi vào sẽ tác động tới mô da, kích thích tăng sinh các sợi collagen. Các sợi này sắp xếp lộn xộn tạo thành mô lồi lõm không như mô da ban đầu và tạo thành sẹo.

Bên cạnh đó, rau muống có tính hàn, có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của phụ nữ sau sinh, gây lạnh bụng, đi ngoài nhiều. Nếu muốn ăn rau muống, mẹ nên kiêng ít nhất 3 tháng đầu hoặc đợi đến khi các vết thương do sinh nở lành hẳn.

Ăn rau muống có mất sữa không?

Thực tế, chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh ăn rau muống gây mất sữa. Mẹ hoàn toàn có thể ăn rau muống mà không cần lo đến việc giảm sữa hay mất sữa. Tuy nhiên, về sức khỏe và thẩm mỹ thì chị em không nên ăn rau muống khi mới sinh xong.

Khi ăn rau muống, mẹ nên tìm mua rau từ những nguồn uy tín, vì đây là loại rau thường được phun thuốc nhiều. Môi trường phát triển của rau muống là nơi dễ bị các loại ký sinh trùng sống. Vì vậy, nếu chế biến rau muống không kỹ, sẽ rất dễ khiến chị em mắc các bệnh đường ruột như giun sán, tiêu chảy,…

Chú ý lựa chọn những loại rau lợi sữa như rau ngót, rau mồng tơi, rau đay,… giúp mẹ sau sinh gọi sữa về nhanh chóng và dồi dào. Ngoài ra, mẹ sau sinh nên kiêng các thực phẩm làm mất sữa để tránh làm giảm chất lượng và số lượng sữa, đồng thời tăng cường vi chất qua các viên uống mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu của cơ thể mẹ và bé.

Đối với những sản phụ sinh thường, nên đợi ít nhất 3 tháng sau sinh mới ăn rau muống. Trường hợp sinh mổ thì phải đợi vết thương lành hẳn khoảng 6- 7 tháng rồi mới được sử dụng loại rau này. Ngoài ra, các mẹ có thể quan sát vết thương lành nhanh hoặc chậm, khi đã lành hẳn thì có thể ăn như thường.

Những loại rau sau sinh không nên ăn

Để đảm bảo nguồn sữa mẹ chất lượng, chị em sau sinh nên kiêng những loại rau sau đây:

  • Lá lốt

Loại rau này thường được dùng khi mẹ cai sữa. Dùng lá lốt sẽ làm sữa tự tiêu, không gây khó chịu, căng nhức. Do đó, với chị em đang cho con bú thì không nên ăn các món có lá lốt để tránh gây tắc sữa.

  • Bạc hà

Một trong những loại rau bà đẻ không nên ăn đó là bạc hà. Loại rau này được biết đến công dụng làm giảm đau đầu, tăng thư giãn cơ thể. Tuy nhiên, mẹ ăn bạc hà có thể làm thay đổi mùi vị sữa khiến trẻ khó chịu, dẫn đến lười bú. Bên cạnh đó, việc sử dụng lá bạc hà trong thời gian dài cũng khiến lượng sữa bị giảm dần. Vì vậy, phụ nữ sau sinh nên hạn chế sử dụng loại rau này.

  • Bắp cải

Trong danh sách những loại rau không nên ăn khi cho con bú không thể thiếu bắp cải. Loại rau này có tính hàn, gây ức chế quá trình tiết sữa, khiến mẹ không có đủ sữa cho bé bú. Vì vậy, mẹ nên hạn chế ăn bắp cải, chỉ nên ăn một lượng nhỏ để đảm bảo lượng sữa cho con.

  • Măng

Trong măng có chứa hàm lượng cyanide rất cao. Khi đi vào cơ thể, chúng sẽ chuyển hóa thành cyanhydric (HCN), đây là một chất cực độc, có thể gây ngộ độc cho cơ thể. Bên cạnh đó, mẹ ăn măng còn làm thay đổi mùi vị sữa, khiến bé bú khó chịu. Để đảm bảo nguồn sữa cho bé, mẹ nên loại bỏ thực phẩm này khỏi khẩu phần ăn của mình.

  • Rau muống

Rau muống là một trong những loại rau mà chị em sau sinh không nên ăn. Bởi nó có tính hàn, trong khi đo mẹ mới sinh cơ địa chòn yếu, dễ gây đầy bụng hoặc lạnh bụng. Đồng thời, với những mẹ sinh mổ, ăn rau muống còn có thể khiến vết thương lâu lành và gây sẹo lồi.

  • Mướp đắng

Mặc dù mướp đắng là thực phẩm giàu vitamin C thuộc top đầu, có tác dụng tăng cường sức đề kháng, giải độc, nhanh nhiệt rất tốt. Nhưng trong mướp đắng chứa thành phần vicine gây co thắt bụng, ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp sữa. Bên cạnh đó, mẹ ăn nhiều mướp đắng có thể gây tác động đến dạ dày, dẫn đến nguy cơ tiêu chảy. Do đó, mẹ sau sinh nên hạn chế ăn mướp đắng để tránh ảnh hưởng đến chất lượng sữa.

  • Rau mùi

Rau mùi tây là loại rau gia vị được sử dụng phổ biến trong các bữa ăn. Tuy nhiên, đây lại là một trong những loại rau bà đẻ không nên ăn. Theo chuyên gia, tiêu thụt nhiều rau mùi tây trong bữa ăn có thể khiến mẹ bị mất sữa. Bên cạnh đó, mùi vị lạ của rau mùi tây còn khiến bé bỏ bú, chán bú.

  • Rau răm

Rau răm được biết đến với tác dụng bổ huyết, điều kinh, chữa rong huyết, sản dịch. Tuy nhiên, ăn quá nhiều rau răm cũng khiến mẹ bị mất sữa. Vì vậy, mẹ cần ăn uống một cách hợp lý, tránh lạm dụng, gây ảnh hưởng không tốt tới bé.

Phụ nữ sau sinh nên ăn gì?

  1. Đa dạng loại thức ăn: Nên ăn chế độ cân bằng hoa quả, ngũ cốc, thực phẩm protein.
  2. Uống nhiều nước: Cơ thể phụ nữ sau sinh cần nhiều chất lỏng, đặc biệt là những người đang cho con bú. Có thể uống nước lọc ấm, nước ép trái cây, sữa,….
  3. Thực phẩm giàu protein: Những thực phẩm như sữa, phô mai, sữa chua thịt, cá,… chứa nhiều protein giúp hồi phục sau sinh và giữ cơ thể khỏe mạnh.
  4. Ăn hoa quả: Nên ăn nhiều hoa quả, rau để cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết giúp chị em tăng cường sức khỏe và ngăn ngừa táo bón.
  5. Các loại hạt: Lúa mì, gạo, yến mạch, bột ngô, lúa mạch và các loại ngũ cốc khác thuộc danh mục này.  Bánh mì nguyên chất rất giàu axit folic – một chất dinh dưỡng mà bé cần trong vài tháng đầu. Ngoài ra, nó cũng có chất sắt bảo vệ chống thiếu máu và chất xơ đảm bảo hệ tiêu hóa của chị em vẫn khỏe mạnh.
  6. Rau: Xen kẽ các loại rau có màu xanh đậm, màu đỏ như: bông cải xanh, rau bina. các loại đậu,… chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin A tốt cho cả mẹ và bé.
  7. Cá hồi: Đây là một thực phẩm giàu dinh dưỡng cho các bà mẹ mới sinh. Cá hồi có chứa DHA – một chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển hệ thần kinh của bé. Cá hồi cũng có thể giúp giải tỏa tâm trạng của mẹ tránh âu lo, trầm cảm sau sinh.

Trên đây là những thông tin giải đáp sau sinh có ăn rau muống được không. Ngoài ra, nếu như còn bất kỳ vấn đề nào khác chưa rõ hãy để lại bình luận

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!

Để lại một bình luận